Đàm luận Phật Pháp
- 62 -

In the Buddha’s Words – An Anthology of Discourses from the Pali Canon

Bhikkhu Bodhi (2005)


Những lời Phật dạy – Một bản trích lục các bài giảng từ kinh điển Pali

Tỳ-khưu Bodhi (2005)   

 
ibw.jpg
ibw.jpg
939 * 900
mucluc.jpg
mucluc.jpg
1235 * 868

 

Nguồn:

1)     In the Buddha’s Words - An Anthology of Discourses from the Pali Canon, Bhikkhu Bodhi, 512 pages, US$18.95. ISBN 9780861714919
  http://www.wisdompubs.org/book/buddha%E2%80%99s-words  
   http://www.bookdepository.com/Buddhas-Words-Bhikkhu-Bodhi/9780861714919

2)     E-book: http://budsas.net/sach/en43.zip

Dàn bài

CHƯƠNG II. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

Dẫn Nhập

1. Một Người (AN 1: xiii, 1, 5, 6)

2. Bồ Tát Nhập Thai Và Đản Sinh (MN 123)

3. Tầm Cầu Giác Ngộ

(1) Tầm Cầu Trạng Thái Tối Thượng Của An Bình Siêu Việt (MN 26)

(2) Chứng Đạt Tam Minh (MN 26)

(3) Thành Phố Cỗ Xưa (SN 12:65)

4. Quyết Định Truyền Giảng (MN 26)

5. Bài Pháp Đầu Tiên (SN 56:11)

 

CHƯƠNG II. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

DẪN NHẬP

 Hình ảnh của kiếp nhân sinh trong Kinh tạng, như đã trình bày trong chương trước, là bối cảnh để sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này có tầm mức quan trọng cao cả và sâu sắc. Nếu chúng ta không nhìn Đức Phật trong bối cảnh đa chiều này, trải dài từ những nhu cầu cấp bách và cá nhân trong hiện tại cho đến các nhịp điệu to lớn, tổng quát của toàn thể vũ trụ, bất cứ diễn dịch nào của chúng ta về vai trò của Ngài đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thay vì nắm rõ quan điểm của các vị kết tập kinh điển, các diễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những giả định của chúng ta cũng như của các vị ấy, thậm chí còn nhiều hơn thế. Tùy thuộc vào những thành kiến ​​và thiên hướng của mỗi người, chúng ta có thể chọn để xem Đức Phật như một nhà cải cách đạo đức phóng khoáng từ đạo Bà-la-môn đang thoái hóa, như một nhà nhân bản thế tục tuyệt vời, như một người thực nghiệm cực đoan, như một nhà tâm lý học hiện sinh, như một người cỗ võ thuyết bất khả tri, hoặc là một vị tiên tri của bất kỳ một chủ thuyết tâm linh nào đó theo thị hiếu của mình. Hình như hình ảnh Đức Phật trong kinh điển chỉ là phản ánh cách nhìn về chính chúng ta, không phải là hình ảnh rõ ràng của một bậc Giác ngộ.

Có lẽ trong việc diễn giải một kho tàng văn học tôn giáo cổ xưa, chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn tránh việc đem bản thân và giá trị của mình vào chủ đề chúng ta đang diễn giải. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta có thể không bao giờ đạt được sự minh bạch hoàn hảo, chúng ta có thể hạn chế tác động thiên vị cá nhân trong quá trình diễn giải bằng cách tôn trọng những gì đã ghi trong kinh văn. Khi chúng ta có thái độ tôn kính kinh tạng, khi chúng ta nghiêm túc những gì ghi lại về bối cảnh của sự biểu hiện của Đức Phật trên thế gian, chúng ta sẽ thấy rằng các kinh văn đó đã ghi lại sứ mạng của Ngài trong bối cảnh vũ trụ bao la. Trong bối cảnh của một vũ trụ không có giới hạn về thời gian, một vũ trụ mà trong đó chúng sanh bị bao trong trong bóng tối của vô minh, lang thang bị ràng buộc bởi sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, Đức Phật đi đến như là "người cầm đuốc của nhân loại" (ukkādhāro manussānaṃ), mang lại ánh sáng của trí tuệ. Trong Kinh văn II.1, Ngài xuất hiện trên thế gian là “sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh.”  Sau khi phát hiện ra cho mình sự bình an hoàn hảo của giải thoát, Ngài thắp lên ánh sáng trí tuệ cho chúng ta, cho thấy sự thật chúng ta phải thấy và con đường tu tập đưa đến sự giải thoát.

