Từ điển Thiều Chửu
兀 - ngột
① Cao mà bằng đầu. Bây giờ quen gọi là cao chót, như đột ngột 突兀 chót vót. ||② Ngây ngất, như hằng ngột ngột dĩ cùng niên 恆兀兀以窮年 thường lo đau đáu suốt năm. ||③ Lại là lời trợ ngữ, trong các bài từ nhà Nguyên họ hay dùng. ||④ Ngột giả 兀者, kẻ bị chặt gẫy một chân.

Từ điển Trần Văn Chánh
兀 - ngột
(văn) ① Chặt chân: 兀者 Người bị chặt một chân; ② Cao mà phẳng ở phần trên, cao chót vót: 兀立 Đứng thẳng; 突兀 Chót vót; 蜀山兀,阿房出 Núi Thục cao phẳng, cung A Phòng hiện ra (Đỗ Mục: A Phòng cung phú); ③ Ngây ngất, ngớ ngẩn, lơ mơ không biết gì cả: 臨文乍了了,徹卷兀若無 Vừa đọc tới bài văn thì chợt hiểu, đọc xong thì ngớ ngẩn như không có gì (Liễu Tôn Nguyên: Độc thư); ④ Này; ⑤ Đầu ngữ, kết hợp với 誰,那,thành 兀誰 (ngột thùy) (= ai?), 兀那 (ngột na) (= kia) (thường dùng trong thể từ và kịch khúc đời Nguyên): 古今別離難,兀誰畫蛾眉遠山? Xưa nay li biệt khó, ai vẽ mày ngài núi xa? (Lưu Yên: Thái thường dẫn); 兀那彈琵琶的是哪位娘娘? Kia đàn tì bà là vị nương nương nào? (Hán cung thu, hồi 1).

Từ điển Trần Văn Chánh
兀 - ô
【兀禿】ô ngốc [wutu] ① Nước âm ấm; ② Không sảng khoái.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
兀 - ngoạt
Ta quen đọc Ngột.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
兀 - ngột
Cao mà bằng phẳng. Nói về thế đất ( đỉnh núi, đỉnh đồi ) — Đần độn, vô tri — Hình phạt chặt chân thời xưa.


突兀 - đột ngột || 兀立 - ngột lập ||