LUẬN KINH VÔ LƯỢNG THỌ - Bản dịch Việt ngữ số 1 Dịch giả: Nguyên Thuận (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T26 - Kinh số 1524 - Tổng cộng kinh này có 1 quyển.) Thế Tôn con nay với một lòng Quy mạng tận cùng khắp mười phương Vô ngại quang minh của Như Lai Nguyện vãng sanh về nước An Lạc Con sẽ y theo vào Khế Kinh Là tướng chân thật của công đức Nay con nói bài kệ tổng trì Tương ứng khế hợp lời Phật dạy Quán tưởng thật tướng thế giới kia Vượt hơn sáu đường trong Tam Giới Cứu cánh bao la như hư không Quảng đại rộng lớn vô biên tế Sanh từ Chánh Đạo đại từ bi Và từ thiện căn xuất thế gian Thanh tịnh trong sáng viên mãn túc Như là gương sáng vầng nhật nguyệt Thể tánh làm bằng các trân bảo Đầy đủ trang nghiêm vi diệu kỳ Rực rỡ vô cấu ánh quang minh Thanh tịnh chiếu sáng soi thế gian Bảo tánh ví như cỏ công đức Nhu nhuyễn mềm mại trái phải xoay Ai chạm vào thời được an vui Cỏ mềm nhu nhuyễn còn kém xa Nơi ấy có ngàn muôn vạn loại Hoa báu trùm khắp ao suối nước Gió thổi lay động bông hoa lá Áng sáng xen kẽ len lỏi xoay Có những cung điện cùng lầu các Thấy tận mười phương không chướng ngại Nhiều thứ cây lạ phóng sắc quang Châu báu lan can bao quanh khắp Lại có vô lượng màn lưới báu Quấn trùm giăng bủa khắp hư không Phát ra đủ mọi tiếng chuông vang Đều là tuyên thuyết diệu Pháp âm Mưa xuống hoa y dùng trang nghiêm Vô lượng hương thơm xông khắp nơi Phật trí trong sáng như mặt trời Diệt trừ si ám của thế gian Phạm âm thanh ngữ rộng vang xa Vi diệu nghe đến thấu mười phương Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Lượng Thọ Khéo làm Pháp Vương ở nơi đó Thánh chúng thanh tịnh Như Lai kia Hoa sen hóa sanh từ chánh giác Yêu mến vui thích Phật Pháp vị Chánh định thiền duyệt làm thức ăn Thân tâm phiền não vĩnh dứt trừ Thường luôn thọ vui chẳng gián đoạn Do bởi căn lành nơi Đại Thừa Bình đẳng không có tên khinh miệt Chẳng ai sinh về làm thân nữ Cùng theo Nhị Thừa hay khuyết căn Tất cả chúng sanh cõi nước ấy Hết thảy sở nguyện đều mãn túc Vì thế con nay nguyện vãng sanh Vô Lượng Thọ Phật cõi tịnh độ Vi diệu thanh tịnh đài hoa sen Trang nghiêm vô lượng đại bảo vương Tướng tốt quang minh chiếu một tầm Sắc tướng siêu tuyệt các chúng sanh Phạm âm vi diệu Như Lai kia Tiếng vang nghe tận đến mười phương Đất nước gió lửa cùng hư không Tất cả đều đồng vô phân biệt Trời người thánh chúng trụ bất thối Thanh tịnh từ biển trí tuệ sanh Như Diệu Cao Sơn vua của núi Thù thắng vi diệu không ai bằng Trời người đầy đủ tướng trượng phu Cung kính vây quanh chiêm ngưỡng Ngài Do sức bổn nguyện Đức Phật kia Những ai gặp được thời chẳng uổng Sẽ giúp khiến họ chóng viên mãn Vô lượng công đức biển báu lớn Cõi nước An Lạc thanh tịnh diệu Vô cấu Pháp luân thường lăn chuyển Hóa Phật Bồ-tát tựa mặt trời Kiên cố trụ vững như Diệu Cao Ánh sáng trang nghiêm chẳng cấu dơ Một niệm bao gồm tất cả thời Chiếu khắp hết thảy chư Phật hội Lợi ích an vui các chúng sanh Mưa xuống hoa y âm nhạc trời Hương thơm vi diệu để cúng dường Tán thán công đức của chư Phật Chẳng hề có chút tâm phân biệt Những thế giới nào mà không có Tam Bảo công đức Phật Pháp Tăng Họ đều nguyện sẽ vãng sanh đến Hiển thị Phật Pháp như chư Phật Con nay viết bài kệ luận này Nguyện sẽ thấy Phật Vô Lượng Thọ Và cùng hết thảy các chúng sanh Đều đồng vãng sanh An Lạc Quốc Như vậy, con đã dùng bài kệ trên để tổng kết chương cú trong Kinh Vô Lượng Thọ. PHẦN LUẬN Bài kệ nguyện này mang ý nghĩa gì? Đó là chỉ bày cho những ai muốn vãng sanh về cõi nước kia: làm thế nào để quán tưởng Thế giới An Lạc và thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ. ☸ NĂM NIỆM MÔN Quán tưởng như thế nào? Sanh tín tâm ra làm sao? Nếu có thiện nam tử hoặc thiện nữ nhân nào tu hành thành tựu năm niệm môn thì chắc chắn sẽ được vãng sanh về cõi nước An Lạc và thấy Đức Phật Vô Lượng Thọ. Năm niệm môn là những gì? 1. lễ bái 2. tán thán 3. phát nguyện 4. quán sát 5. hồi hướng Tại sao phải lễ bái? Đó là vì muốn bày tỏ ý nguyện vãng sanh về cõi nước kia, hành giả phải nên với thân nghiệp lễ bái Đức Vô Lượng Thọ Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri. Tại sao phải tán thán? Đó là vì muốn tu hành tương ứng như thật, hành giả phải nên với ngữ nghiệp tán thán, xưng danh hiệu của Đức Như Lai kia. Đó là bởi vì danh hiệu của Đức Như Lai kia mang ý nghĩa giống như quang minh và tướng trí tuệ của Ngài. Tại sao phải phát nguyện? Đó là vì muốn tu chỉ như thật, hành giả phải nên với tâm thường phát nguyện, nhất tâm chuyên niệm thời tất sẽ vãng sanh về cõi nước An Lạc. Tại sao phải quán sát? Đó là vì muốn tu quán như thật, hành giả phải nên quán sát với trí tuệ cùng chánh niệm. Quán sát có ba điều. Ba điều đó là những gì? 1. Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia. 2. Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật Vô Lượng Thọ. 3. Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-tát nơi đó. Tại sao phải hồi hướng? Đó là vì muốn thành tựu tâm đại bi, hành giả không bao giờ bỏ mặc cho hết thảy chúng sanh bị khổ não. Tâm của hành giả nên thường vì họ mà phát nguyện hồi hướng. ☸ QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM Ở CÕI NƯỚC CỦA ĐỨC PHẬT KIA Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia thế nào? Công đức trang nghiêm ở quốc độ của Đức Phật kia thành tựu do sức chẳng thể nghĩ bàn, như là tánh của như ý châu, tương tự như vậy nhưng khác. Phàm ai muốn quán sát công đức trang nghiêm ở cõi nước của Đức Phật kia thì có 17 loại cần nên biết. 17 loại đó là những gì? 1. Công đức thanh tịnh thành tựu. 2. Công đức đo lường thành tựu. 3. Công đức tánh thành tựu. 4. Công đức hình tướng thành tựu. 5. Công đức mọi sự thành tựu. 6. Công đức màu sắc vi diệu thành tựu. 7. Công đức xúc chạm thành tựu. 8. Công đức trang nghiêm thành tựu. 9. Công đức mưa thành tựu. 10. Công đức quang minh thành tựu. 11. Công đức diệu âm thành tựu. 12. Công đức chủ thành tựu. 13. Công đức quyến thuộc thành tựu. 14. Công đức thọ dụng thành tựu. 