Theo truyền thống Phật giáo, Đức Phật Gotama không chỉ là một vị duy nhất xuất hiện trên thế gian rồi sẽ biến mất mãi mãi. Ngài là một vị Phật nối tiếp nhiều vị Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, và sẽ còn nhiều vị Phật khác trong tương lai vô thời hạn. Phật giáo Sơ kỳ, ngay cả trong các kinh văn cổ xưa của Kinh tạng Nikāya, thừa nhận có nhiều vị Chánh Đẳng Giác, theo một khuôn mẫu tổng quát ghi lại trong đoạn đầu của bài kinh Đại Duyên (Mahāpadāna Sutta, DN 14, không trình bày trong tập sách nầy). Danh hiệu “Tathāgata, Như Lai” được dùng cho Đức Phật là để chỉ khuôn mẫu cơ bản nầy. Chữ nầy có nghĩa vừa là “đến như thế” (tathā āgata), nghĩa là Ngài đến như những vị Phật quá khứ đã đến; và vừa là “đi như thế” (tathā gata), nghĩa là Ngài đi an bình tối hậu, Niết-bàn, như những vị Phật đã đi.

Mặc dù kinh tạng Nikāya quy định trong bất kỳ hệ thống thế giới nào, trong bất kỳ thời đại nào, chỉ có hiện diện một bậc Chánh Đẳng Giác, sự xuất hiện của các vị Phật gắn liền với sự vận hành của vũ trụ. Như một ngôi sao băng chống lại bóng tối của bầu trời đêm, theo thời gian một vị Phật Chánh Đẳng Giác sẽ xuất hiện trong bối cảnh không gian vô biên và thời gian, thắp sáng bầu trời tâm linh của thế giới, đem ánh sáng trí tuệ đến cho những ai có khả năng nhìn thất các sự thật mà Ngài soi rọi. Một vị trên đường thành được gọi là, trong Pāli, một vị Bodhisatta (Bồ-tát), tiếng Sanskrit gọi là Bodhisattva. Theo truyền thống chung của Phật giáo, Bồ-tát là một người có ước nguyện thành một vị Phật trong tương lai, và đang trải qua một tiến trình thăng hoa tâm ý lâu dài. Với lòng từ bi vô hạn và ý nguyện mạnh mẻ để cứu độ chúng sinh đang đau khổ về sinh tử, vị Bồ-tát phải trải qua nhiều kiếp trên con đường huân tập để phát triển và toàn thiện các đức hạnh cần thiết của một vị Phật. Khi các đức hạnh nầy được phát triển hoàn mãn, Ngài đạt quả vị Phật để truyền bá Giáo Pháp cho thế gian. Một vị Phật phát hiện ra con đường “cổ xưa” đưa đến giải thoát, con đường chư Phật trong quá khứ đã đi qua, đưa đến tự do vô giới hạn của Niết-bàn. Sau khi tìm thấy con đường và đã đi trọn con đường đó, Ngài  truyền dạy đầy đủ cho nhân loại, để nhiều người khác có thể tiến vào con đường giải thoát tối hậu đó.

