- 08 -

Kinh điển Bắc truyền
 

 Tham khảo:

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ & hình ảnh:

 

01-hoangphap.jpg
01-hoangphap.jpg
1922 * 896
02-lichsubt1.jpg
02-lichsubt1.jpg
1513 * 635
03-lichsubt2.jpg
03-lichsubt2.jpg
1576 * 1112
04-taisho.jpg
04-taisho.jpg
1142 * 2074
05-daitang_online.jpg
05-daitang_online.jpg
1200 * 711
06-bo_aham1.jpg
06-bo_aham1.jpg
2185 * 1553
07-bo_aham2.jpg
07-bo_aham2.jpg
2185 * 775
08-bo_duythuc.jpg
08-bo_duythuc.jpg
2187 * 783
09-bo_luat.jpg
09-bo_luat.jpg
2177 * 770
10-bo_batnha.jpg
10-bo_batnha.jpg
2185 * 775
11-bo_phaphoanghiem.jpg
11-bo_phaphoanghiem.jpg
2189 * 779
12-bia2sach.jpg
12-bia2sach.jpg
1252 * 902
13-bachma02.jpg
13-bachma02.jpg
1439 * 900
14-bachma01.jpg
14-bachma01.jpg
1440 * 900
15-dunhuang_cave01.jpg
15-dunhuang_cave01.jpg
1314 * 1138
16-dunhuang_cave02.jpg
16-dunhuang_cave02.jpg
1310 * 1140
17-dunhuang_britishlib.jpg
17-dunhuang_britishlib.jpg
764 * 786
18-dunhuang_scroll_british.jpg
18-dunhuang_scroll_british.jpg
1000 * 667
19-haian_map.jpg
19-haian_map.jpg
1395 * 1005
20-haian_korea.jpg
20-haian_korea.jpg
1200 * 900
21-caoli01.jpg
21-caoli01.jpg
1200 * 900
22-caoli10.jpg
22-caoli10.jpg
1018 * 763
23-caoli11.jpg
23-caoli11.jpg
1295 * 901
24-caoli14.jpg
24-caoli14.jpg
1099 * 900
25-caoli15.jpg
25-caoli15.jpg
582 * 712
26-caoli19.jpg
26-caoli19.jpg
1200 * 900
27-caoli20.jpg
27-caoli20.jpg
1200 * 900
28-caoli21.jpg
28-caoli21.jpg
975 * 900
29-caoli22.jpg
29-caoli22.jpg
1014 * 682
30-kinhdien_pg.jpg
30-kinhdien_pg.jpg
1080 * 893
31-tuequang.jpg
31-tuequang.jpg
1159 * 827
32-pc183.jpg
32-pc183.jpg
1089 * 795

 

Đại tạng kinh Bắc truyền (1)

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (CBETA)
大正新脩大蔵経 - Taishō Shinshū Daizōkyō
http://daitangvietnam.com/daitangkinh.htm

2920 titles, 100 volumes (tập)
29 Bộ (sets), 100 Tập (volumes), 2920 Danh mục (titles)

1. 阿含部 Bộ A Hàm (0001-0151) -- Tập 01-02

2. 本緣部 Bộ Bản Duyên (0152-0219) -- Tập 03-04

3. 般若部 Bộ Bát Nhã (0220-0261) -- Tập 05-08

4. 法華部 Bộ Pháp Hoa (0262-0277) -- Tập 09a

5. 華嚴部 Bộ Hoa Nghiêm (0278- 0309) -- Tập 09b-10

6. 寶積部 Bộ Bảo Tích (0310-0373) -- Tập 11-12a

7. 涅槃部 Bộ Niết Bàn (0374-0396) -- Tập 12b

8. 大集部 Bộ Đại Tập (0397-0424) -- Tập 13

9. 經集部 Bộ Kinh Tập (0425-0847) -- Tập 14-17

10. 密教部 Bộ Mật Giáo (0848-1420) -- Tập 18-21

11. 律部 Bộ Luật (1421-1504) -- Tập 22-24

12. 釋經論部 Bộ Thích Kinh Luận (1505-1535) -- Tập 25-26a

13. 毘曇部 Bộ Tỳ Đàm (1536-1563) -- Tập 26b-29

14. 中觀部 Bộ Trung Quán (1564-1578) -- Tập 30a

15. 瑜伽部 Bộ Du Già (1579-1627) -- Tập 30b-32

16. 論集部 Bộ Luận Tập (1628-1692) -- Tập 33-39

17. 經疏部 Bộ Kinh Sớ (1693-1803) -- Tập 40a

18. 律疏部 Bộ Luật Sớ (1804-1850) -- Tập 40b-44a

19. 諸宗部 Bộ Chư Tông (1851-2025) -- Tập 44b-48

20. 史傳部 Bộ Sử Truyện (2026-2120) -- Tập 49-52

21. 事彙部 Bộ Sự Vị (2121-2136) -- Tập 53-54a

22. 外教部 Bộ Ngoại Giáo (2137-2144) -- Tập 54b

23. 目錄部 Bộ Mục Lục (2145-2184) -- Tập 55

24. 續經疏部 Bộ Tục Kinh Sớ (2185–2700)  -- Tập 56-83 [*]

25. 悉曇部 Bộ Tất Đàm (2701–2731) -- Tập 84 [*]

26. 古逸部 Bộ Cổ Dật (2732-2864) -- Tập 85a

27. 疑似部 Bộ Nghi Tự (2865-2920) -- Tập 85b

28. 圖像部 Bộ Đồ Tượng -- Tập 86-97 [*]

29. 昭和法寶總目錄 Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục -- Tập 98-100 [*]

[*] Chỉ có trong Taisho, không có trong CBETA

Ghi chú:

1) Theo một số nhà Phật học, 55 tập đầu (số mục 0001-2184, từ bộ A-hàm đến bộ Mục lục), quan trọng nhất, nền tảng chung của Phật giáo Đông Á (Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam).

2) Giáo sư Christian Wittern dựa theo các bộ Tam Tạng khác và ghi thêm các bộ sau:
http://www.kanji.zinbun.kyoto-u.ac.jp/~wittern/can/

  24. 續經疏部 Tục Kinh Sớ Bộ

  25. 續律疏部 Tục Luật Sớ Bộ

  26. 續論疏部 Tục Luận Sớ Bộ

  27. 續諸宗部 Tục Chư Tông Bộ

  28. 悉曇部 Tất Đàm Bộ

  29. 古逸部 Cổ Dật Bộ

  30. 大小乘譯經部 Đại Tiểu Thừa Dịch Kinh Bộ

  31. 大小乘譯律部 Đại Tiểu Thừa Dịch Luận Bộ

3) Giáo sư Christian Wittern ghi nhận ấn bản CBETA 2007 bao gồm 56 tập của Taisho (tập 1-55, và tập 86), cộng thêm các văn liệu trích từ Toản Tục Tạng (Zokuzokyo) không tìm thấy trong Taisho. Vài con số thống kê của CBETA 2007:

     Tổng số đề mục (titles): 3,597

    Tổng số quyển (juan): 14,034

    Tổng số Hán tự: 147,721, 972

    Tổng số ký tự sử dụng: 35,755

* * *

Vĩnh Lạc Bắc Tạng -
永樂北藏 (Yongle bei zang - Yongle Tripitaka)
http://dharmasound.net/Tripitaka/Yongle/

20 sets, 1654 titles, 200 PDF files (4.9 Gb)

1. Đại Thừa Kinh Bát Nhã bộ

2. Đại Thừa Kinh Bảo Tích bộ

3. Đại Thừa Kinh Đại Tập bộ

4. Đại Thừa Kinh Hoa Nghiêm bộ

5. Đại Thừa Kinh Niết Bàn bộ

6. Đại Thừa Kinh ngũ đại bộ ngoại trọng dịch Kinh

7. Đại Thừa Kinh ngũ đại bộ ngoại đơn dịch Kinh

8. Tiểu Thừa Kinh A Hàm bộ

9. Tiểu Thừa Kinh đơn dịch Kinh

10. Tống Nguyên nhập Tạng chư Đại Tiểu Thừa Kinh

11. Tống Nguyên nhập Tạng chư Đại Tiểu Thừa Kinh chi dư

12. Đại Thừa Luật

13. Tiểu Thừa Luật

14. Đại Thừa Luận

15. Tiểu Thừa Luận

16. Tống Nguyên tục nhập Tạng chư Luận

17. 西 Tây Thổ Thánh Hiền soạn tập

18. Thử Thổ trước thuật

19. Đại Minh tục nhập Tạng chư tập

20. Phụ nhập Nam Tạng hàm hiệu trước thuật

* * *

Càn Long Đại Tạng Kinh
乾隆大藏經 (Qianlong da zang jing - Dragon Tripitaka)
http://dharmasound.net/Tripitaka/Qianlong/

17 sets, 1669 titles, 168 PDF files (4.56 Gb)

1. Đại Thừa Bát Nhã bộ

2. Đại Thừa Bảo Tích bộ

3. Đại Thừa Đại Tập bộ

4. Đại Thừa Hoa Nghiêm bộ

5. Đại Thừa Niết Bàn bộ

6. Đại Thừa ngũ đại bộ ngoại dịch Kinh

7. Đại Thừa đơn dịch Kinh

8. Tiểu Thừa A Hàm bộ

9. Tiểu Thừa đơn dịch Kinh

10. Tống Nguyên nhập Tạng chư Đại Tiểu Thừa Kinh

11. Đại Thừa Luật

12. Tiểu Thừa Luật

13. Đại Thừa Luận

14. Tiểu Thừa Luận

15. Tống Nguyên tục nhập Tạng chư Luận

16. 西 Tây Thổ Thánh Hiền soạn tập

17. Thử Thổ trước thuật

* * *

Cao Li Đại Tạng Kinh (高麗大藏經)

Đại tạng kinh Hàn quốc (高麗大藏經 -- Cao Li Đại tạng kinh) là một tập hợp kinh điển Hán tự, khắc trên 81,340 bản gỗ in. Mỗi bản gỗ có kích thước 24 cm x 70 cm, bề dày từ 2.6 cm đến 4 cm, nặng khoảng 3-4 kg. Trung bình, mỗi mặt của bản gỗ có khắc 23 hàng chữ, mỗi hàng có 14 chữ Hán cỗ.

Tạng kinh này còn được gọi là Bát vạn Đại tạng kinh (八萬大藏經), hiện được lưu trữ tại chùa Hải Ấn (海印寺 , Haeinsa - Hanja, Hải Ấn tự) thuộc tỉnh Gyeongsangnam, Nam Hàn. Toàn bộ Đại tạng được khắc trong 16 năm, từ năm 1236 đến 1251, gồm có 52,382,960 Hán tự, trong 1,496 tựa đề (danh mục) và 6,568 quyển (xem http://en.wikipedia.org/wiki/Tripitaka_Koreana ). Vào năm 1992, Viện Nghiên cứu Tam tạng Cao Li (Tripitaka Koreana Research Institute, http://www.sutra.re.kr ) thực hiện dự án số hóa Đại tạng, và các phiên bản từ công trình số hóa lần lượt được phổ biến và cải tiến từ năm 1996.

*  * *

Vài tựa đề thường gặp:

 大正新修大藏經 (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh -- Taisho Shinshu Daizokyo), thường viết gọn là 大正 (Taisho - Đại Chính)

中華大藏經 (Trung Hoa Đại Tạng Kinh -- Zhonghua Dazangjing)

高麗大藏經 (Cao Li Đại Tạng Kinh)

卍續藏 (Vạn Tục Tạng -- wan xu zang)

卍新纂續藏經 (Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh)

卍續藏經總目錄 (Vạn Tục Tạng Kinh Tổng Mục Lục)

大日本續藏經 (Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh -- dainippon zokuzokyo), viết gọn là 續藏經 (Tục Tạng Kinh -- xu zang jing, zokuzokyo)

CBETA: Chinese Buddhist Electronic Text Association - Hiệp hội Phật điển Điện tử Trung Hoa

(中華電子佛典協會 Trung Hoa Điện tử Phật điển Hiệp hội). Đài Loan.

BDK: Bukkyo Dendo Kyokai (佛敎傳道協會 Phật giáo Truyền đạo Hiệp hội), Society for the Promotion of Buddhism, Hội Truyền bá Phật giáo, Nhật Bản

SAT: Samganikikrtam Taisotripitakam (Digitalization of the Taisho Tripitaka), chương trình hợp tác số hóa Tam tạng của các đại học Nhật Bản và Hiệp hội Nhật Bản Nghiên cứu Ấn Độ và Phật giáo (JAIBS - Japanese Association of Indian and Buddhist Studies) -  http://21dzk.l.u-tokyo.ac.jp/SAT/index_en.html

*

(juàn, chuan) Quyển: cuốn (book) (sách gồm nhiều phần, mỗi phần đóng làm một cuốn riêng, gọi là quyển - tàng thư tam vạn quyển 藏書三萬卷 tàng trữ ba vạn cuốn)

(bù) Bộ (set)

(jí) Tập: tập sách (volume)

(mù) Mục: mục lục (catalog), chỉ mục (index), danh mục (title)

(zhāng, zhàng) Chương: bài văn, đoạn mạch văn trong sách (chapter)

(pǐn) Phẩm: tác phẩm, phẩm loại (part)

* * * * *

Đại tạng kinh Bắc truyền (2)

ĐÔI ĐIỀU GHI CHÉP VỀ ĐẠI TẠNG KINH
Liên Hương
(Nguyệt san Giác Ngộ, số 107, tháng 2-2005)

*

Ðại tạng kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, Ðại tạng kinh là một toàn tập bao gồm tất cả những thánh thư Phật giáo theo hệ thống Nam truyền và Bắc truyền, chia thành ba nhóm lớn: Kinh, Luật, Luận. Nhân đây, chúng tôi xin điểm qua vài nét về Đại tạng kinh.