15. Công đức không có các nạn thành tựu. 16. Công đức đại nghĩa môn thành tựu. 17. Công đức hết thảy sở cầu thành tựu. [1] Công đức thanh tịnh thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Quán tưởng thật tướng thế giới kia Vượt hơn sáu đường trong Tam Giới" [2] Công đức đo lường thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Cứu cánh bao la như hư không Quảng đại rộng lớn vô biên tế" [3] Công đức tánh thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Sanh từ Chánh Đạo đại từ bi Và từ thiện căn xuất thế gian" [4] Công đức hình tướng thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Thanh tịnh trong sáng viên mãn túc Như là gương sáng vầng nhật nguyệt" [5] Công đức mọi sự thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Thể tánh làm bằng các trân bảo Đầy đủ trang nghiêm vi diệu kỳ" [6] Công đức màu sắc vi diệu thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Rực rỡ vô cấu ánh quang minh Thanh tịnh chiếu sáng soi thế gian" [7] Công đức xúc chạm thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Bảo tánh ví như cỏ công đức Nhu nhuyễn mềm mại trái phải xoay Ai chạm vào thời được an vui Cỏ mềm nhu nhuyễn còn kém xa" [8] Công đức trang nghiêm thành tựu có ba thứ cần nên biết. Những gì là ba? 1. nước 2. đất 3. hư không Nước trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ: "Nơi ấy có ngàn muôn vạn loại Hoa báu trùm khắp ao suối nước Gió thổi lay động bông hoa lá Áng sáng xen kẽ len lỏi xoay" Đất trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ: "Có những cung điện cùng lầu các Thấy tận mười phương không chướng ngại Nhiều thứ cây lạ phóng sắc quang Châu báu lan can bao quanh khắp" Hư không trang nghiêm được diễn tả trong câu kệ: "Lại có vô lượng màn lưới báu Quấn trùm giăng bủa khắp hư không Phát ra đủ mọi tiếng chuông vang Đều là tuyên thuyết diệu Pháp âm" [9] Công đức mưa thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Mưa xuống hoa y dùng trang nghiêm Vô lượng hương thơm xông khắp nơi" [10] Công đức quang minh thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Phật trí trong sáng như mặt trời Diệt trừ si ám của thế gian" [11] Công đức diệu âm thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Phạm âm thanh ngữ rộng vang xa Vi diệu nghe đến thấu mười phương" [12] Công đức chủ thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Lượng Thọ Khéo làm Pháp Vương ở nơi đó" [13] Công đức quyến thuộc thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Thánh chúng thanh tịnh Như Lai kia Hoa sen hóa sanh từ chánh giác" [14] Công đức thọ dụng thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Yêu mến vui thích Phật Pháp vị Chánh định thiền duyệt làm thức ăn" [15] Công đức không có các nạn thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Thân tâm phiền não vĩnh dứt trừ Thường luôn thọ vui chẳng gián đoạn" [16] Công đức đại nghĩa môn thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Do bởi căn lành nơi Đại Thừa Bình đẳng không có tên khinh miệt Chẳng ai sinh về làm thân nữ Cùng theo Nhị Thừa hay khuyết căn" Phàm ai vãng sanh tịnh độ, quả báo của họ là xa lìa hai loại khinh miệt: 1. thân 2. danh xưng Có ba điểm khuyết về thân: 1. hàng Nhị Thừa 2. nữ nhân 3. người với căn không hoàn chỉnh Không có ba điểm khuyết này thì gọi là Viễn Ly Thân Khinh Miệt. Ba danh xưng: hàng Nhị Thừa, nữ nhân và người với căn không hoàn chỉnh, ở cõi nước kia cũng chẳng có ba loại thân đó, hà huống là nghe tên của chúng. Đây gọi là Viễn Ly Danh Xưng Khinh Miệt. Tất cả thánh chúng ở đó đều bình đẳng và đồng một tướng. [17] Công đức hết thảy sở cầu thành tựu được diễn tả trong câu kệ: "Tất cả chúng sanh cõi nước ấy Hết thảy sở nguyện đều mãn túc" Đây là phần lược thuyết về 17 loại công đức trang nghiêm nơi quốc độ của Đức Phật Vô Lượng Thọ. Những công đức này biểu thị cho Đức Như Lai kia thành tựu sức đại công đức tự lợi lợi tha. Phật độ trang nghiêm của Đức Phật Vô Lượng Thọ kia là cảnh giới vi diệu của Đệ Nhất Nghĩa Đế. Tổng quát của đoạn đầu và 16 đoạn kế tiếp với từng đặc điểm riêng đã thứ tự giải thích và cần nên biết. ☸ QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM CỦA ĐỨC PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật kia thành tựu như thế nào? Quán sát công đức trang nghiêm của Đức Phật kia thành tựu có tám thứ cần nên biết. Những gì là tám? 1. tòa sen trang nghiêm 2. thân tướng trang nghiêm 3. lời nói trang nghiêm 4. tâm ý trang nghiêm 5. thánh chúng trang nghiêm 6. thượng thủ trang nghiêm 7. Thánh Chủ trang nghiêm 8. bất hư tác trụ trì trang nghiêm [1] Tòa sen trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Vi diệu thanh tịnh đài hoa sen Trang nghiêm vô lượng đại bảo vương" [2] Thân tướng trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Tướng tốt quang minh chiếu một tầm Sắc tướng siêu tuyệt các chúng sanh" [3] Lời nói trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Phạm âm vi diệu Như Lai kia Tiếng vang nghe tận đến mười phương" [4] Tâm ý trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Đất nước gió lửa cùng hư không Tất cả đều đồng vô phân biệt" Vô phân biệt nghĩa là Ngài không khởi tâm phân biệt. [5] Thánh chúng trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Trời người thánh chúng trụ bất thối Thanh tịnh từ biển trí tuệ sanh" [6] Thượng thủ trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Như Diệu Cao Sơn vua của núi Thù thắng vi diệu không ai bằng" [7] Thánh Chủ trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Trời người đầy đủ tướng trượng phu Cung kính vây quanh chiêm ngưỡng Ngài" [8] Bất hư tác trụ trì trang nghiêm như thế nào? Kệ rằng: "Do sức bổn nguyện Đức Phật kia Những ai gặp được thời chẳng uổng Sẽ giúp khiến họ chóng viên mãn Vô lượng công đức biển báu lớn" Những Bồ-tát nào chưa được tâm thanh tịnh, nhưng khi thấy Đức Phật kia, thì cuối cùng sẽ được Pháp thân bình đẳng, y như chư Bồ-tát với tâm thanh tịnh không khác. Còn chư Bồ-tát nào