Tuy nhiên, đó không phải chỉ là chức năng của một vị Phật. Đức Phật thông hiểu và truyền dạy không chỉ là con đường dẫn đến trạng thái giải thoát tối hậu, hạnh phúc toàn hảo của Niết-bàn, mà Ngài còn chỉ ra những con đường dẫn đến các hạnh phúc thiện lành tại thế gian mà chúng sinh vẫn khao khát. Đức Phật truyền dạy con đường tại thế, giúp chúng sinh gieo trồng gốc rễ thiện lành để sinh ra hạnh phúc, hòa bình và an ninh trong cuộc sống thế tục, và đồng thời Ngài cũng truyền giảng con đường siêu thế để giúp chúng sinh hướng đến Niết-bàn. Vì thế, vai trò của Ngài rộng lớn hơn là chỉ tập trung vào các khía cạnh siêu thế qua các lời giảng của Ngài. Ngài không phải chỉ là vị cố vấn của các nhà tu khổ hạnh, không phải chỉ  là một vị thầy dạy các pháp hành thiền và các tuệ minh quán, nhưng Ngài là một vị hướng dẫn Giáo Pháp đầy đủ và thâm sâu nhất: Ngài đã vạch rõ và thiết lập các nguyên tắc cần thiết để giúp chúng ta có một sự hiểu biết đúng và có đời sống đạo đức, cho dù tại thế hay siêu thế. Kinh văn II.1 đã nhấn mạnh chiều hướng vị tha rộng lớn nầy của quả vị Phật, khi đoạn kinh ca ngợi sự xuất hiện của Đức Phật như “một người, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”.

Kinh tạng Nikāya cung cấp hai quan điểm về Đức Phật như một con người, và cần phải cân bằng giữa hai quan điểm này, không bác bỏ một quan điểm nào. Cái nhìn đúng đắn về Đức Phật chỉ có thể phát sinh từ sự kết hợp của hai quan điểm này, cũng như cái nhìn chính xác về một đối tượng có thể phát sinh khi sự ghi nhận từ hai con mắt của ta được kết hợp trong não bộ thành một hình ảnh duy nhất. Một quan điểm, thường xuyên nổi bật nhất trong các sự trình bài hiện đại về Phật giáo, cho thấy Đức Phật như một con người, giống như những người khác, đã phải đấu tranh với các yếu đuối phổ thống của bản chất con người, để đi đến trạng thái của một Đấng Giác Ngộ. Sau khi giác ngộ ở tuổi ba mươi lăm, Ngài sống giữa chúng ta trong bốn mươi lăm năm là một thầy trí tuệ và từ bi, chia sẻ sự thực chứng của của mình với những người khác, và đảm bảo giáo lý của Ngài sẽ vẫn còn tồn tại trên thế gian lâu sau khi Ngài tịch diệt. Đây là một phương diện về bản chất của Đức Phật đã nhận thấy rõ ràng nhất trong kinh tạng Nikāya. Vì điều ấy tương ứng chặt chẽ với những thái độ bất khả tín ngày nay đối với các lý tưởng về niềm tin tôn giáo, nó có một sức hấp dẫn tức thời cho những ai đang nuôi dưỡng bởi các tư tưởng hiện đại.

Một khía cạnh khác của con người Đức Phật có thể có vẻ xa lạ đối với chúng ta, nhưng nổi bật trong truyền thống Phật giáo, và dùng như một nền tảng cho sự sùng tín phổ thông trong Phật giáo. Mặc dù có vị trí thứ yếu trong kinh tạng Nikāya, khía cạnh nầy thỉnh thoảng hiện ra nhưng rất rõ ràng, không thể bỏ qua, bất chấp những nỗ lực của những Phật tử tân thời tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa hay biện minh cho sự hiện diện đó. Trong quan điểm thứ hai nầy, Đức Phật được xem như một trong những vị đã chuẩn bị cho quả vị tối cao trong vô số kiếp quá khứ, và trong kiếp nầy, đã được xác định khi sinh ra sẽ hoàn tất sứ mạng của một vị thầy của toàn thế giới. Kinh văn II.2 là một thí dụ về cách Đức Phật được nhìn từ quan điểm này. Ở đây, vị Phật tương lai từ cõi trời Đâu-suất (Tusita) với đầy đủ ý thức nhập thai vào lòng mẹ; việc thụ thai và đản sinh kèm theo nhiều điều kỳ diệu; các vị thiên thần tôn kính trẻ sơ sinh; và ngay sau khi sinh ra, Ngài đi bảy bước và tuyên bố phận tương lai của mình. Rõ ràng, đối với các nhà biên tập bài kinh đó, Đức Phật đã được xác định sẽ đạt được Phật quả ngay cả trước khi nhập thai, và do đó, cuộc đấu tranh đưa đến giác ngộ là một trận chiến mà kết quả đã được xác định trước. Đoạn cuối cùng của bài kinh, tuy nhiên, trở lại với hình ảnh thực tế của Đức Phật. Những gì Đức Phật được xem là thực sự kỳ diệu, không phải là những phép lạ đi kèm với sự nhập thai và đản sinh, nhưng là chánh niệm và hiểu biết rõ ràng về các cảm thọ, tư tưởng và nhận thức.

