Từ điển Thiều Chửu
蹇 - kiển
① Khiễng, chân đi tập tễnh, vì thế nên những nỗi khốn ách chậm chạp đều gọi là kiển. Như kiển tắc 蹇塞 vận bĩ, cái gì túng ngặt không gỡ ra được gọi là kiển. Như thơ Mạnh Giao 孟郊 có câu: Sách kiển phó tiền trình 策蹇赴前程 quất ngựa hèn tiến lên đường. ||② Láo lếu, đối với người kiêu ngạo vô lễ gọi là yển kiển 偃蹇 hay kiêu kiển 驕蹇. ||③ Dùng làm tiếng phát ngữ.

Từ điển Trần Văn Chánh
蹇 - kiển
(văn) ① (Đi) khập khiễng; ② Chậm chạp; ③ Khó khăn, bế tắc, túng ngặt: 蹇塞 Bế tắc; ④ Kiêu căng, kiêu ngạo, ngạo mạn: 驕蹇 Kiêu căng; ⑤ Ngựa tồi, ngựa hèn: 策蹇赴前程 Quất ngựa hèn tiến lên đường (Mạnh Hạo Nhiên: Đường Thành quán trung tảo phát kí Dương sứ quân); ⑥ Nói lắp (như 謇, bộ 言); ⑦ Trợ từ đầu câu (như 謇, bộ 言).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
蹇 - kiển
Chân khập khiễng — Ngựa không đi được — Tên quẻ trong kinh Dịch, dưới quẻ Cấn, trên quẻ Khảm, tượng trưng cho sự khó khăn — Ngay thẳng, không chịu khuất phục.


跋前蹇後 - bạt tiền kiển hậu || 蹇滯 - kiển trệ || 偃蹇 - yển kiển ||