đã được tâm thanh tịnh cùng chư Bồ-tát ở Địa cao hơn, thì cứu cánh sẽ đắc tịch diệt bình đẳng. Nên biết, đây là phần lược thuyết của tám đoạn kệ theo thứ tự để biểu thị cho Đức Như Lai kia thành tựu công đức trang nghiêm tự lợi lợi tha. ☸ QUÁN SÁT CÔNG ĐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CHƯ BỒ-TÁT NƠI ĐÓ Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-tát nơi đó thành tựu như thế nào? Quán sát công đức trang nghiêm của chư Bồ-tát nơi đó thành tựu có bốn sự trong việc tu hành chân chánh và cần nên biết. Những gì là bốn? 1. Thân ở trong một Phật độ, chẳng dao chẳng động mà có thể ứng hóa đủ mọi thân biến khắp các cõi nước trong mười phương, như thật tu hành và thường làm Phật sự. Họ khai đạo cho các chúng sanh, ví như hoa đã trồi lên khỏi bùn dơ. Kệ rằng: "Cõi nước An Lạc thanh tịnh diệu Vô cấu Pháp luân thường lăn chuyển Hóa Phật Bồ-tát tựa mặt trời Kiên cố trụ vững như Diệu Cao" 2. Những ứng hóa thân kia ở tất cả thời, chẳng trước chẳng sau, với nhất tâm nhất niệm, phóng đại quang minh và đều có thể biến đến khắp các thế giới trong mười phương, giáo hóa chúng sanh. Họ dùng đủ mọi phương tiện, tu hành cùng việc làm để diệt trừ hết thảy khổ ách của chúng sanh. Kệ rằng: "Ánh sáng trang nghiêm chẳng cấu dơ Một niệm bao gồm tất cả thời Chiếu khắp hết thảy chư Phật hội Lợi ích an vui các chúng sanh" 3. Các ngài hiển chiếu đại chúng trong Pháp hội của chư Phật ở tất cả thế giới mà không bao giờ ngoại lệ, quảng đại vô lượng, cung kính cúng dường và tán thán chư Phật Như Lai. Kệ rằng: "Mưa xuống hoa y âm nhạc trời Hương thơm vi diệu để cúng dường Tán thán công đức của chư Phật Chẳng hề có chút tâm phân biệt" 4. Ở tất cả các thế giới trong mười phương mà những nơi nào không có Tam Bảo, họ an trụ trang nghiêm nơi đó với công đức đại hải của Phật Pháp Tăng bảo, cùng hiển bày rộng khắp, khiến cho hết thảy đều hiểu Đạo và như thật tu hành. Kệ rằng: "Những thế giới nào mà không có Tam Bảo công đức Phật Pháp Tăng Họ đều nguyện sẽ vãng sanh đến Hiển thị Phật Pháp như chư Phật" ☸ NHẬP TẤT CẢ CÔNG ĐỨC THÀNH MỘT TỪ PHÁP CÚ Như đã nói ở trên, hành giả nên quán sát công đức trang nghiêm thành tựu ở cõi nước của Đức Phật kia, quán sát công đức trang nghiêm thành tựu của Đức Phật Vô Lượng Thọ, và quán sát công đức trang nghiêm thành tựu của chư Bồ-tát nơi đó. Quán sát ba điều trang nghiêm thành tựu này để làm cho tâm phát khởi nguyện sanh về cõi nước kia. Bây giờ sẽ nhập tất cả công đức đó thành một từ Pháp cú. Một từ Pháp cú này gọi là Thanh Tịnh. Hai chữ thanh tịnh nói lên trí tuệ chân thật và vô vi của Pháp thân. Nên biết, thanh tịnh này có hai ý nghĩa. Hai ý nghĩa đó là những gì? 1. Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh 2. Chúng Sanh Thế Gian Thanh Tịnh Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh tức là 17 loại công đức trang nghiêm thành tựu ở cõi nước của Đức Phật kia, như đã lược nói ở trên. Đây gọi là Y Báo Thế Gian Thanh Tịnh. Chúng Sanh Thế Gian Thanh Tịnh tức là tám thứ công đức trang nghiêm thành tựu của Đức Phật kia và bốn sự công đức trang nghiêm thành tựu của chư Bồ-tát nơi đó, như đã lược nói ở trên. Đây gọi là Chúng Sanh Thế Gian Thanh Tịnh. Như vậy nên biết, một từ Pháp cú Thanh Tịnh này tổng nhiếp hai ý nghĩa đó. ☸ BỒ-TÁT THÀNH TỰU THIỆN XẢO PHƯƠNG TIỆN CỦA HỒI HƯỚNG Chư Bồ-tát nào tu hành sâu rộng hay sơ lược về Chỉ Quán thì sẽ thành tựu tâm nhu nhuyễn và sẽ biết như thật các pháp, tùy theo sự tu tập sâu rộng hay sơ lược của mình. Như vậy họ sẽ thành tựu thiện xảo phương tiện của hồi hướng. Bồ-tát dùng thiện xảo phương tiện của hồi hướng như thế nào? Bồ-tát hồi hướng tất cả công đức thiện căn đã tích tập tu hành từ niệm môn lễ bái và những niệm môn khác. Bồ-tát chẳng cầu sự an vui vĩnh viễn cho chính mình, mà chỉ vì muốn bạt trừ hết thảy khổ ách cho chúng sanh. Bồ-tát nguyện làm như thế để nhiếp thủ tất cả chúng sanh và đều sẽ đồng vãng sanh về cõi nước An Lạc của Đức Phật kia. Đây gọi là Bồ-tát Thành Tựu Thiện Xảo Phương Tiện của Hồi Hướng. Bồ-tát như thế khéo biết và thành tựu hồi hướng công đức, thời sẽ xa lìa các pháp trái nghịch với ba môn Bồ-đề. Ba môn Bồ-đề là những gì? 1. Y Theo Môn Trí Tuệ, Bồ-tát chẳng cầu sự an vui cho riêng mình bởi vì tâm họ xa lìa sự tham trước vào tự thân. 2. Y Theo Môn Từ Bi, Bồ-tát bạt trừ hết thảy thống khổ của chúng sanh bởi vì tâm họ xa lìa sự phân biệt để giúp chúng sanh. 3. Y Theo Môn Phương Tiện, Bồ-tát thương xót tất cả chúng sanh bởi vì tâm họ xa lìa sự cung kính cúng dường cho tự thân. Đây gọi là Viễn Ly Các Pháp Trái Nghịch Ba Môn Bồ-đề. Bồ-tát xa lìa các pháp trái nghịch ba môn Bồ-đề như vậy, thời được đầy đủ ba Pháp môn tùy thuận Bồ-đề. Những gì là ba? 1. Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm, bởi vì Bồ-tát chẳng cầu sự an vui cho riêng mình. 2. Tâm Thanh Tịnh An Lạc, bởi vì Bồ-tát bạt trừ hết thảy thống khổ của chúng sanh. 3. Tâm Thanh Tịnh Yêu Thích, bởi vì Bồ-tát nhiếp thủ tất cả chúng sanh khiến họ vãng sanh về cõi nước kia để chứng đắc đại giác. Nên biết, đây gọi là Đầy Đủ Ba Pháp Môn Tùy Thuận Bồ-đề. ☸ ĐẮC VÃNG SANH DO TÙY THUẬN NĂM PHÁP MÔN Trí tuệ, từ bi, và phương tiện là ba môn Bồ-đề đã nói ở trên. Nên biết, ba môn đó dẫn đến trí tuệ, còn trí tuệ hiển bày phương tiện. Tâm xa lìa sự tham trước vào tự thân, tâm xa lìa sự phân biệt để giúp chúng sanh và tâm xa lìa sự cung kính cúng dường cho tự thân là ba Pháp đã nói ở trên. Nên biết, ba Pháp đó giúp hành giả xa lìa chướng ngại để đắc Bồ-đề tâm. Tâm Thanh Tịnh Vô Nhiễm, Tâm Thanh Tịnh An Lạc, và Tâm Thanh Tịnh Yêu Thích là ba tâm đã nói ở trên. Nên biết, ba tâm đó hợp thành một để thành tựu Thù Thắng Diệu Lạc Chân Tâm. Bồ-tát với tâm trí tuệ, tâm phương tiện, tâm không chướng ngại, và tâm chân thật thù thắng như vậy, sẽ vãng sanh về cõi Phật thanh tịnh. Nên biết, đây gọi là Đại Bồ-tát Tùy Thuận Năm Pháp Môn, nên được thành tựu việc làm tùy ý và tự tại, như đã nói ở trên. Tùy thuận năm Pháp môn đó, Bồ-tát