-ooOoo-

TRÍCH LỤC

CHƯƠNG II. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

1. MỘT NGƯỜI

“Một người, này các Tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

“Một người, này các Tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-khưu, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.”

(AN 1: xiii, 1, 5, 6; I 22-23)

Ghi chú:

- mắt lớn: great vision, đại kiến

- thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm vô thượng.

 - nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải, biện tài vô ngại giải

- nhiều giới: numerous elements (18 giới)

 

2. BỒ TÁT NHẬP THAI VÀ ĐẢN SINH

  1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇdika (Cấp Cô Ðộc).

  2. Rồi một số rất đông Tỳ-khưu, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

“Thật hy hữu thay chư hiền! Thật vị tằng hữu thay chư hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ – chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy.”

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ānanda nói với các Tỳ-khưu ấy: "Thật hy hữu thay chư hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay chư hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!"

Và câu chuyện giữa các Tỳ-khưu ấy bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu:

–Này các Tỳ-khưu, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?

–Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Hy hữu thay, chư hiền! ... chư Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy". Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ānanda nói với chúng con như sau: "Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!" Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.

Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:

–Do vậy, này Ānanda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.

  3. –Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  4. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  5. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  6. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác này Ānanda, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  7. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

  8. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, bốn vị Thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

  9. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  14. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  15. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ- tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  16. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  17. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  18. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ānanda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nai cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ānanda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  19. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  20. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ānanda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  21. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  22. –Do vậy, này Ānanda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai. Ở đây, này Ānanda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ānanda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

  23. –Vì rằng, bạch Thế Tôn, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

Tôn giả Ānanda nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỳ-khưu hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ānanda nói.

(MN 123, Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp)

 

 [ Home ]

07-07-2014

DLPP - Bai 62 - IBW, Chuong II

Đàm luận Phật Pháp
- 62 -

In the Buddha’s Words – An Anthology of Discourses from the Pali Canon

Bhikkhu Bodhi (2005)


Những lời Phật dạy – Một bản trích lục các bài giảng từ kinh điển Pali

Tỳ-khưu Bodhi (2005)   

 
ibw.jpg
ibw.jpg
939 * 900
mucluc.jpg
mucluc.jpg
1235 * 868

 

Nguồn:

1)     In the Buddha’s Words - An Anthology of Discourses from the Pali Canon, Bhikkhu Bodhi, 512 pages, US$18.95. ISBN 9780861714919
  http://www.wisdompubs.org/book/buddha%E2%80%99s-words  
   http://www.bookdepository.com/Buddhas-Words-Bhikkhu-Bodhi/9780861714919

2)     E-book: http://budsas.net/sach/en43.zip

Dàn bài

CHƯƠNG II. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

Dẫn Nhập

1. Một Người (AN 1: xiii, 1, 5, 6)

2. Bồ Tát Nhập Thai Và Đản Sinh (MN 123)

3. Tầm Cầu Giác Ngộ

(1) Tầm Cầu Trạng Thái Tối Thượng Của An Bình Siêu Việt (MN 26)

