Từ điển Thiều Chửu
墨 - mặc
① Sắc đen. ||② Mực. ||③ Hình mặc. Một thứ hình pháp đời xưa thích chữ vào mặt rồi bôi mực vào. ||④ Tham mặc, quan lại tham tiền làm sai phép gọi là mặc lại 墨吏. ||⑤ Ðạo Mặc, đời Chiến-quốc có ông Mặc Ðịch 墨翟 lấy sự yêu hết mọi người như mình làm tôn chỉ, cho nên gọi là Ðạo Mặc. ||⑥ Nước Mặc, gọi tắt nước Mặc-tây-kha 墨西哥 (Mexico) ở châu Mĩ. ||⑦ Một thứ đo ngày xưa, năm thước là một mặc.

Từ điển Trần Văn Chánh
墨 - mặc
① Mực: 一錠墨 Một thoi mực; 研墨 Mài mực; 墨太稠了 Mực đặc quá; 油墨 Mực (để in); ② Đồ đo chiều dài thời xưa (bằng 5 thước); ③ Chữ viết hoặc tranh vẽ: 遺墨 Bút tích; ④ Sự hiểu biết, kiến thức, sự học: 胸無點墨 Dốt nát, mít đặc; ⑤ Đen, râm: 墨鏡 Kính râm; ⑥ (văn) Tham ô: 貪官墨吏 Quan lại tham nhũng; ⑦ Hình phạt bôi mực (một thứ hình phạt xưa, thích chữ vào mặt hoặc trán rồi bôi mực vào để làm dấu); ⑧ [Mò] (Tên gọi tắt) nước Mê-hi-cô (墨西哥, thuộc Châu Mĩ la-tinh); ⑨ [Mò] (Họ) Mặc.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
墨 - mặc
Mực để viết — Màu đen — Họ người.


埃墨 - ai mặc || 潑墨 - bát mặc || 近硃近墨 - cận chu cận mặc || 遺墨 - di mặc || 翰墨 - hàn mặc || 墨家 - mặc gia || 墨形 - mặc hình || 墨客 - mặc khách || 墨魚 - mặc ngư || 墨迹 - mặc tích || 墨子 - mặc tử || 儒墨 - nho mặc || 粉墨 - phấn mặc || 繩墨 - thằng mặc || 水墨 - thuỷ mặc || 絶墨 - tuyệt mặc ||