thành tựu được thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp, trí nghiệp, và phương tiện trí nghiệp. ☸ NĂM THÀNH TỰU MÔN Lại có năm môn khác mà hành giả có thể dần dần thứ tự thành tựu năm công đức. Năm môn này là những gì? 1. Thân Cận Môn 2. Đại Hội Thánh Chúng Môn 3. Xá Trạch Môn 4. Cư Ốc Môn 5. Viên Lâm Du Hí Địa Môn Khi đã đạt bốn môn đầu, hành giả thành tựu Nhập Công Đức. Đến môn thứ năm, hành giả thành tựu Xuất Công Đức. Hành giả nhập môn thứ nhất là do lễ bái Đức Phật Vô Lượng Thọ, thì sẽ được vãng sanh về cõi nước kia. Bởi được vãng sanh đến Thế giới An Lạc nên đây gọi là Thân Cận Môn, là môn thứ nhất. Hành giả nhập môn thứ nhì là do tán thán Đức Phật Vô Lượng Thọ, xưng danh hiệu của Đức Như Lai kia cùng tùy thuận nghĩa ý của danh hiệu Ngài và nương theo ánh quang minh của Đức Như Lai kia. Bởi tưởng niệm tu hành nên được vào trong đại hội thánh chúng. Đây gọi là Nhập Đại Hội Thánh Chúng Môn, là môn thứ nhì. Hành giả nhập môn thứ ba là do nhất tâm chuyên niệm và phát nguyện vãng sanh về nơi đó. Do bởi tu Chỉ và những chánh định tịch tĩnh nên được vào Thế giới Liên Hoa Tạng. Đây gọi là Nhập Xá Trạch Môn, là môn thứ ba. Hành giả nhập môn thứ tư là do chuyên niệm quán sát những sự vi diệu trang nghiêm ở cõi nước kia. Bởi tu Quán nên đến được nơi đó và thọ hưởng đủ mọi Pháp vị an vui. Đây gọi là Nhập Cư Ốc Môn, là môn thứ tư. Hành giả xuất môn thứ năm với lòng đại từ bi là do quán sát hết thảy khổ não của chúng sanh, nên hiện ra ứng hóa thân cùng thần thông du hí để vào lại trong vườn sanh tử của rừng phiền não. Bồ-tát đến Địa giáo hóa là do dùng sức bổn nguyện mà hồi hướng. Đây gọi là Xuất Viên Lâm Du Hí Địa Môn, là môn thứ năm. Nên biết, Bồ-tát vào bốn môn đầu là sự thành tựu của tự lợi. Bồ-tát xuất môn thứ năm là sự thành tựu của lợi tha. Nên biết, Bồ-tát nào như vậy, khéo tu hành năm môn này để tự lợi lợi tha, thời sẽ được mau thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Luận Kinh Vô Lượng Thọ Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 1 của LUẬN KINH VÔ LƯỢNG THỌ. -------------oooo0O0oooo------------- LUẬN KINH VÔ LƯỢNG THỌ - Bản dịch Việt ngữ số 2 Dịch giả: Huyền Thanh (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T26 - Kinh số 1524 - Tổng cộng kinh này có 1 quyển.) _ Thế Tôn ! Con một lòng Quy mệnh tận mười phương Vô Ngại Quang Như Lai Nguyện sinh nước An Lạc (Sukhā-vatī) _ Con y Tu Đa La (Sūtra: Khế Kinh) Tướng Công Đức chân thật Nói Nguyện Kệ Tổng Trì Tương ứng lời Phật dạy _ Quán tướng Thế Giới ấy Hơn hẳn Đạo ba cõi (Tam Giới) _Cứu cánh như hư không Rộng lớn không bờ mé _Chính Đạo, Đại Từ Bi Xuất Thế, sinh căn lành _ Tịnh Quang Minh (hào quang trong sạch) đầy đủ Như gương, vành Nhật Nguyệt _ Đủ Tính các châu báu Đầy đủ Diệu Trang Nghiêm _ Vô Cấu Quang (ánh sáng không dơ bẩn) rực lửa Trong sáng, chiếu Thế Gian _ Cỏ Công Đức,Tính báu Mềm mại xoay trái phải Người chạm sinh Thắng Lạc (niềm vui thù thắng) Hơn Ca Chiên Lân Đà (Kācilindi: tên của Thủy Điểu, loài chim ở trong biển, khi tiếp chạm thì sinh niềm vui lớn) _ Hoa báu, ngàn vạn loại Phủ khắp ao, sông, suối Gió nhẹ lay cánh hoa Ánh sáng chen nhau chuyển _ Cung điện, các lầu gác Quán mười phương không ngại Cây tạp, màu sáng lạ Lan can báu vây quanh _ Vô lượng báu quấn nhau Lưới, võng đầy hư không Mọi loại chuông phát tiếng Tuyên bày âm Diệu Pháp _ Mưa hoa, áo trang nghiêm Vô lượng hương xông khắp _ Phật Tuệ, mặt trời sáng Trừ si ám Thế Gian _ Lời tiếng Phạn sâu xa Vi diệu vang mười phương _ Chính Giác A Di Đà Pháp Vương (Dharma-rāja) khéo trụ trì _ Như Lai Tịnh Hoa Chúng (Chúng Tịnh Hoa của Như Lai) Hoa Chính Giác hóa sinh _ Yêu thích vị Phật Pháp Dùng Thiền Tam Muội ăn _ Thân Tâm lìa phiền não Vui thích không gián đoạn _ Giới, căn lành Đại Thừa Đẳng (Sama:bình đẳng) không Ky Hiềm Danh (tên gọi bị trách móc nghi ngờ) Người nữ với thiếu Căn Mầm Nhị Thừa chẳng sinh _ Chúng sinh: nguyện ưa thích Tất cả hay đầy đủ Nên con nguyện vãng sinh Nước Phật A Đi Đà _ Vô lượng Đại Bảo Vương Đài hoa sạch vi diệu _ Tướng sáng đẹp một tầm (tám thước) Sắc tượng vượt quần sinh _ Tiếng Như Lai vi diệu Âm Phạn vang mười phương _ Đồng đất, nước, lửa, gió Hư Không không phân biệt _ Trời, Người, Chúng bất động (Acala-saṃgha) Sinh biển Trí trong sạch _ Như vua núi Tu Di Thắng diệu không ai hơn _ Trời, Người, Chúng trượng phu (Puruṣa-saṃgha) Cung kính nhiễu quanh, ngắm _ Quán sức Bản Nguyện Phật Hiểu lỗi Không (Abhava: Vô) trống rỗng (Śūnya: Không) Hay khiến mau đầy đủ Biển báu lớn Công Đức _ Nước An Lạc trong sạch Thường chuyển Vô Cấu Luân Hóa Phật Bồ Tát Nhật (mặt trời của Hóa Phật, Bồ Tát) Như Tu Di (Sumeru) trụ trì _ Sáng trang nghiêm không dơ Một niệm với một thời Chiếu khắp các Phật Hội Lợi ích các Quần Sinh _ Mưa Thiên nhạc, hoa, áo Hương màu nhiệm cúng dường Khen các Công Đức Phật Không có Tâm phân biệt. _Thế Giới nào không có Báu Công Đức Phật Pháp Con đều nguyện vãng sinh Bày Phật Pháp như Phật _ Ta làm Luận, nói Kệ Nguyện thấy A Di Đà Cùng khắp các chúng sinh Sinh về nước An Lạc. Chương Cú của Vô Lượng Thọ Tu Đa La (Vô Lượng Thọ Kinh), Ta đã dùng Kệ nói gộp lại xong. Luận ghi rằng: “Nguyện Kệ này minh họa cho nghĩa nào? Là quán Thế Giới An Lạc nhìn thấy Đức Phật A Di Đà (Amitābha: Vô Lượng Quang). Quán như thế nào? Làm sao sinh Tâm tin tưởng ? Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tu năm Niệm Môn thành tựu, rốt ráo được sinh về cõi nước An Lạc, nhìn thấy Đức Phật A Di Đà. Nhóm nào là năm Niệm Môn? Một là Lễ Bái Môn, hai là Tán Thán Môn, ba là Tác Nguyện Môn, bốn là Quán Sát Môn, năm là Hồi Hướng Môn. _Thế nào là Lễ Bái? Là Thân Nghiệp (Kāya-karma) lễ bái Đức A Di Đà Như Lai Ứng Chính Biến Tri, là Ý (Manas) sinh về cõi nước ấy. _Thế nào là Tán Thán ? Là Khẩu Nghiệp (Vāk-karma) khen ngợi, xưng tên của Đức Như Lai ấy. Như tướng Quang Minh Trí của Đức Như Lai ấy, như nghĩa của tên gọi ấy, muốn như thật tu hành tương ứng. _Thế nào là Tác Nguyện? Là Tâm thường tác Nguyện, một lòng chuyên niệm, rốt ráo vãnh sinh về cõi nước An Lạc, muốn như thật tu hành Xa Ma Tha (Śamatha:Thiền Chỉ) _Thế nào là Quán Sát? Là Trí Tuệ quán sát, Chính Niệm quán điều ấy, muốn như thật tu hành Tỳ Bà Xá Na (Vipaśyanā:Thiền Quán) Quán Sát ấy có ba loại. Nhóm nào là ba loại? 1_ Quán sát Công Đức trang nghiêm trong cõi nước của Đức Phật ấy 2_ Quán sát Công Đức trang nghiêm của Đức Phật A Di Đà 3_ Quán sát Công Đức trang nghiêm của các vị Bồ Tát _Thế nào là Hồi Hướng? Là chẳng buông bỏ tất cả chúng sinh khổ não, Tâm thường tác nguyện, hồi hướng làm đầu, thành tựu Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇa-citta) _ Thế nào là quán sát Công Đức trang nghiêm trong cõi nước của Đức Phật ấy? Do Công Đức trang nghiêm trong cõi nước của Đức Phật ấy thành tựu sức chẳng thể nghĩ bàn, như Tính báu như ý của Ma Ni (Maṇi:ngọc Ma Ni) kia, tương tự Pháp tương xứng Quán sát Công Đức trang nghiêm trong cõi nước của Đức Phật ấy có mười bảy loại việc nên biết. Thế nào là mười bảy 1_ Thành tựu Công Đức của sự thanh tịnh 2_ Thành tựu Công Đức của Lượng 3_ Thành tựu Công Đức của Tính 4_ Thành tựu Công Đức của hình tướng 5_ Thành tựu Công Đức của mọi loại việc 6_ Thành tựu Công Đức của Diệu Sắc (hình thể màu sắc màu nhiệm) 7_ Thành tựu Công Đức của sự tiếp chạm 8_ Thành tựu Công Đức của sự trang nghiêm 9_ Thành tựu Công Đức của việc tuôn mưa 10_ Thành tựu Công Đức của ánh sáng 11_ Thành tựu Công Đức của âm thanh 12_ Thành tựu Công Đức của người chủ 13_ Thành tựu Công Đức của quyến thuộc 14_ Thành tựu Công Đức của sự thọ dụng 15_ Thành tựu Công Đức của sự không có các nạn 16_ Thành tựu Công Đức của Đại Nghĩa Môn 17_ Thành tựu Công Đức của tất cả sự mong cầu _ Thành tựu Công Đức của sự thanh tịnh. Kệ nói: “Quán tướng Thế Giới ấy Hơn hẳn Đạo ba cõi” _ Thành tựu Công Đức của lượng Kệ nói: “Cứu cánh như hư không Rộng lớn không bờ mé” _ Thành tựu Công Đức của Tính Kệ nói: “Chính Đạo, Đại Từ Bi Xuất Thế, sinh căn lành” _ Thành tựu Công Đức của hình tướng Kệ nói: “Ánh sáng Tịnh đầy đủ Như gương, vành Nhật Nguyệt” _ Thành tựu Công Đức của mọi loại việc Kệ nói: “Đủ các Tính châu báu Đầy đủ Diệu trang nghiêm” _ Thành tựu Công Đức của Diệu Sắc (hình thể màu sắc màu nhiệm) Kệ nói: “Vô Cấu Quang (ánh sáng không dơ bẩn) rực lửa Trong sáng, chiếu Thế Gian” _ Thành tựu Công Đức của sự tiếp chạm Kệ nói: “Cỏ Công Đức,Tính báu Mềm mại xoay trái phải Người chạm sinh Thắng Lạc (niềm vui thù thắng) Hơn Ca Chiên Lân Đà (Kācilindi: tên của Thủy Điểu, loài chim ở trong biển, khi tiếp chạm thì sinh niềm vui lớn)” _ Thành tựu Công Đức của sự trang nghiêm, có ba loại nên biết. Nhóm nào là ba ? Một là nước, hai là đất, ba là hư không. .) Nước trang nghiêm Kệ nói: “ Hoa báu, ngàn vạn loại Phủ khắp ao, sông, suối Gió nhẹ lay cánh hoaÁnh sáng chen nhau chuyển” .) Đất trang nghiêm Kệ nói: “Cung điện, các lầu gác Quán mười phương không ngại Cây tạp, màu sáng lạ Lan can báu vây quanh” .) Hư không trang nghiêm Kệ nói: “Vô lượng báu quấn nhau Lưới, võng đầy hư không Mọi loại chuông phát tiếng Tuyên bày âm Diệu Pháp” _ Thành tựu Công Đức của việc tuôn mưa Kệ nói: “Mưa hoa, áo trang nghiêm Vô lượng hương xông khắp” _ Thành tựu Công Đức của ánh sáng Kệ nói: “Phật Tuệ, mặt trời sáng Trừ si ám Thế Gian” _ Thành tựu Công Đức của âm thanh màu nhiệm Kệ nói: “Lời tiếng Phạn sâu xa Vi diệu vang mười phương” _ Thành tựu Công Đức của người chủ Kệ nói: “Chính Giác A Di Đà Pháp Vương (Dharma-rāja) khéo trụ trì” _ Thành tựu Công Đức của Quyến Thuộc Kệ nói: “Như Lai Tịnh Hoa Chúng (Chúng Tịnh Hoa của Như Lai) Hoa Chính Giác hóa sinh” _ Thành tựu Công Đức của sự thọ dụng Kệ nói: “Yêu thích vị Phật Pháp Dùng Thiền Tam Muội ăn” _ Thành tựu Công Đức không có các nạn Kệ nói: “Thân Tâm lìa phiền não Vui thích không gián đoạn” _ Thành tựu Công Đức của Đại Nghĩa Môn Kệ nói: “Giới căn lành Đại Thừa Đẳng (Sama: bình đẳng), không Ky Hiềm Danh (tên gọi bị trách móc nghi ngờ) Người nữ với thiếu Căn Mầm Nhị Thừa chẳng sinh” Quả báo của Tịnh Thổ lìa hai loại lỗi quở trách (ky) hiềm nghi (hiềm). Một là Thể, hai là Danh (tên gọi). Thể có ba loại: Một là người thuộc Nhị Thừa, hai là người nữ, ba là người chẳng đủ các Căn. Không có ba lỗi này, cho nên gọi là lìa sự quở trách hiềm nghi của Thể Danh cũng có ba loại, chẳng phải chỉ không có ba Thể, cho đến chẳng nghe thấy tên gọi của ba loại: Nhị Thừa, người nữ, các Căn chẳng đủ. Cho nên gọi là lìa sự quở trách hiềm nghi của Danh Đẳng (Sama) là một Tướng bình đẳng _ Thành tựu đầy đủ Công Đức của tất cả sự mong cầu Kệ nói: “Chúng sinh: nguyện ưa thích Tất cả hay đầy đủ” Lược nói 17 loại Công Đức trang nghiêm cõi nước của Đức Phật A Di Đà ấy. Hiện bày thành tựu sức Đại Công Đức lợi ích cho thân mình, thành tựu Công Đức lợi ích cho người khác của Đức Như Lai. Cho nên trang nghiêm cõi Phật Vô Lượng Thọ ấy là Cảnh Giới màu nhiệm của Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramārtha-satya), gồm 16 câu với một câu theo thứ tự nói, nên biết vậy. _ Làm sao quán thành tựu Công Đức Trang Nghiêm của Đức Phật? Quán thành tựu Công Đức Trang Nghiêm của Đức Phật có tám loại nên biết. Nhóm nào là tám loại? Một là Tòa trang nghiêm, hai là Thân trang nghiêm, ba là Khẩu trang nghiêm, bốn là Tâm trang nghiêm, năm là Chúng trang nghiêm, sáu là Thượng Thủ trang nghiêm, bảy là Chủ trang nghiêm, tám là Bất Hư tác trụ trì trang nghiêm. .) Thế nào là Tòa trang nghiêm ? Kệ nói: "Vô lượng Đại Bảo Vương Đài hoa sạch vi diệu” .) Thế nào là Thân trang nghiêm ? Kệ nói: "Tướng sáng đẹp một tầm (tám thước) Sắc tượng vượt quần sinh” .) Thế nào là Khẩu trang nghiêm ? Kệ nói: "Tiếng Như Lai vi diệu Âm Phạn vang mười phương” .) Thế nào là Tâm trang nghiêm ? Kệ nói: "Đồng đất, nước, lửa, gió Hư Không không phân biệt” Do không có phân biệt cho nên không có Tâm phân biệt .) Thế nào là Chúng trang nghiêm? Kệ nói: "Trời, Người, Chúng bất động (Acala-saṃgha) Sinh biển Trí trong sạch” .) Thế nào là Chủ trang nghiêm? Kệ nói: "Như vua núi Tu Di Thắng diệu không ai hơn” .) Thế nào là Chủ trang nghiêm? Kệ nói: "Trời, Người, Chúng trượng phu (Puruṣa-saṃgha) Cung kính nhiễu quanh, ngắm” _ Thế nào là Bất hư tác trụ trì trang nghiêm? Kệ nói: "Quán sức Bản Nguyện Phật Hiểu lỗi Không (Abhava: Vô) trống rỗng (Śūnya: Không) Hay khiến mau đầy đủ Biển báu lớn Công Đức” Liền nhìn thấy Bồ Tát chưa chứng Tâm trong sạch của Đức Phật ấy, rốt ráo được Pháp Thân bình đẳng cùng với Bồ Tát có Tâm trong sạch không có khác, cùng với các Bồ Tát ở Thượng Địa rốt ráo đồng được Tịch Diệt bình đẳng Lược nói tám câu, hiện bày thứ tự thành tựu Công Đức trang nghiêm lợi mình lợi người của Đức Như Lai, nên biết vậy. _ Thế nào là quán thành tựu Công Đức trang nghiêm của Bồ Tát ? Quán thành tựu Công Đức trang nghiêm của Bồ Tát là quán vị Bồ Tát ấy, có bốn loại Chính Tu Hành thành tựu Công Đức. Nhóm nào là bốn ? 