(2) Chứng Đạt Tam Minh (MN 26)

(3) Thành Phố Cỗ Xưa (SN 12:65)

4. Quyết Định Truyền Giảng (MN 26)

5. Bài Pháp Đầu Tiên (SN 56:11)

 

CHƯƠNG II. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

DẪN NHẬP

 Hình ảnh của kiếp nhân sinh trong Kinh tạng, như đã trình bày trong chương trước, là bối cảnh để sự xuất hiện của Đức Phật trên thế gian này có tầm mức quan trọng cao cả và sâu sắc. Nếu chúng ta không nhìn Đức Phật trong bối cảnh đa chiều này, trải dài từ những nhu cầu cấp bách và cá nhân trong hiện tại cho đến các nhịp điệu to lớn, tổng quát của toàn thể vũ trụ, bất cứ diễn dịch nào của chúng ta về vai trò của Ngài đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thay vì nắm rõ quan điểm của các vị kết tập kinh điển, các diễn dịch của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những giả định của chúng ta cũng như của các vị ấy, thậm chí còn nhiều hơn thế. Tùy thuộc vào những thành kiến ​​và thiên hướng của mỗi người, chúng ta có thể chọn để xem Đức Phật như một nhà cải cách đạo đức phóng khoáng từ đạo Bà-la-môn đang thoái hóa, như một nhà nhân bản thế tục tuyệt vời, như một người thực nghiệm cực đoan, như một nhà tâm lý học hiện sinh, như một người cỗ võ thuyết bất khả tri, hoặc là một vị tiên tri của bất kỳ một chủ thuyết tâm linh nào đó theo thị hiếu của mình. Hình như hình ảnh Đức Phật trong kinh điển chỉ là phản ánh cách nhìn về chính chúng ta, không phải là hình ảnh rõ ràng của một bậc Giác ngộ.

Có lẽ trong việc diễn giải một kho tàng văn học tôn giáo cổ xưa, chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn tránh việc đem bản thân và giá trị của mình vào chủ đề chúng ta đang diễn giải. Tuy nhiên, mặc dù chúng ta có thể không bao giờ đạt được sự minh bạch hoàn hảo, chúng ta có thể hạn chế tác động thiên vị cá nhân trong quá trình diễn giải bằng cách tôn trọng những gì đã ghi trong kinh văn. Khi chúng ta có thái độ tôn kính kinh tạng, khi chúng ta nghiêm túc những gì ghi lại về bối cảnh của sự biểu hiện của Đức Phật trên thế gian, chúng ta sẽ thấy rằng các kinh văn đó đã ghi lại sứ mạng của Ngài trong bối cảnh vũ trụ bao la. Trong bối cảnh của một vũ trụ không có giới hạn về thời gian, một vũ trụ mà trong đó chúng sanh bị bao trong trong bóng tối của vô minh, lang thang bị ràng buộc bởi sự đau khổ của tuổi già, bệnh tật và cái chết, Đức Phật đi đến như là "người cầm đuốc của nhân loại" (ukkādhāro manussānaṃ), mang lại ánh sáng của trí tuệ. Trong Kinh văn II.1, Ngài xuất hiện trên thế gian là “sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh.”  Sau khi phát hiện ra cho mình sự bình an hoàn hảo của giải thoát, Ngài thắp lên ánh sáng trí tuệ cho chúng ta, cho thấy sự thật chúng ta phải thấy và con đường tu tập đưa đến sự giải thoát.

