Từ điển Thiều Chửu
京 - kinh
① To, chỗ vua đóng đô gọi là kinh sư 京師 nghĩa là chỗ đất rộng mà nhiều người. Lại đồng nghĩa với chữ nguyên 原, như cửu kinh 九京 bãi tha ma. Mồ mả quan nhà Tấn đều chôn ở Cửu kinh nên sau gọi bãi tha ma là Cửu kinh, cũng như nói nơi cửu nguyên 九原 vậy.

Từ điển Trần Văn Chánh
京 - kinh
① (Thủ) đô: 京城 Kinh đô, đô thành; ② Thủ đô Bắc Kinh (nói tắt): 京廣鐵路 Tuyến đường sắt Bắc Kinh—Quảng Châu; ③ (văn) Gò cao do người đắp: 于塹裏筑京, 皆高五六丈 Đắp gò cao trong hào, đều cao năm, sáu trượng (Tam quốc chí); ④ (văn) Kho lúa to hình tròn: 有新成圓京者二家 Mới xây xong hai kho lúa lớn hình tròn (Quản tử); ⑤ (văn) Cá kình (dùng như 鯨): 騎京魚 Cỡi con cá kình (Dương Hùng: Vũ lạp phú); ⑥ [Jing] Tên một dân tộc: 京族 Dân tộc Kinh (1. Dân tộc ít người ở Quảng Tây, Trung Quốc; 2. Dân tộc đông người nhất ở Việt Nam); ⑦ (Họ) Kinh

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
京 - kinh
Cái gò thật lớn thật cao do người đắp nên ( gò đất thiên nhiên gọi là Khâu ) — Nơi vua đặt triều đình — To lớn — Con số 10 triệu là một Kinh.


北京 - bắc kinh || 帝京 - đế kinh || 東京 - đông kinh || 京都 - kinh đô || 京師 - kinh sư || 京成 - kinh thành || 赴京 - phó kinh || 神京 - thần kinh || 升京 - thăng kinh || 上京 - thượng kinh || 燕京 - yên kinh ||