1_ Ở một cõi Phật, Thân chẳng dao động mà biến ra mọi loại Ứng Hóa khắp mười phương, như thật tu hành, thường làm việc Phật. Kệ nói: “_ Nước An Lạc trong sạch Thường chuyển Vô Cấu Luân Hóa Phật Bồ Tát Nhật (mặt trời của Hóa Phật, Bồ Tát) Như Tu Di (Sumeru) trụ trì” Khai mởđóa hoa đọng bùn của các chúng sinh 2_ Ứng Hóa Thân ấy ở tất cả Thời chẳng trước chẳng sau, một lòng một niệm phóng ánh sáng lớn đều hay đến khắp mười phương Thế Giới, giáo hóa chúng sinh, mọi loại phương tiện tu hành đã làm đều diệt trừ tất cả khổđau của chúng sinh. Kệ nói: “Sáng trang nghiêm không dơ Một niệm với một thời Chiếu khắp các Phật Hội Lợi ích các Quần Sinh” 3_ Ở tất cả Thế Giới không có dư sót, chiếu soi Đại Chúng của các Phật Hội không có dư sót, rộng lớn vô lượng cúng dường khen ngợi chư Phật Như Lai. Kệ nói: “Mưa Thiên nhạc, hoa, áo Hương màu nhiệm cúng dường Khen các Công Đức Phật Không có Tâm phân biệt” 4_ Ở tất cả Thế Giới trong mười phương, nơi không có Tam Bảo, trụ trì trang nghiêm biển lớn Công Đức của báu Phật Pháp Tăng, bày khắp khiến cho hiểu biết, như thật tu hành. Kệ nói: “Thế Giới nào không có Báu Công Đức Phật Pháp Ta đều nguyện vãng sinh Bày Phật Pháp như Phật” _ Lại nếu nói thành tựu Công Đức trang nghiêm của cõi nước Phật, thành tựu Công Đức trang nghiêm của Phật, thành tựu Công Đức của Bồ Tát. Ba loại thành tựu trang nghiêm Nguyện Tâm này, lược nói nhập vào câu của một Pháp, câu của một Pháp là câu thanh tịnh, câu thanh tịnh là Trí Tuệ chân thật, Pháp Thân Vô Vi. Sự thanh tịnh này có hai loại, nên biết. Nhóm nào là hai loại ? Một là Khí Thế Gian Thanh Tịnh, hai là Chúng Sinh Thế Gian Thanh Tịnh. Khí Thế Gian Thanh Tịnh. Nếu nói 17 loại thành tựu Công Đức trang nghiêm của cõi nước Phật. Đây gọi là Khí Thế Gian Thanh Tịnh. Chúng Sinh Thế Gian Thanh Tịnh. Như nếu nói tám loại thành tựu Công Đức trang nghiêm của Phật, bốn loại thành tựu Công Đức trang nghiêm của Bồ Tát. Đây gọi là Chúng Sinh Thế Gian Thanh Tịnh. Như vậy câu một Pháp nhiếp hai loại Thanh Tịnh, nên biết vậy. Xa Ma Tha (Thiền Chỉ), Tỳ Bà Xá Na (Thiền Quán) của Bồ Tát như vậy, rộng lược tu hành, thành tựu Tâm nhu nhuyễn, như thật biết rộng lược các Pháp, như vậy thành tựu phương tiện hồi hướng khéo léo. _ Thế nào là phương tiện hồi hướng khéo léo của Bồ Tát ? Phương tiện hồi hướng khéo léo của Bồ Tát là nói năm loại tu hành của nhóm lễ bái, đã gom tập căn lành của tất cả Công Đức, chẳng mong cầu sự vui thích trụ trì của thân mình, muốn nhổ bứt nỗi khổ của tất cả chúng sinh, tác Nguyện nhiếp lấy tất cả chúng sinh, cùng nhau đồng sinh về nước Phật An Lạc. Đây gọi là Thành tựu phương tiện hồi hướng khéo léo của Bồ Tát. Bồ Tát như vậy khéo biết thành tựu hồi hướng, xa lìa ba loại Pháp trái nghịch với Bồ Đề Môn. Nhóm nào là ba loại ? 1_ Y theo Trí Tuệ Môn chẳng cầu niềm vui cho mình, xa lìa Tâm tham dính vào thân của mình 2_ Y theo Từ Bi Môn nhổ bứt tất cả nỗi khổ của chúng sinh, xa lìa không có an ổn cho Tâm của chúng sinh 3_ Y theo Phương Tiện Môn thương xót tất cả Tâm của chúng sinh, xa lìa Tâm cúng dường cung kính thân của mình. Đây gọi là ba loại Pháp trái nghịch với BồĐề Môn. _ Bồ Tát xa lìa ba loại Pháp trái nghịch với Bồ Đề Môn như vậy, được đầy đủ ba loại Pháp tùy thuậnBồĐề Môn. Nhóm nào là ba loại? 1_ Tâm trong sạch không có nhiễm dính, chẳng mong cầu các sự vui thích cho thân của mình. 2_ Tâm trong sạch an ổn, dùng nhổ bứt tất cả nỗi khổ của chúng sinh 3_ Tâm trong sạch ưu thích, khiến cho tất cả chúng sinh được Đại Bồ Đề (Mahā¬bodhi), dùng nhiếp lấy chúng sinh sinh về cõi nước ấy. Đây gọi là ba loại Pháp tùy thuận BồĐề Môn, nên biết vậy _ Lại nói ba loại Môn: Trí Tuệ, Từ Bi, Phương Tiện nhiếp lấy Bát Nhã (Prajñā). Phương Tiện nhiếp lấy của Bát Nhã, nên biết _ Lại nói xa lìa Ngã (Cái tôi), Tâm chẳng tham dính vào thân của mình. Xa lìa không có an ổn cho Tâm của chúng sinh. Xa lìa Tâm cúng dường cung kính thân của mình. Ba loại Pháp này xa lìa sự chướng ngai Tâm BồĐề, nên biết vậy. _ Lại nói Tâm trong sạch không nhiễm dính, Tâm trong sạch an ổn, Tâm trong sạch ưa thích. Ba loại Tâm này lược vào một chỗ là thành tựu Chân Tâm diệu thắng lạc, nên biết vậy. Như vậy Tâm Trí Tuệ, Tâm Phương Tiện, Tâm không có chướng ngại, Tâm Thắng Chân của Bồ Tát hay sinh cõi nước Phật thanh tịnh, nên biết vậy. Đây gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát tùy thuận năm loại Pháp Môn đã làm, tùy Ý thành tựu tự tại. Như hướng đã nói: Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp, Ý Nghiệp, Trí Nghiệp, Phương Tiện Trí Nghiệp là Pháp Môn tùy thuận vậy. _ Lại có năm loại Môn dần dần theo thứ tự thành tựu năm loại Công Đức, nên biết. Nhóm nào là năm Môn ? Một là Cận Môn, hai là Đại Hội Chúng Môn, ba là Trạch Môn, bốn là Ốc Môn, năm là Viên Lâm Du Hý Địa Môn. Năm loại Môn này thì bốn loại Môn ban đầu thành tựu Công Đức nhập vào, môn thứ năm thành tựu Công Đức xuất ra 1_ Nhập vào Môn thứ nhất. Do lễ bái Đức Phật A Di Đà để sinh về nước ấy cho nên được sinh vào Thế Giới An Lạc. Đây gọi là Nhập Đệ Nhất Môn 2_ Nhập vào Môn thứ hai. Do khen ngợi Đức Phật A Di Đà, tùy thuận