Dưới các triều Hiếu Minh đế (516-528) của nhà Bắc Ngụy, Tề Minh đế (494-498) của nhà Nam Tề và các đời vua Vũ đế, Văn đế và Tuyên đế của nhà Trần (557-583), kinh điển Phật giáo đã được gom thành toàn tập mệnh danh là Ðại tạng kinh và được sao chép để thờ tại các tự viện chính. Riêng Tùy Văn đế (581-604) đã hạ chiếu sao tả 46 bộ Ðại tạng kinh để thờ tại các chùa chính trong mỗi châu, nhưng vẫn chưa đặt vấn đề tiêu chuẩn hóa Ðại tạng kinh. Tuy thế, danh xưng "Ðại tạng kinh" chỉ xuất hiện vào thời Tùy - Ðường, còn trước đó chỉ gọi là Nhất thiết chúng tạng kinh điển.

Ðại tạng kinh được hình thành dần dần. Trước tiên, chỉ kinh Phật được xếp vào Ðại tạng. Một bản kinh muốn được xếp vào Ðại tạng (danh từ chuyên môn gọi là "nhập tạng") phải được sự phê chuẩn của nhà vua. Thông thường, hoàng đế sẽ tham khảo ý kiến của các vị cao tăng cổ đức xem bản kinh đó có đúng thật là kinh Phật hay ngụy kinh. Sau thời Ngũ đại, các trước tác của các tông phái mới lần lượt được nhập tạng.

Căn cứ trên thứ tự niên đại, lần lượt có các bản Ðại tạng kinh như sau:

1. Khai Bảo tạng (開寶藏, còn gọi là Bắc Tống tạng bản, Sắc bản, Thục bản):

Ðây là bản Ðại tạng kinh đầu tiên được ấn loát bằng bản gỗ khắc vào năm 971 tại Ích Châu (Thành Ðô) thuộc đất Thục (tỉnh Tứ Xuyên hiện nay) theo mệnh lệnh của Tống Thái Tổ. Mãi đến năm 983, việc in kinh mới hoàn thành. Số lượng kinh trong tạng là 1.076 bộ. Bộ kinh này về sau trở thành cơ sở cho Cao Ly Ðại tạng kinh.

2. Đan Châu tạng (còn gọi là Đan bản, Đan tạng, Liêu bản):

Bản này do vua Liêu Hưng Tông nước Khất Ðan (Ðại Liêu) hạ chỉ khắc bản tại Nam Kinh (nay là thành phố Bắc Kinh. Thời Liêu gọi Bắc Kinh là Nam Kinh, còn thành phố Nam Kinh hiện nay gọi là Kim Lăng). Công trình này mãi đến năm 1072 đời vua Ðạo Tông mới hoàn thành. Bản này có dạng chữ in nhỏ nhất, nay đã thất lạc.

3. Kim tạng (趙城金藏, còn gọi là Triệu thành tạng bản, Kim khắc tạng kinh):

Bản này do ông Thôi Pháp Trân ở Lộ Châu, Sơn Tây chủ xướng, khắc in vào thời Kim tại chùa Thiên Ninh, Giải Châu (Sơn Tây). Ðến năm 1173 mới hoàn thành, hoàn toàn giống bản đời Bắc Tống, chỉ khác cách trình bày. Bản này hiện đã thất lạc, chỉ còn một ít (chừng 4.597 quyển) tại chùa Tiêu Sơn Quảng Thắng ở huyện Triệu Thành, tỉnh Sơn Tây vào năm 1934. Không biết bản này còn tồn tại sau cơn biến nạn Cách mạng văn hóa hay không!

4. Tỳ Lô tạng (毘盧藏, còn gọi là Phúc Châu tạng, Phước Châu Khai Nguyên tự bản):

Do các vị Bản Minh, Bản Ngộ, Hạnh Sủng, Pháp Diêu, Duy Xung, Liễu Nhất quyên mộ khắc bản tại chùa Khai Nguyên ở Phúc Châu vào năm 1112 thời Tống.

5. Tư khê Viên Giác tạng (圓覺藏, còn gọi là Hồ Châu bản):

Do các ngài Vương Vĩnh Tùng ở Tư Khê (Hồ Châu), Tịnh Phạm ở viện Ðại Từ, Hoài Thâm ở viện Viên Giác quyên mộ khắc in năm 132 thời Nam Tống, gồm có 1.412 bộ.

6. Tư Khê Tư Phúc tạng (資福藏):

Tạng kinh do Tư Phúc Thiền Tự ở Tư Khê châu An Cát (nay là huyện Ngô Hưng, tỉnh Triết Giang) gồm 1.464 tác phẩm.

7. Cao Ly tạng (高麗大藏經 , còn gọi là Tiên bản, Ly tạng):

Gồm nhiều loại:

     7.1) Sơ điêu bản: khắc in vào năm 1011 dùng Thục bản làm gốc, thêm vào các soạn thuật ghi trong Trinh Nguyên mục lục, hoàn thành năm 1082.

     7.2) Tái điêu bản: hiện được cất giữ tại chùa Hải Ấn (Haeinsa) ở Hàn Quốc. Bản này được khắc in từ năm 1236 đến năm 1251 để cầu nguyện đẩy lùi quân Nguyên. Hiện bản này đã được điện tử hóa và lưu hành dưới dạng CD, giới nghiên cứu thường mệnh danh bản Ðại tạng này là Tripitaka Koreana.

8. Phổ Ninh tạng (普寧藏 Nguyên bản):

Do các vị Ðạo An, Như Nhất quyên góp khắc in tại chùa Phổ Ninh, huyện Dư Hàng, tỉnh Triết Giang. Bản này dựa theo Hồ Châu bản đời Tống thêm vào tác phẩm Tông Kính Lục của ngài Vĩnh Minh, tổng cộng là 1.437 bộ kinh, luận, trước tác.

9. Hoằng Pháp tạng:

Do vua Nguyên Thế Tổ hạ chỉ khắc bản tại chùa Hoằng Pháp ở Bắc Bình vào năm 1277 đến 1294 mới hoàn thành. Toàn tạng gồm 1.654 tác phẩm. Mỗi trang in gồm 5 hàng, mỗi hàng 17 chữ. Nội dung kinh luận được chọn nhập tạng dựa theo bản Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Ðồng Tổng Lục. Hiện nay bản này hoàn toàn bị thất lạc.

10. Hồng Vũ Nam tạng (洪武南藏):

Ðại tạng kinh do vua Minh Thái Tổ khắc in tại chùa Tường Sơn ở Kim Lăng năm 1372 (niên hiệu Hồng Vũ) đến năm 1403 thời Minh Thành Tổ mới hoàn thành. Bản này gồm 1.625 tác phẩm.

11. Vĩnh Lạc Nam tạng ( 永樂南藏 ):

Bản này chỉ là bản Hồng Vũ có thay đổi chút ít, chia thành mười bộ (nhóm chính): Ðại Thừa Kinh, Tiểu Thừa Kinh, Tống Nguyên Nhập Tạng Chư Ðại Tiểu Thừa Kinh, Tây Ðộ Thánh Hiền Soạn Tập (các trước tác của các vị cổ đức Thiên Trúc), Ðại Thừa Luật, Tiểu Thừa Luật, Tục Nhập Tạng Chư Luật và Thử Phương Soạn Thuật (các trước tác của chư Tổ Trung Hoa). Toàn tạng gồm 1.625 bộ, in từ năm 1412 đến 1417 theo hình thức mỗi trang 30 hàng, mỗi hàng 17 chữ. Cứ 5 hàng là một cột.

