Từ điển Thiều Chửu
契 - khế/tiết/khiết/khất
① Ước, làm văn tự để tin gọi là khế. ||② Hợp, một cái giấy viết làm hai mảnh, xé đôi ra, mỗi người giữ một mảnh gọi là khế, tức như giấy hợp đồng bây giờ. ||③ Ý chí hợp nhau gọi là tương khế 相契. ||④ Ðồ đốt mai rùa để bói. ||⑤ Một âm là tiết. Ông Tiết là bầy tôi vua Thuấn và là tổ nhà Thương. ||⑥ Lại một âm là khiết. Khiết khoát 契闊 nhọc nhằn. Bạn bè xa cách nhau cũng gọi là khiết khoát. ||⑦ Lại một âm nữa là khất. Khất đan 契丹 tên một nước nhỏ ngày xưa, thuộc tỉnh Trực-lệ bây giờ. sau đổi là nước Liêu.

Từ điển Trần Văn Chánh
契 - khế/khất
① Văn tự, văn khế: 地契 Văn tự ruộng; 房契 Văn tự nhà; ② Đồ dùng để bói thời xưa; ③ Hợp ý nhau, ăn ý nhau, tương hợp: 默契 Thoả thuận ngấm ngầm, ăn ý nhau; ④ (văn) Nhận, chọn; ⑤ (văn) Cắt, khắc, chạm.

Từ điển Trần Văn Chánh
契 - khiết
(văn) Xa cách.

Từ điển Trần Văn Chánh
契 - tiết
Tên người (tổ tiên của nhà Thương, Trung Quốc cổ đại).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
契 - khế
Giao hẹn với nhau — Tờ giấy ghi những điều đã hẹn với nhau và phải làm đúng — Hợp nhau.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
契 - khiết
Đưa ra. Đưa lên — Khắc sâu vào — Các âm khác là Kiết, Khế.


白契 - bạch khế || 衿契 - câm khế || 掌契 - chưởng khế || 契友 - khế hữu || 契兄弟 - khế huynh đệ || 契券 - khế khoán || 契約 - khế ước || 券契 - khoán khế || 債契 - trái khế || 文契 - văn khế ||