theo nghĩa của tên gọi, xưng tên của Như Lai, y theo ánh sáng của Như Lai, tưởng tu hành cho nên được vào Chúng Số của Đại Hội. Đây gọi là Nhập Đệ Nhị Môn 3_ Nhập vào Môn thứ ba. Do một lòng chuyên niệm, tác Nguyện sinh về cõi ấy, tu Xa Ma Tha (Thiền Chỉ) Tịch Tĩnh Tam Muội Hạnh cho nên được vào Thế Giới Liên Hoa Tạng (Padma-garbha). Đây gọi là Nhập Đệ Tam Môn 4_ Nhập vào Môn thứ tư. Do chuyên niệm, quán sát sự trang nghiêm màu nhiệm ấy, tu Tỳ Bà Xá Na (Thiền Quán) cho nên được đến cõi ấy, thọ dụng niềm vui của mọi loại Pháp Vị. Đây gọi là Nhập Đệ Tứ Môn. 5_ Xuất ra Môn thứ năm. Do Đại Từ Bi quán sát tất cả chúng sinh khổ não, cũng ứng hóa thân quay trở lại vào vườn sinh tử, rừng phiền não, Du Hý THần Thông đến đất giáo hóa, dùng sức Bản Nguyện hồi hướng. Đây gọi là Xuất Đệ Ngũ Môn. Bồ Tát vào bốn loại Môn thành tựu Hạnh lợi cho mình, nên biết vậy. Xuất Đệ Ngũ Môn của Bồ Tát là thành tựu Hạnh hồi hướng, lợi ích cho người khác, nên biết vậy. Bồ Tát như vậy tu năn Môn Hạnh lợi mình lợi người cho nên mau được thành tựu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) VÔ LƯỢNG THỌ KINH LUẬN _MỘT QUYỂN (Hết)_ Giới căn lành Đại Thừa. Thiên Đài Trí Giả liền nói là chữ Giới (界) là sự lầm lẫn của chữ Nam (男) nên thích hợp sửa làm, nhưng các nhà Sớ Giải đều ghi là chữ Giới, cho nên ngày nay còn lưu lại vậy. Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 2 của LUẬN KINH VÔ LƯỢNG THỌ. -------------oooo0O0oooo------------- LUẬN KINH VÔ LƯỢNG THỌ - Bản dịch Anh ngữ số 1 Dịch giả: Rulu (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T26 - Kinh số 1524 - Tổng cộng kinh này có 1 quyển.) The Stanzas of Wishing for Rebirth World-Honored One, I single-mindedly take refuge in The Tathāgata [Amitāyus], whose hindrance-free light shines in the ten directions, Wishing to be reborn in His Land of Peace and Bliss. Following sūtras, The appearances of true virtue, I pronounce these all-encompassing stanzas of wishing, In accordance with the teachings of the Buddha [Śākyamuni]. I visualize the appearance of that land, Which surpasses that of the path within the Three Realms of Existence. It is ultimate, like the open sky, Vast and boundless. It is born from great lovingkindness and compassion on the right path, And from supra-worldly roots of goodness. It is full of pure radiance, Like a mirror, the disk of the sun or the moon. It is made of treasures and Abounds with wonderful adornments. The immaculate light glows, Suffusing all lands with radiance and purity. The grasses of virtue, made of treasures, are soft, Twirling left and right. They bring superb joy to those who touch them, More than the kācalindi grass does. Tens of millions kinds of jeweled flowers Cover the ponds and streams. As breezes stir the flower petals, Interweaving beams of light freely whirl. Palaces and towers Command a hindrance-free view in the ten directions. Surrounded by jeweled railings, Diverse trees emit colorful beams of light. Nets of innumerable interlaced jewels Hover all across the open sky. All kinds of bells Chime wondrous Dharma tones. As adornments, flowers and garments fall like rain; innumerable fragrances waft everywhere. Like the sun, Buddha wisdom is bright and pure, And it dispels the darkness of the ignorance of the world. Brahma tones reach far and wide, Heard by all [in worlds] in the ten directions. Amitāyus, the Samyak-Saṁbuddha, Is the Dharma King who well presides there. The pure multitudes who accompany that Tathāgata are Miraculously reborn there from flowers of true enlightenment. They delight in the flavors of the Buddha Dharma, Taking dhyāna and samādhi as food. Having forever left the troubles of body and mind, They experience uninterrupted bliss. The roots of goodness in the Mahāyāna domain Are equal, with no scornful names, Because no one is reborn there in female form, or with incomplete faculties, Or as the character-type bent on riding the Two Vehicles. All wishes and preferences of the sentient beings there Are fulfilled. Therefore, I wish to be reborn In Amitāyus Buddha’s land. Innumerable superb treasures Adorn [His seat] the wonderful, pure flower-platform. The radiance of His excellent appearance reaches a distance of one yojana. His form surpasses those of all sentient beings. That Tathāgata’s wondrous sounds are Brahma tones, Heard by all [in worlds] in the ten directions. As earth, water, fire, wind, and space make no differentiations, So does He not make them. There, gods and those who cannot be diverted [from the right path] Are reborn from the ocean of pure wisdom. Like Sumeru, king of mountains, Their magnificence is unsurpassed. Multitudes in male form, including gods, Reverently surround Him and gaze at Him. By virtue of the power of that Buddha’s original vows, One’s encounter with Him will never be fruitless. One will be enabled to encompass The great treasure ocean of virtues. The Land of Peace and Bliss is pure, Where the stainless Dharma wheel always turns. Firm as Mount Sumeru, magically manifested Buddhas and Bodhisattvas Abide there like the sun. Their immaculate majestic radiance, With one thought, Simultaneously illuminates all Buddha assemblies And benefits all sentient beings. As an offering, they rain down Celestial music, flowers, garments, and wonderful incense. Without the discriminatory mind, They praise Buddhas’ virtues. In any land without The Buddha Dharma, the jewel of virtues, They wish to be reborn, To impart the Buddha Dharma as do Buddhas. I compose this treatise with stanzas, Wishing to see Amitāyus Buddha and To be reborn together with all sentient beings In the Land of Peace and Bliss. Thus, I have summarized in stanzas the words in the Sūtra of Amitāyus Buddha. The Explanation What is the meaning of these stanzas of wishing? It indicates [how to] visualize the Land of Peace and Bliss and to visualize Amitāyus Buddha, for those