Theo truyền thống Phật giáo, Đức Phật Gotama không chỉ là một vị duy nhất xuất hiện trên thế gian rồi sẽ biến mất mãi mãi. Ngài là một vị Phật nối tiếp nhiều vị Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, và sẽ còn nhiều vị Phật khác trong tương lai vô thời hạn. Phật giáo Sơ kỳ, ngay cả trong các kinh văn cổ xưa của Kinh tạng Nikāya, thừa nhận có nhiều vị Chánh Đẳng Giác, theo một khuôn mẫu tổng quát ghi lại trong đoạn đầu của bài kinh Đại Duyên (Mahāpadāna Sutta, DN 14, không trình bày trong tập sách nầy). Danh hiệu “Tathāgata, Như Lai” được dùng cho Đức Phật là để chỉ khuôn mẫu cơ bản nầy. Chữ nầy có nghĩa vừa là “đến như thế” (tathā āgata), nghĩa là Ngài đến như những vị Phật quá khứ đã đến; và vừa là “đi như thế” (tathā gata), nghĩa là Ngài đi an bình tối hậu, Niết-bàn, như những vị Phật đã đi.

Mặc dù kinh tạng Nikāya quy định trong bất kỳ hệ thống thế giới nào, trong bất kỳ thời đại nào, chỉ có hiện diện một bậc Chánh Đẳng Giác, sự xuất hiện của các vị Phật gắn liền với sự vận hành của vũ trụ. Như một ngôi sao băng chống lại bóng tối của bầu trời đêm, theo thời gian một vị Phật Chánh Đẳng Giác sẽ xuất hiện trong bối cảnh không gian vô biên và thời gian, thắp sáng bầu trời tâm linh của thế giới, đem ánh sáng trí tuệ đến cho những ai có khả năng nhìn thất các sự thật mà Ngài soi rọi. Một vị trên đường thành được gọi là, trong Pāli, một vị Bodhisatta (Bồ-tát), tiếng Sanskrit gọi là Bodhisattva. Theo truyền thống chung của Phật giáo, Bồ-tát là một người có ước nguyện thành một vị Phật trong tương lai, và đang trải qua một tiến trình thăng hoa tâm ý lâu dài. Với lòng từ bi vô hạn và ý nguyện mạnh mẻ để cứu độ chúng sinh đang đau khổ về sinh tử, vị Bồ-tát phải trải qua nhiều kiếp trên con đường huân tập để phát triển và toàn thiện các đức hạnh cần thiết của một vị Phật. Khi các đức hạnh nầy được phát triển hoàn mãn, Ngài đạt quả vị Phật để truyền bá Giáo Pháp cho thế gian. Một vị Phật phát hiện ra con đường “cổ xưa” đưa đến giải thoát, con đường chư Phật trong quá khứ đã đi qua, đưa đến tự do vô giới hạn của Niết-bàn. Sau khi tìm thấy con đường và đã đi trọn con đường đó, Ngài  truyền dạy đầy đủ cho nhân loại, để nhiều người khác có thể tiến vào con đường giải thoát tối hậu đó.

Tuy nhiên, đó không phải chỉ là chức năng của một vị Phật. Đức Phật thông hiểu và truyền dạy không chỉ là con đường dẫn đến trạng thái giải thoát tối hậu, hạnh phúc toàn hảo của Niết-bàn, mà Ngài còn chỉ ra những con đường dẫn đến các hạnh phúc thiện lành tại thế gian mà chúng sinh vẫn khao khát. Đức Phật truyền dạy con đường tại thế, giúp chúng sinh gieo trồng gốc rễ thiện lành để sinh ra hạnh phúc, hòa bình và an ninh trong cuộc sống thế tục, và đồng thời Ngài cũng truyền giảng con đường siêu thế để giúp chúng sinh hướng đến Niết-bàn. Vì thế, vai trò của Ngài rộng lớn hơn là chỉ tập trung vào các khía cạnh siêu thế qua các lời giảng của Ngài. Ngài không phải chỉ là vị cố vấn của các nhà tu khổ hạnh, không phải chỉ  là một vị thầy dạy các pháp hành thiền và các tuệ minh quán, nhưng Ngài là một vị hướng dẫn Giáo Pháp đầy đủ và thâm sâu nhất: Ngài đã vạch rõ và thiết lập các nguyên tắc cần thiết để giúp chúng ta có một sự hiểu biết đúng và có đời sống đạo đức, cho dù tại thế hay siêu thế. Kinh văn II.1 đã nhấn mạnh chiều hướng vị tha rộng lớn nầy của quả vị Phật, khi đoạn kinh ca ngợi sự xuất hiện của Đức Phật như “một người, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”.