12. Long tạng (龍藏) :

Ðại tạng kinh được khắc in vào năm 1735 (năm Ung Chánh thứ 13) đến năm 1738 (năm Càn Long thứ 3) mới hoàn thành. Vì được hoàn thành vào đời vua Càn Long nhà Thanh nên nó được gọi là Càn Long Ðại tạng kinh, hay gọi tắt là Long tạng. Toàn tạng gồm 1.662 bộ. Ðây là bản Ðại tạng kinh lớn nhất do hoàng triều khắc in.

13. Trung Hoa Đại tạng kinh (中華大藏經):

Do Tu Ðính Trung Hoa Ðại Tạng Kinh Hội ấn hành vào năm 1956. Chủ biên là Thái Niệm Sanh. Toàn tạng gồm bốn đại pháp: Tuyển tạng, Tục tạng, Dịch tạng và Tổng mục lục. Từ năm khởi xướng cho đến 20 năm sau dù liên tục ấn hành, bộ Ðại Tạng này vẫn chưa hoàn thành, nhưng vẫn được giới nghiên cứu tham khảo rộng rãi.

14. Phật giáo Đại tạng kinh ( 佛教大藏經 ):

Do ngài Quảng Ðịnh biên tu ấn hành tại Ðài Loan từ năm 1977 đến 1983 gồm cả Chánh tạng lẫn Tục tạng, gồm 2.643 quyển, chia thành 162 tập. Ðây là bộ Ðại tạng tương đối hoàn chỉnh nhất vì đã tổng hợp các bản Ðại Chánh tạng, Tích Sa tạng, Gia Hưng tạng, Vạn Chánh, Tục tạng để bổ khuyết, đồng thời du nhập các bản kinh dịch từ tiếng Tạng và Pali.

15. Súc Loát Đại tạng kinh (縮刻藏, gọi đủ: Đại Nhật Bản Hiệu Đính Súc Khắc Đại tạng kinh):

Bản này thường được các nhà học giả Tây phương gọi là Tokyo Edition. Bản này ấn hành từ năm 1880 đến 1885 dùng bản Cao Ly tạng tàng trữ tại chùa Tăng Thượng ở Ðông Kinh làm gốc, đối chiếu với Tống bản (Hồ Châu tạng), Nguyên tạng, Minh tạng, thêm vào các trước tác của Mật giáo và các tác phẩm của chư cổ đức Nhật Bản. Toàn tạng gồm 1.918 bộ kinh, sách.

16. Vạn Tự Tục tạng kinh ( 卍字續藏經 , còn gọi là Đại Nhật Bản Hiệu Đính Huấn Điểm Đại tạng kinh):

Do thư viện Tàng Kinh ở Kinh Ðô (Kyoto) ấn hành. Bản này do ngài Nhẫn Trừng hiệu đính, ấn hành từ năm 1902 đến năm 1905. Bản này gồm 1.625 bộ. Sau khi Ðại Chánh tân tu Ðại tạng kinh ấn hành, bản này ít được thông dụng hơn. Năm 1905-1912, lại in thêm Ðại Nhật Bản Tục tạng kinh gồm 750 tập chép hơn 950 tác phẩm. Cùng với Ðại Chánh tân tu Ðại tạng kinh, bản này thường được đối chiếu để khảo cứu. Ta quen gọi tắt là "tạng chữ Vạn".

17. Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大藏經 Taishò Shinsu Daizòkyò; gọi tắt là Đại Chánh tạng):

Do Ðông Kinh Ðại Chánh Nhất Thiết Kinh San Hành Hội ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934 do các vị Cao Nam Thuận Thứ Lang, Ðộ Biên Hải Húc và Tiểu Dã Huyền Diệu chủ biên. Toàn tạng gồm 100 tập, 55 tập đầu quan trọng nhất vì bao gồm toàn bộ các kinh, luật, luận trọng yếu. Bản này hiện thời được coi là bản kinh tiêu chuẩn vì mỗi bản kinh, luận đều được khảo dị, hiệu đính tỉ mỉ, còn ghi chú các thuật ngữ bằng tiếng Pali và Sanskrit.

Ngoài những bản trên, còn có các bản khắc khác, nhưng chúng tôi lướt qua không nhắc đến vì chúng ít quan trọng hơn. Chẳng hạn, bản Phật Quang Sơn Ðại tạng kinh do Học hội Phật giáo Phật Quang Sơn của Pháp sư Tinh Vân biên soạn và ấn hành dù nội dung rất công phu vẫn không được phổ biến rộng rãi bằng Ðại Chánh và tạng chữ Vạn.

* * * * *

 Đại tạng kinh Bắc truyền (3)

Theo Huimin Bhiksu (Tỳ-khưu Huệ Minh), Director, Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA, 2008):

Tên                                                                     (số bài kinh)

大正藏 (Taisho Shinshu Tripitaka – Đại chánh tạng) 2457 (+529)

房山石經 (Fangshan Stone Sutras – Phòng sơn thạch kinh) 1099

開寶藏 (Kaibaozang – Khai bảo tạng) 1080

崇寧藏 (Chongningzang – Sùng ninh tạng) 1440

毘盧藏 (Piluzang – Tì lô tạng) 1715

圓覺藏 (Yuanjuezang – Viên giác tạng) 1454

資福藏 (Zifuzang – Tư phúc tạng) 1459

磧砂藏 (Qisgazang – Thích sa tạng) 1534

宋藏遺珍 (Sungzangyichen – Tống tạng dị trân) 47

趙城金藏 (Zhaochengzang – Triệu thành kim tạng) 1570

普寧藏 (Puningzang – Phổ ninh tạng) 1437

洪武南藏 (Hongwunanzang – Hồng vũ nam tạng) 1463

永樂南藏 (Yongle Nanzang – Vĩnh lạc nam tạng) 1610

永樂北藏 (Yongle Beizang - Vĩnh lạc bắc tạng) 1661

嘉興藏 (Zhaochengzang – Gia hưng tạng) 743

乾隆藏 (Qianlongzang – Càn long tạng) 1709

佛教藏 (Fochiaozang – Phật giáo tạng) 2185

中華藏 (Zhonghua Dazangjing – Trung hoa tạng) 1971

高麗藏 (Korean Tripitaka – Cao ly tạng) 1543

縮刻藏 (Sokezang – Súc khắc tạng) 1916

卍正藏 (Manji Edition – Vạn chánh tạng) 1644

新纂卍續藏 (Shin Zokuzokyo – Tân toản vạn tục tạng) 3995

* * * * *

 

[ Home ]

24-11-2013

DLPP - Bai 08 - Kinh dien Bac truyen

- 08 -

Kinh điển Bắc truyền
 

 Tham khảo:

Xin bấm vào các hình nhỏ bên dưới để xem các biểu đồ & hình ảnh:

 

01-hoangphap.jpg
01-hoangphap.jpg
1922 * 896
02-lichsubt1.jpg
02-lichsubt1.jpg
1513 * 635
03-lichsubt2.jpg
03-lichsubt2.jpg
1576 * 1112
04-taisho.jpg
04-taisho.jpg
1142 * 2074
05-daitang_online.jpg
05-daitang_online.jpg
1200 * 711
06-bo_aham1.jpg
06-bo_aham1.jpg
2185 * 1553
07-bo_aham2.jpg
07-bo_aham2.jpg
2185 * 775
08-bo_duythuc.jpg
08-bo_duythuc.jpg
2187 * 783
09-bo_luat.jpg
09-bo_luat.jpg
2177 * 770
10-bo_batnha.jpg
10-bo_batnha.jpg
2185 * 775
11-bo_phaphoanghiem.jpg
11-bo_phaphoanghiem.jpg
2189 * 779
12-bia2sach.jpg
12-bia2sach.jpg
1252 * 902
13-bachma02.jpg
13-bachma02.jpg
1439 * 900
14-bachma01.jpg
14-bachma01.jpg
1440 * 900
15-dunhuang_cave01.jpg
15-dunhuang_cave01.jpg
1314 * 1138
16-dunhuang_cave02.jpg
16-dunhuang_cave02.jpg
1310 * 1140
17-dunhuang_britishlib.jpg
17-dunhuang_britishlib.jpg
764 * 786
18-dunhuang_scroll_british.jpg
18-dunhuang_scroll_british.jpg
1000 * 667
19-haian_map.jpg
19-haian_map.jpg
1395 * 1005
20-haian_korea.jpg
20-haian_korea.jpg
1200 * 900
21-caoli01.jpg
21-caoli01.jpg
1200 * 900
22-caoli10.jpg
22-caoli10.jpg
1018 * 763
23-caoli11.jpg
23-caoli11.jpg
1295 * 901
24-caoli14.jpg
24-caoli14.jpg
1099 * 900
25-caoli15.jpg
25-caoli15.jpg
582 * 712
26-caoli19.jpg
26-caoli19.jpg
1200 * 900
27-caoli20.jpg
27-caoli20.jpg
1200 * 900
28-caoli21.jpg
28-caoli21.jpg
975 * 900
29-caoli22.jpg
29-caoli22.jpg
1014 * 682
30-kinhdien_pg.jpg
30-kinhdien_pg.jpg
1080 * 893
31-tuequang.jpg
31-tuequang.jpg
1159 * 827
32-pc183.jpg
32-pc183.jpg
1089 * 795

 

Đại tạng kinh Bắc truyền (1)

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (CBETA)
大正新脩大蔵経 - Taishō Shinshū Daizōkyō
http://daitangvietnam.com/daitangkinh.htm

2920 titles, 100 volumes (tập)
29 Bộ (sets), 100 Tập (volumes), 2920 Danh mục (titles)

1. 阿含部 Bộ A Hàm (0001-0151) -- Tập 01-02

2. 本緣部 Bộ Bản Duyên (0152-0219) -- Tập 03-04

3. 般若部 Bộ Bát Nhã (0220-0261) -- Tập 05-08

4. 法華部 Bộ Pháp Hoa (0262-0277) -- Tập 09a

5. 華嚴部 Bộ Hoa Nghiêm (0278- 0309) -- Tập 09b-10

6. 寶積部 Bộ Bảo Tích (0310-0373) -- Tập 11-12a

7. 涅槃部 Bộ Niết Bàn (0374-0396) -- Tập 12b

8. 大集部 Bộ Đại Tập (0397-0424) -- Tập 13

9. 經集部 Bộ Kinh Tập (0425-0847) -- Tập 14-17

10. 密教部 Bộ Mật Giáo (0848-1420) -- Tập 18-21

11. 律部 Bộ Luật (1421-1504) -- Tập 22-24

12. 釋經論部 Bộ Thích Kinh Luận (1505-1535) -- Tập 25-26a

13. 毘曇部 Bộ Tỳ Đàm (1536-1563) -- Tập 26b-29

14. 中觀部 Bộ Trung Quán (1564-1578) -- Tập 30a

15. 瑜伽部 Bộ Du Già (1579-1627) -- Tập 30b-32

16. 論集部 Bộ Luận Tập (1628-1692) -- Tập 33-39

17. 經疏部 Bộ Kinh Sớ (1693-1803) -- Tập 40a

18. 律疏部 Bộ Luật Sớ (1804-1850) -- Tập 40b-44a

19. 諸宗部 Bộ Chư Tông (1851-2025) -- Tập 44b-48

20. 史傳部 Bộ Sử Truyện (2026-2120) -- Tập 49-52

21. 事彙部 Bộ Sự Vị (2121-2136) -- Tập 53-54a

22. 外教部 Bộ Ngoại Giáo (2137-2144) -- Tập 54b

23. 目錄部 Bộ Mục Lục (2145-2184) -- Tập 55

24. 續經疏部 Bộ Tục Kinh Sớ (2185–2700)  -- Tập 56-83 [*]

25. 悉曇部 Bộ Tất Đàm (2701–2731) -- Tập 84 [*]

26. 古逸部 Bộ Cổ Dật (2732-2864) -- Tập 85a

27. 疑似部 Bộ Nghi Tự (2865-2920) -- Tập 85b

28. 圖像部 Bộ Đồ Tượng -- Tập 86-97 [*]

29. 昭和法寶總目錄 Chiêu Hòa Pháp Bảo Tổng Mục Lục -- Tập 98-100 [*]

[*] Chỉ có trong Taisho, không có trong CBETA

Ghi chú:

1) Theo một số nhà Phật học, 55 tập đầu (số mục 0001-2184, từ bộ A-hàm đến bộ Mục lục), quan trọng nhất, nền tảng chung của Phật giáo Đông Á (Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam).

2) Giáo sư Christian Wittern dựa theo các bộ Tam Tạng khác và ghi thêm các bộ sau:
http://www.kanji.zinbun.kyoto-u.ac.jp/~wittern/can/

  24. 續經疏部 Tục Kinh Sớ Bộ

  25. 續律疏部 Tục Luật Sớ Bộ

  26. 續論疏部 Tục Luận Sớ Bộ

  27. 續諸宗部 Tục Chư Tông Bộ

  28. 悉曇部 Tất Đàm Bộ

  29. 古逸部 Cổ Dật Bộ

  30. 大小乘譯經部 Đại Tiểu Thừa Dịch Kinh Bộ

  31. 大小乘譯律部 Đại Tiểu Thừa Dịch Luận Bộ

3) Giáo sư Christian Wittern ghi nhận ấn bản CBETA 2007 bao gồm 56 tập của Taisho (tập 1-55, và tập 86), cộng thêm các văn liệu trích từ Toản Tục Tạng (Zokuzokyo) không tìm thấy trong Taisho. Vài con số thống kê của CBETA 2007:

     Tổng số đề mục (titles): 3,597

    Tổng số quyển (juan): 14,034

    Tổng số Hán tự: 147,721, 972

    Tổng số ký tự sử dụng: 35,755

* * *

Vĩnh Lạc Bắc Tạng -
永樂北藏 (Yongle bei zang - Yongle Tripitaka)
http://dharmasound.net/Tripitaka/Yongle/

20 sets, 1654 titles, 200 PDF files (4.9 Gb)

1. Đại Thừa Kinh Bát Nhã bộ

2. Đại Thừa Kinh Bảo Tích bộ

3. Đại Thừa Kinh Đại Tập bộ

4. Đại Thừa Kinh Hoa Nghiêm bộ

5. Đại Thừa Kinh Niết Bàn bộ

6. Đại Thừa Kinh ngũ đại bộ ngoại trọng dịch Kinh

7. Đại Thừa Kinh ngũ đại bộ ngoại đơn dịch Kinh

8. Tiểu Thừa Kinh A Hàm bộ

9. Tiểu Thừa Kinh đơn dịch Kinh

10. Tống Nguyên nhập Tạng chư Đại Tiểu Thừa Kinh

11. Tống Nguyên nhập Tạng chư Đại Tiểu Thừa Kinh chi dư

12. Đại Thừa Luật

13. Tiểu Thừa Luật

14. Đại Thừa Luận

15. Tiểu Thừa Luận

16. Tống Nguyên tục nhập Tạng chư Luận

17. 西 Tây Thổ Thánh Hiền soạn tập

18. Thử Thổ trước thuật

19. Đại Minh tục nhập Tạng chư tập

20. Phụ nhập Nam Tạng hàm hiệu trước thuật

* * *

Càn Long Đại Tạng Kinh
乾隆大藏經 (Qianlong da zang jing - Dragon Tripitaka)
http://dharmasound.net/Tripitaka/Qianlong/

17 sets, 1669 titles, 168 PDF files (4.56 Gb)

1. Đại Thừa Bát Nhã bộ

2. Đại Thừa Bảo Tích bộ

3. Đại Thừa Đại Tập bộ

4. Đại Thừa Hoa Nghiêm bộ

5. Đại Thừa Niết Bàn bộ

6. Đại Thừa ngũ đại bộ ngoại dịch Kinh

7. Đại Thừa đơn dịch Kinh

8. Tiểu Thừa A Hàm bộ

9. Tiểu Thừa đơn dịch Kinh

10. Tống Nguyên nhập Tạng chư Đại Tiểu Thừa Kinh

11. Đại Thừa Luật

12. Tiểu Thừa Luật

13. Đại Thừa Luận

14. Tiểu Thừa Luận

15. Tống Nguyên tục nhập Tạng chư Luận

16. 西 Tây Thổ Thánh Hiền soạn tập

17. Thử Thổ trước thuật

* * *

Cao Li Đại Tạng Kinh (高麗大藏經)

Đại tạng kinh Hàn quốc (高麗大藏經 -- Cao Li Đại tạng kinh) là một tập hợp kinh điển Hán tự, khắc trên 81,340 bản gỗ in. Mỗi bản gỗ có kích thước 24 cm x 70 cm, bề dày từ 2.6 cm đến 4 cm, nặng khoảng 3-4 kg. Trung bình, mỗi mặt của bản gỗ có khắc 23 hàng chữ, mỗi hàng có 14 chữ Hán cỗ.

Tạng kinh này còn được gọi là Bát vạn Đại tạng kinh (八萬大藏經), hiện được lưu trữ tại chùa Hải Ấn (海印寺 , Haeinsa - Hanja, Hải Ấn tự) thuộc tỉnh Gyeongsangnam, Nam Hàn. Toàn bộ Đại tạng được khắc trong 16 năm, từ năm 1236 đến 1251, gồm có 52,382,960 Hán tự, trong 1,496 tựa đề (danh mục) và 6,568 quyển (xem http://en.wikipedia.org/wiki/Tripitaka_Koreana ). Vào năm 1992, Viện Nghiên cứu Tam tạng Cao Li (Tripitaka Koreana Research Institute, http://www.sutra.re.kr ) thực hiện dự án số hóa Đại tạng, và các phiên bản từ công trình số hóa lần lượt được phổ biến và cải tiến từ năm 1996.

*  * *

Vài tựa đề thường gặp:

 大正新修大藏經 (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh -- Taisho Shinshu Daizokyo), thường viết gọn là 大正 (Taisho - Đại Chính)

中華大藏經 (Trung Hoa Đại Tạng Kinh -- Zhonghua Dazangjing)

高麗大藏經 (Cao Li Đại Tạng Kinh)

卍續藏 (Vạn Tục Tạng -- wan xu zang)

卍新纂續藏經 (Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh)

卍續藏經總目錄 (Vạn Tục Tạng Kinh Tổng Mục Lục)

大日本續藏經 (Đại Nhật Bản Tục Tạng Kinh -- dainippon zokuzokyo), viết gọn là 續藏經 (Tục Tạng Kinh -- xu zang jing, zokuzokyo)

CBETA: Chinese Buddhist Electronic Text Association - Hiệp hội Phật điển Điện tử Trung Hoa

(中華電子佛典協會 Trung Hoa Điện tử Phật điển Hiệp hội). Đài Loan.

BDK: Bukkyo Dendo Kyokai (佛敎傳道協會 Phật giáo Truyền đạo Hiệp hội), Society for the Promotion of Buddhism, Hội Truyền bá Phật giáo, Nhật Bản

SAT: Samganikikrtam Taisotripitakam (Digitalization of the Taisho Tripitaka), chương trình hợp tác số hóa Tam tạng của các đại học Nhật Bản và Hiệp hội Nhật Bản Nghiên cứu Ấn Độ và Phật giáo (JAIBS - Japanese Association of Indian and Buddhist Studies) -  http://21dzk.l.u-tokyo.ac.jp/SAT/index_en.html

*

(juàn, chuan) Quyển: cuốn (book) (sách gồm nhiều phần, mỗi phần đóng làm một cuốn riêng, gọi là quyển - tàng thư tam vạn quyển 藏書三萬卷 tàng trữ ba vạn cuốn)

(bù) Bộ (set)

(jí) Tập: tập sách (volume)

(mù) Mục: mục lục (catalog), chỉ mục (index), danh mục (title)

(zhāng, zhàng) Chương: bài văn, đoạn mạch văn trong sách (chapter)

(pǐn) Phẩm: tác phẩm, phẩm loại (part)

* * * * *

Đại tạng kinh Bắc truyền (2)

ĐÔI ĐIỀU GHI CHÉP VỀ ĐẠI TẠNG KINH
Liên Hương
(Nguyệt san Giác Ngộ, số 107, tháng 2-2005)

*

Ðại tạng kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, Ðại tạng kinh là một toàn tập bao gồm tất cả những thánh thư Phật giáo theo hệ thống Nam truyền và Bắc truyền, chia thành ba nhóm lớn: Kinh, Luật, Luận. Nhân đây, chúng tôi xin điểm qua vài nét về Đại tạng kinh.

