Từ điển Thiều Chửu
伏 - phục
① Nép, nằm phục xuống. ||② Nấp, giấu, như phục binh 伏兵 giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh.

Từ điển Trần Văn Chánh
伏 - phục
① Cúi xuống: 伏案 Cúi đầu xuống bàn; ② Lên xuống: 此起彼伏 Chỗ này dâng lên, chỗ kia lắng xuống; ③ Ẩn nấp, ẩn náu, phục: 伏擊 Phục kích; 晝伏夜出 Ngày ẩn đêm ra (hoạt động); ④ Ba mươi ngày nóng nhất trong mùa hạ (sơ phục, trung phục và mạt phục); ⑤ Khuất phục, cúi đầu thừa nhận: 伏輸 Chịu thua; 伏罪 Nhận tội; ⑥ (văn) Kính, cúi (đặt trước động từ, biểu thị sự tôn kính đối với đối phương, thường dùng trong thể văn thư tín, tấu sớ...): 伏望執事以同明之義, 命將北征 Cúi (kính) mong ngài lấy cái tình nghĩa đồng minh mà ra lệnh cho các tướng sĩ tiến quân đánh về phía bắc (Gia Cát Lượng: Dữ Tôn Quyền thư); 伏惟 Cúi nghĩ; ⑦ (điện) Vôn; ⑧ [Fú] (Họ) Phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
伏 - bặc
Dùng như chữ Bặc 匐 — Các âm khác là Phúc, Phục.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
伏 - phúc
Ấp trứng ( nói về chim gà ) — Các âm khác là Bặc, Phục. Xem các âm này.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
伏 - phục
Cúi sát mặt xuống đất. Td: Phủ phục. Đoạn trường tân thanh có câu: » Lạ thay oan khí tương triền, nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra « — Ẩn giấu. Núp kín. Td: Mai phục — Chịu theo. Td: Khuất phục — Chịu tội. Td: Phục chu ( bị xử chém ).


陰伏 - âm phục || 隱伏 - ẩn phục || 慴伏 - chiếp phục || 埋伏 - mai phục || 冤伏 - oan phục || 頫伏 - phủ phục || 伏案 - phục án || 伏波 - phục ba || 伏拜 - phục bái || 伏兵 - phục binh || 伏惟 - phục duy || 伏刑 - phục hình || 伏劍 - phục kiếm || 伏龍 - phục long || 伏莽 - phục mãng || 伏念 - phục niệm || 伏法 - phục pháp || 伏土 - phục thổ || 伏雌 - phục thư || 伏思 - phục tư || 伏祈 - phục kì || 初伏 - sơ phục || 潛伏 - tiềm phục || 威伏 - uy phục ||