Kinh tạng Nikāya cung cấp hai quan điểm về Đức Phật như một con người, và cần phải cân bằng giữa hai quan điểm này, không bác bỏ một quan điểm nào. Cái nhìn đúng đắn về Đức Phật chỉ có thể phát sinh từ sự kết hợp của hai quan điểm này, cũng như cái nhìn chính xác về một đối tượng có thể phát sinh khi sự ghi nhận từ hai con mắt của ta được kết hợp trong não bộ thành một hình ảnh duy nhất. Một quan điểm, thường xuyên nổi bật nhất trong các sự trình bài hiện đại về Phật giáo, cho thấy Đức Phật như một con người, giống như những người khác, đã phải đấu tranh với các yếu đuối phổ thống của bản chất con người, để đi đến trạng thái của một Đấng Giác Ngộ. Sau khi giác ngộ ở tuổi ba mươi lăm, Ngài sống giữa chúng ta trong bốn mươi lăm năm là một thầy trí tuệ và từ bi, chia sẻ sự thực chứng của của mình với những người khác, và đảm bảo giáo lý của Ngài sẽ vẫn còn tồn tại trên thế gian lâu sau khi Ngài tịch diệt. Đây là một phương diện về bản chất của Đức Phật đã nhận thấy rõ ràng nhất trong kinh tạng Nikāya. Vì điều ấy tương ứng chặt chẽ với những thái độ bất khả tín ngày nay đối với các lý tưởng về niềm tin tôn giáo, nó có một sức hấp dẫn tức thời cho những ai đang nuôi dưỡng bởi các tư tưởng hiện đại.

Một khía cạnh khác của con người Đức Phật có thể có vẻ xa lạ đối với chúng ta, nhưng nổi bật trong truyền thống Phật giáo, và dùng như một nền tảng cho sự sùng tín phổ thông trong Phật giáo. Mặc dù có vị trí thứ yếu trong kinh tạng Nikāya, khía cạnh nầy thỉnh thoảng hiện ra nhưng rất rõ ràng, không thể bỏ qua, bất chấp những nỗ lực của những Phật tử tân thời tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa hay biện minh cho sự hiện diện đó. Trong quan điểm thứ hai nầy, Đức Phật được xem như một trong những vị đã chuẩn bị cho quả vị tối cao trong vô số kiếp quá khứ, và trong kiếp nầy, đã được xác định khi sinh ra sẽ hoàn tất sứ mạng của một vị thầy của toàn thế giới. Kinh văn II.2 là một thí dụ về cách Đức Phật được nhìn từ quan điểm này. Ở đây, vị Phật tương lai từ cõi trời Đâu-suất (Tusita) với đầy đủ ý thức nhập thai vào lòng mẹ; việc thụ thai và đản sinh kèm theo nhiều điều kỳ diệu; các vị thiên thần tôn kính trẻ sơ sinh; và ngay sau khi sinh ra, Ngài đi bảy bước và tuyên bố phận tương lai của mình. Rõ ràng, đối với các nhà biên tập bài kinh đó, Đức Phật đã được xác định sẽ đạt được Phật quả ngay cả trước khi nhập thai, và do đó, cuộc đấu tranh đưa đến giác ngộ là một trận chiến mà kết quả đã được xác định trước. Đoạn cuối cùng của bài kinh, tuy nhiên, trở lại với hình ảnh thực tế của Đức Phật. Những gì Đức Phật được xem là thực sự kỳ diệu, không phải là những phép lạ đi kèm với sự nhập thai và đản sinh, nhưng là chánh niệm và hiểu biết rõ ràng về các cảm thọ, tư tưởng và nhận thức.

-ooOoo-

TRÍCH LỤC

CHƯƠNG II. NGƯỜI ĐEM ÁNH SÁNG

1. MỘT NGƯỜI

“Một người, này các Tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

“Một người, này các Tỳ-khưu, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương trợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có ngang bằng, không có đặt ngang bằng, bậc Tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

“Sự xuất hiện của một người, này các Tỳ-khưu, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.”