Dưới các triều Hiếu Minh đế (516-528) của nhà Bắc Ngụy, Tề Minh đế (494-498) của nhà Nam Tề và các đời vua Vũ đế, Văn đế và Tuyên đế của nhà Trần (557-583), kinh điển Phật giáo đã được gom thành toàn tập mệnh danh là Ðại tạng kinh và được sao chép để thờ tại các tự viện chính. Riêng Tùy Văn đế (581-604) đã hạ chiếu sao tả 46 bộ Ðại tạng kinh để thờ tại các chùa chính trong mỗi châu, nhưng vẫn chưa đặt vấn đề tiêu chuẩn hóa Ðại tạng kinh. Tuy thế, danh xưng "Ðại tạng kinh" chỉ xuất hiện vào thời Tùy - Ðường, còn trước đó chỉ gọi là Nhất thiết chúng tạng kinh điển.

Ðại tạng kinh được hình thành dần dần. Trước tiên, chỉ kinh Phật được xếp vào Ðại tạng. Một bản kinh muốn được xếp vào Ðại tạng (danh từ chuyên môn gọi là "nhập tạng") phải được sự phê chuẩn của nhà vua. Thông thường, hoàng đế sẽ tham khảo ý kiến của các vị cao tăng cổ đức xem bản kinh đó có đúng thật là kinh Phật hay ngụy kinh. Sau thời Ngũ đại, các trước tác của các tông phái mới lần lượt được nhập tạng.

Căn cứ trên thứ tự niên đại, lần lượt có các bản Ðại tạng kinh như sau:

1. Khai Bảo tạng (開寶藏, còn gọi là Bắc Tống tạng bản, Sắc bản, Thục bản):

Ðây là bản Ðại tạng kinh đầu tiên được ấn loát bằng bản gỗ khắc vào năm 971 tại Ích Châu (Thành Ðô) thuộc đất Thục (tỉnh Tứ Xuyên hiện nay) theo mệnh lệnh của Tống Thái Tổ. Mãi đến năm 983, việc in kinh mới hoàn thành. Số lượng kinh trong tạng là 1.076 bộ. Bộ kinh này về sau trở thành cơ sở cho Cao Ly Ðại tạng kinh.

2. Đan Châu tạng (còn gọi là Đan bản, Đan tạng, Liêu bản):

Bản này do vua Liêu Hưng Tông nước Khất Ðan (Ðại Liêu) hạ chỉ khắc bản tại Nam Kinh (nay là thành phố Bắc Kinh. Thời Liêu gọi Bắc Kinh là Nam Kinh, còn thành phố Nam Kinh hiện nay gọi là Kim Lăng). Công trình này mãi đến năm 1072 đời vua Ðạo Tông mới hoàn thành. Bản này có dạng chữ in nhỏ nhất, nay đã thất lạc.

3. Kim tạng (趙城金藏, còn gọi là Triệu thành tạng bản, Kim khắc tạng kinh):

Bản này do ông Thôi Pháp Trân ở Lộ Châu, Sơn Tây chủ xướng, khắc in vào thời Kim tại chùa Thiên Ninh, Giải Châu (Sơn Tây). Ðến năm 1173 mới hoàn thành, hoàn toàn giống bản đời Bắc Tống, chỉ khác cách trình bày. Bản này hiện đã thất lạc, chỉ còn một ít (chừng 4.597 quyển) tại chùa Tiêu Sơn Quảng Thắng ở huyện Triệu Thành, tỉnh Sơn Tây vào năm 1934. Không biết bản này còn tồn tại sau cơn biến nạn Cách mạng văn hóa hay không!

4. Tỳ Lô tạng (毘盧藏, còn gọi là Phúc Châu tạng, Phước Châu Khai Nguyên tự bản):

Do các vị Bản Minh, Bản Ngộ, Hạnh Sủng, Pháp Diêu, Duy Xung, Liễu Nhất quyên mộ khắc bản tại chùa Khai Nguyên ở Phúc Châu vào năm 1112 thời Tống.

5. Tư khê Viên Giác tạng (圓覺藏, còn gọi là Hồ Châu bản):

Do các ngài Vương Vĩnh Tùng ở Tư Khê (Hồ Châu), Tịnh Phạm ở viện Ðại Từ, Hoài Thâm ở viện Viên Giác quyên mộ khắc in năm 132 thời Nam Tống, gồm có 1.412 bộ.

6. Tư Khê Tư Phúc tạng (資福藏):

Tạng kinh do Tư Phúc Thiền Tự ở Tư Khê châu An Cát (nay là huyện Ngô Hưng, tỉnh Triết Giang) gồm 1.464 tác phẩm.

7. Cao Ly tạng (高麗大藏經 , còn gọi là Tiên bản, Ly tạng):

Gồm nhiều loại:

     7.1) Sơ điêu bản: khắc in vào năm 1011 dùng Thục bản làm gốc, thêm vào các soạn thuật ghi trong Trinh Nguyên mục lục, hoàn thành năm 1082.

     7.2) Tái điêu bản: hiện được cất giữ tại chùa Hải Ấn (Haeinsa) ở Hàn Quốc. Bản này được khắc in từ năm 1236 đến năm 1251 để cầu nguyện đẩy lùi quân Nguyên. Hiện bản này đã được điện tử hóa và lưu hành dưới dạng CD, giới nghiên cứu thường mệnh danh bản Ðại tạng này là Tripitaka Koreana.

8. Phổ Ninh tạng (普寧藏 Nguyên bản):

Do các vị Ðạo An, Như Nhất quyên góp khắc in tại chùa Phổ Ninh, huyện Dư Hàng, tỉnh Triết Giang. Bản này dựa theo Hồ Châu bản đời Tống thêm vào tác phẩm Tông Kính Lục của ngài Vĩnh Minh, tổng cộng là 1.437 bộ kinh, luận, trước tác.

9. Hoằng Pháp tạng:

Do vua Nguyên Thế Tổ hạ chỉ khắc bản tại chùa Hoằng Pháp ở Bắc Bình vào năm 1277 đến 1294 mới hoàn thành. Toàn tạng gồm 1.654 tác phẩm. Mỗi trang in gồm 5 hàng, mỗi hàng 17 chữ. Nội dung kinh luận được chọn nhập tạng dựa theo bản Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Ðồng Tổng Lục. Hiện nay bản này hoàn toàn bị thất lạc.

10. Hồng Vũ Nam tạng (洪武南藏):

Ðại tạng kinh do vua Minh Thái Tổ khắc in tại chùa Tường Sơn ở Kim Lăng năm 1372 (niên hiệu Hồng Vũ) đến năm 1403 thời Minh Thành Tổ mới hoàn thành. Bản này gồm 1.625 tác phẩm.

