Chim Việt Cành Nam          [   Trở Về   ]         [ Trang chủ ]            [   Tác giả  ] 
 
Giống Chim Biển Tí hon vùng Nam Bán Cầu
(The Little Penguins)

Sóng Việt Đàm Giang

Các trang quảng cáo du lịch Úc Châu thường nhắc đến chuyện đi thăm những chú penguins tí hon ở đảo Phillip là một chuyện không thể thiếu khi đi du lịch Úc châu và Tân Tây lan. Họ gọi sự kiện này là cuộc diễn hành của các chú penguin tí hon (Penguin Parade)

Khách có thể đến đảo Phillip bằng nhiều phương tiện, hoặc đường bộ qua ngả Melbourne qua South Eastern Freeway đi cỡ một tiếng hay bằng tàu nhỏ chở đến đảo nếu đi thăm từ những tầu lớn du lịch trên biển.

Những chú penguin tí hon, hay ngày trước được gọi là những chú penguin thần tiên, thường đi ngang qua bãi biển Summerland để trở về tổ nằm dưới những cồn cát. Sau một ngày vẫy vùng dưới nước vùng biển chung quanh Phillip Island, đoàn penguins trở về nhà vào buổi chiều khi trời chạng vạng tối. Du khách có thể quan sát đoàn penguins này rất gần từ vài chục thước đến 1-2 thước tây cho đến tận tổ của chúng.
 

nơi có dẫy ghế bằng gỗ để mọi nguời 
ngồi chờ xem penguins trở về tổ
những chú penguins đầu tiên 
bắt đầu về tổ
đoàn diễn hành kéo nhau về tổ
(Lưu ý: hiện nay, không được phép chụp hình, những hình ảnh đính kèm là hình chính thức do hãng du lịch cung cấp hay đã đuợc du khách chụp từ lâu mang lên internet)

Penguin nhỏ xíu hay penguins thần tiên thuộc giống Eudyptulaminor là những chú penguins nhỏ nhất trong tất cả những loại penguins được biết (17 loại, hay 18 loại nếu gọi loại penguins với cánh có dải trắng là loại riêng biệt). Nếu chúng đứng thẳng lên để đi thì cũng chỉ cao chừng 16-17 inches (từ 40-44 cm). Penguins nhỏ này, nặng cỡ 1000 mg, cũng được gọi là penguin nhỏ màu xanh vì lông có màu xanh chàm. Ngoài loại nhỏ/thần tiên, chúng cũng có thể thuộc loại penguin trên hai cánh kỳ có dải mầu trắng (white-flippered penguins)

Penguins tí hon thích khí hậu ấm áp của vùng biển nam Úc châu, Tasmania và nhiều vùng đảo phía nam Tân Tây lan. Vì chúng cần lên bờ để về tổ nghỉ ngơi qua đêm và lại xuống biển vào sáng sớm ở vùng biển nông gần bờ nên chúng có thể được nhìn thấy dễ dàng. Một thống kê ước lượng có chừng hơn nửa triệu đôi penguins sinh sống ở toàn vùng Úc châu và Tân Tây lan.

Penguins tí hon còn được gọi là korora ở Maori.

Tiếng kêu của giống penguins này cũng có nhiều âm điệu khác nhau tùy theo khi chúng gọi đàn hay tuyên bố chiếm cứ lãnh thổ để làm tổ. Nhân viên làm việc tại trung tâm diễn hành penguins ở đảo Phillip cho hay giống penguins này đẻ trứng từ tháng 9 đến tháng 11, và thường đẻ 2 trứng. Trứng được cả đôi penguin ấp cỡ hơn một tháng thì nở. Penguin nhỏ được penguin bố hay mẹ bảo vệ kỹ lưỡng cỡ 2-3 tuần đầu và được bố hay mẹ penguin nuôi nấng bằng cách kiếm thức ăn ở biển mang về ợ ra qua miệng để cho penguin con ăn. Giống penguins này thường đóng đô ở một nơi và không thay đổi chỗ ở nữa.

Giống penguin nhỏ này thường chỉ lặn sâu cỡ 20 m và chỉ kiếm cá, mực, tôm tép trong vòng 25 km từ bờ biển cách tổ của chúng. Chúng cũng bơi có thể tới 6km/giờ dưới biển.

Vì giống này quá nhỏ nên dễ làm mồi cho những con thú rình mồi ở quanh biển. Ở những vùng biển không được bảo vệ, dân số penguins giảm nhiều đến độ giới chức địa phương phải can thiệp để bảo vệ chúng.

Penguins nhỏ có thể thấy tận mắt trong thiên nhiên như ở Phillip Island, hay trong những sở thú ở Sydney, hay Melbourne, v.v...

Ngoài penguins nhỏ sống ngoài trời trong sở thú, tại vài Aquarium Centre ở Úc và New-Zealand chúng ta có thể thấy loại penguin mắt vàng, hay loại penquin như King hay Pentoo. Tại những trung tâm này, penguins được sống trong những nhà vòm thiết kế có nhiệt độ lạnh như nơi sinh sống của chúng ở vùng đảo sub-Antarctic phía nam Tân Tây lan.
 

Penguin nhỏ sống ngoài trời ở sở thú 
(photo Sóng Việt)

 
 
King Penguins trong nhà kính lạnh 
(photo Sóng Việt)

Có người hỏi rằng đi xem penguin diễn hành có thích không. Với người viết thì đó là một kỷ niệm tuyệt vời. Ngồi trên băng ghế dài trong cái lạnh gió biển, áo ấm, khăn quàng, bao tay, mũ nỉ, nhìn lên trời cao, ngắm chòm sao Nam Thập tự, một chòm sao làm biểu hiệu trên cờ Úc châu, lấp lánh trên bầu rời trong vắt. Rồi nhìn những con penquins nhỏ bé lặng lẽ trồi lên khỏi mặt nước, lạch bạch dễ thuơng đi bộ qua bãi biển để về tổ ấm. Dễ thương và đẹp làm sao.

Sóng Việt Đàm Giang.
21 April 2009