(AN 1: xiii, 1, 5, 6; I 22-23)

Ghi chú:

- mắt lớn: great vision, đại kiến

- thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng, phục vụ vô thượng, tùy niệm vô thượng.

 - nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải, biện tài vô ngại giải

- nhiều giới: numerous elements (18 giới)

 

2. BỒ TÁT NHẬP THAI VÀ ĐẢN SINH

  1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tịnh xá ông Anāthapiṇdika (Cấp Cô Ðộc).

  2. Rồi một số rất đông Tỳ-khưu, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, đang ngồi tụ họp trong thị giả đường (upatthanasala), câu chuyện này được khởi lên giữa chúng Tăng:

“Thật hy hữu thay chư hiền! Thật vị tằng hữu thay chư hiền, là đại thần thông lực, đại uy lực của Như Lai! Vì Ngài biết được chư Phật quá khứ, đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các hý luận, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt luân hồi, đã thoát ly mọi khổ – chư Thế Tôn ấy sanh tánh như vậy, danh tánh như vậy, tộc tánh như vậy, giới hạnh như vậy, pháp hạnh như vậy, tuệ hạnh như vậy, trú hạnh như vậy, chư Thế Tôn ấy giải thoát như vậy.”

Khi được nghe nói như vậy, Tôn giả Ānanda nói với các Tỳ-khưu ấy: "Thật hy hữu thay chư hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay chư hiền, Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!"

Và câu chuyện giữa các Tỳ-khưu ấy bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến thị giả đường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu:

–Này các Tỳ-khưu, nay các ông ngồi nói chuyện gì? Câu chuyện gì giữa các ông bị gián đoạn?

–Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi tụ họp tại thị giả đường, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Hy hữu thay, chư hiền! ... chư Thế Tôn ấy được giải thoát như vậy". Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, Tôn giả Ānanda nói với chúng con như sau: "Thật hy hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp hy hữu! Thật vị tằng hữu thay... Như Lai được đầy đủ các pháp vị tằng hữu!" Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, bị gián đoạn. Rồi Thế Tôn đến.

Thế Tôn bảo Tôn giả Ānanda:

–Do vậy, này Ānanda, hãy nói lên nhiều nữa, những đặc tánh hy hữu, vị tằng hữu của Như Lai.

  3. –Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng (Kaya) Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sanh trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  4. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú trong Thiên chúng Tusita, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  5. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác, này Ānanda, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  6. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Chánh niệm tỉnh giác này Ānanda, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai". Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ-tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  7. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập vào mẫu thai, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các thế giới ở giữa các thế giới, tối tăm, u ám không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, với đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

  8. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, bốn vị Thiên tử đến canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người được phiền nhiễu Bồ-tát, hay mẹ vị Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn".

  9. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ānanda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  14. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  15. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ānanda, hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ- tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  16. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  17. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ! Hoàng Hậu sanh một bậc vĩ nhân". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  18. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Này Ānanda, ví như một viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Viên ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nai cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh. Cũng vậy, này Ānanda, khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  19. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho Bồ-tát và cho bà mẹ". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  20. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Bồ-tát khi sanh ra, này Ānanda, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  21. Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

  22. –Do vậy, này Ānanda, hãy thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai. Ở đây, này Ānanda, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Này Ānanda, hãy thọ trì việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

  23. –Vì rằng, bạch Thế Tôn, các cảm thọ khởi lên nơi Thế Tôn được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại; các tưởng được biết đến; các tầm khởi lên được biết đến; được biết đến, chúng an trú; được biết đến, chúng đi đến biến hoại. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này là một hy hữu, một vị tằng hữu của Như Lai.

Tôn giả Ānanda nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỳ-khưu hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ānanda nói.

(MN 123, Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp)

 

 [ Home ]

07-07-2014