11. Vĩnh Lạc Nam tạng ( 永樂南藏 ):

Bản này chỉ là bản Hồng Vũ có thay đổi chút ít, chia thành mười bộ (nhóm chính): Ðại Thừa Kinh, Tiểu Thừa Kinh, Tống Nguyên Nhập Tạng Chư Ðại Tiểu Thừa Kinh, Tây Ðộ Thánh Hiền Soạn Tập (các trước tác của các vị cổ đức Thiên Trúc), Ðại Thừa Luật, Tiểu Thừa Luật, Tục Nhập Tạng Chư Luật và Thử Phương Soạn Thuật (các trước tác của chư Tổ Trung Hoa). Toàn tạng gồm 1.625 bộ, in từ năm 1412 đến 1417 theo hình thức mỗi trang 30 hàng, mỗi hàng 17 chữ. Cứ 5 hàng là một cột.

12. Long tạng (龍藏) :

Ðại tạng kinh được khắc in vào năm 1735 (năm Ung Chánh thứ 13) đến năm 1738 (năm Càn Long thứ 3) mới hoàn thành. Vì được hoàn thành vào đời vua Càn Long nhà Thanh nên nó được gọi là Càn Long Ðại tạng kinh, hay gọi tắt là Long tạng. Toàn tạng gồm 1.662 bộ. Ðây là bản Ðại tạng kinh lớn nhất do hoàng triều khắc in.

13. Trung Hoa Đại tạng kinh (中華大藏經):

Do Tu Ðính Trung Hoa Ðại Tạng Kinh Hội ấn hành vào năm 1956. Chủ biên là Thái Niệm Sanh. Toàn tạng gồm bốn đại pháp: Tuyển tạng, Tục tạng, Dịch tạng và Tổng mục lục. Từ năm khởi xướng cho đến 20 năm sau dù liên tục ấn hành, bộ Ðại Tạng này vẫn chưa hoàn thành, nhưng vẫn được giới nghiên cứu tham khảo rộng rãi.

14. Phật giáo Đại tạng kinh ( 佛教大藏經 ):

Do ngài Quảng Ðịnh biên tu ấn hành tại Ðài Loan từ năm 1977 đến 1983 gồm cả Chánh tạng lẫn Tục tạng, gồm 2.643 quyển, chia thành 162 tập. Ðây là bộ Ðại tạng tương đối hoàn chỉnh nhất vì đã tổng hợp các bản Ðại Chánh tạng, Tích Sa tạng, Gia Hưng tạng, Vạn Chánh, Tục tạng để bổ khuyết, đồng thời du nhập các bản kinh dịch từ tiếng Tạng và Pali.

15. Súc Loát Đại tạng kinh (縮刻藏, gọi đủ: Đại Nhật Bản Hiệu Đính Súc Khắc Đại tạng kinh):

Bản này thường được các nhà học giả Tây phương gọi là Tokyo Edition. Bản này ấn hành từ năm 1880 đến 1885 dùng bản Cao Ly tạng tàng trữ tại chùa Tăng Thượng ở Ðông Kinh làm gốc, đối chiếu với Tống bản (Hồ Châu tạng), Nguyên tạng, Minh tạng, thêm vào các trước tác của Mật giáo và các tác phẩm của chư cổ đức Nhật Bản. Toàn tạng gồm 1.918 bộ kinh, sách.

16. Vạn Tự Tục tạng kinh ( 卍字續藏經 , còn gọi là Đại Nhật Bản Hiệu Đính Huấn Điểm Đại tạng kinh):

Do thư viện Tàng Kinh ở Kinh Ðô (Kyoto) ấn hành. Bản này do ngài Nhẫn Trừng hiệu đính, ấn hành từ năm 1902 đến năm 1905. Bản này gồm 1.625 bộ. Sau khi Ðại Chánh tân tu Ðại tạng kinh ấn hành, bản này ít được thông dụng hơn. Năm 1905-1912, lại in thêm Ðại Nhật Bản Tục tạng kinh gồm 750 tập chép hơn 950 tác phẩm. Cùng với Ðại Chánh tân tu Ðại tạng kinh, bản này thường được đối chiếu để khảo cứu. Ta quen gọi tắt là "tạng chữ Vạn".

17. Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大藏經 Taishò Shinsu Daizòkyò; gọi tắt là Đại Chánh tạng):

Do Ðông Kinh Ðại Chánh Nhất Thiết Kinh San Hành Hội ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934 do các vị Cao Nam Thuận Thứ Lang, Ðộ Biên Hải Húc và Tiểu Dã Huyền Diệu chủ biên. Toàn tạng gồm 100 tập, 55 tập đầu quan trọng nhất vì bao gồm toàn bộ các kinh, luật, luận trọng yếu. Bản này hiện thời được coi là bản kinh tiêu chuẩn vì mỗi bản kinh, luận đều được khảo dị, hiệu đính tỉ mỉ, còn ghi chú các thuật ngữ bằng tiếng Pali và Sanskrit.

Ngoài những bản trên, còn có các bản khắc khác, nhưng chúng tôi lướt qua không nhắc đến vì chúng ít quan trọng hơn. Chẳng hạn, bản Phật Quang Sơn Ðại tạng kinh do Học hội Phật giáo Phật Quang Sơn của Pháp sư Tinh Vân biên soạn và ấn hành dù nội dung rất công phu vẫn không được phổ biến rộng rãi bằng Ðại Chánh và tạng chữ Vạn.

* * * * *

 Đại tạng kinh Bắc truyền (3)

Theo Huimin Bhiksu (Tỳ-khưu Huệ Minh), Director, Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA, 2008):

Tên                                                                     (số bài kinh)

大正藏 (Taisho Shinshu Tripitaka – Đại chánh tạng) 2457 (+529)

房山石經 (Fangshan Stone Sutras – Phòng sơn thạch kinh) 1099

開寶藏 (Kaibaozang – Khai bảo tạng) 1080

崇寧藏 (Chongningzang – Sùng ninh tạng) 1440

毘盧藏 (Piluzang – Tì lô tạng) 1715

圓覺藏 (Yuanjuezang – Viên giác tạng) 1454

資福藏 (Zifuzang – Tư phúc tạng) 1459

磧砂藏 (Qisgazang – Thích sa tạng) 1534

宋藏遺珍 (Sungzangyichen – Tống tạng dị trân) 47

趙城金藏 (Zhaochengzang – Triệu thành kim tạng) 1570

普寧藏 (Puningzang – Phổ ninh tạng) 1437

洪武南藏 (Hongwunanzang – Hồng vũ nam tạng) 1463

永樂南藏 (Yongle Nanzang – Vĩnh lạc nam tạng) 1610

永樂北藏 (Yongle Beizang - Vĩnh lạc bắc tạng) 1661

嘉興藏 (Zhaochengzang – Gia hưng tạng) 743

乾隆藏 (Qianlongzang – Càn long tạng) 1709

佛教藏 (Fochiaozang – Phật giáo tạng) 2185

中華藏 (Zhonghua Dazangjing – Trung hoa tạng) 1971

高麗藏 (Korean Tripitaka – Cao ly tạng) 1543

縮刻藏 (Sokezang – Súc khắc tạng) 1916

卍正藏 (Manji Edition – Vạn chánh tạng) 1644

新纂卍續藏 (Shin Zokuzokyo – Tân toản vạn tục tạng) 3995

* * * * *

 

[ Home ]

24-11-2013