who wish to be reborn in that land. The Five Training Doors How does one visualize? How does one elicit belief? If good men and good women come to achievement through the five doors of vigilance, they will be reborn in the Land of Peace and Bliss, and see Amitāyus Buddha. What are the five doors of vigilance? The first door is making obeisance; the second door is praising; the third door is wishing; the fourth door is visualizing; the fifth door is transferring merit. Why does one make obeisance? To express the intention to be reborn in that land, one should do the body karma of making obeisance to Amitāyus Tathāgata, the Arhat, Samyak-Saṁbuddha. How does one praise Him? To train in accord with true reality, one should do the voice karma of praising, by saying that Tathāgata’s name, because His name and its meaning are like His radiance and wisdom appearance. What does one wish for? To train in śamatha in accord with true reality, one should do the mind karma of wishing, by single-mindedly thinking of one’s rebirth in the Land of Peace and Bliss. How does one visualize? To train in vipaśyanā in accord with true reality, one should visualize with wisdom and right thinking. There are three visualizations. First, one visualizes the virtues of that Buddha Land as its adornments. Second, one visualizes the virtues of Amitāyus Buddha as His adornments. Third, one visualizes the virtues of the Bodhisattvas there as their adornments. How does one transfer one’s merits? To invoke the mind of great compassion, one should never abandon any suffering sentient being. One should transfer one’s merits to others with this foremost wish for all to be reborn in that land. The Fourth Training Door Visualizing the Virtues of That Buddha Land How does one visualize the virtues of that Buddha Land as its adornments? The virtues adorning that Buddha Land command inconceivable powers, similar to but different from those of the precious wish-fulfilling jewel. One should visualize, as its adornments, the virtues of seventeen achievements of that Buddha Land. First, the virtues of its purity; second, the virtues of its measure; third, the virtues of its nature; fourth, the virtues of its form; fifth, the virtues of its various things; sixth, the virtues of its wonderful colors; seventh, the virtues of its touch; eighth, the virtues of its adornments; ninth, the virtues of its rain; tenth, the virtues of its radiance; eleventh, the virtues of its wonderful sounds; twelfth, the virtues of its master; thirteen, the virtues of its master’s retinue; fourteenth, the virtues of the enjoyment of its inhabitants; fifteenth, the virtues of its no tribulations; sixteenth, the virtues of its door of great meaning; seventeenth, the virtues of its fulfillment of all wishes. 1. The virtues of its purity are described by this stanza: “I visualize the appearance of that land, / Which surpasses that of the path within the Three Realms of Existence.” 2. The virtues of its measure are described by this stanza: “It is ultimate, like the open sky, / Vast and boundless.” 3. The virtues of its nature are described by this stanza: “It is born from great lovingkindness and compassion on the right path, / And from supra-worldly roots of goodness.” 4. The virtues of its form are described by this stanza: “It is full of pure radiance, / Like a mirror, the disk of the sun or the moon.” 5. The virtues of its various things are described by this stanza: “It is made of treasures and / Abounds with wonderful adornments.” 6. The virtues of its wonderful colors are described by this stanza: “The immaculate light glows, / Suffusing all lands with radiance and purity.” 7. The virtues of its touch are described by this stanza: “The grasses of virtue, made of treasures, are soft, / Twirling left and right. / They bring superb joy to those who touch them, / More than the kācalindi grass does.” 8. What are the virtues of its adornments? Know the three things that are adorned. What are these three? The first is its water; the second is its ground; the third is its sky. The adornments of its water are described by this stanza: “Tens of millions kinds of jeweled flowers / Cover the ponds and streams. / As breezes stir the flower petals, / Interweaving beams of light freely whirl.” The adornments of its ground are described by this stanza: “Palaces and towers / Command a hindrance-free view in the ten directions. / Surrounded by jeweled railings, / Diverse trees emit colorful beams of light.” The adornments of its sky are described by this stanza: “Nets of innumerable interlaced jewels / Hover all across the open sky. / All kinds of bells / Chime wondrous Dharma tones.” 9. The virtues of its rain are described by this stanza: “As adornments, flowers and garments fall like rain; / innumerable fragrances waft everywhere.” 10. The virtues of its radiance are described by this stanza: “Like the sun, Buddha wisdom is bright and pure, / And it dispels the darkness of the ignorance of the world.” 11. The virtues of its sounds are described by this stanza: “Brahma tones reach far and wide, / Heard by all [in worlds] in the ten directions.” 12. The virtues of its master are described by this stanza: “Amitāyus, the Samyak-Saṁbuddha, / Is the Dharma King who well presides there.” 13. The virtues of its master’s retinue are described by this stanza: “The pure multitudes who accompany that Tathāgata are / Miraculously reborn there from flowers of true enlightenment.” 14. The virtues of the enjoyment of its inhabitants are described by this stanza: “They delight in the flavors of the Buddha Dharma, / Taking dhyāna and samādhi as food.” 15. The virtues of its no tribulations are described by this stanza: “Having forever left the troubles of body and mind, / They experience uninterrupted bliss.” 16. The virtues of its door of great meaning are described by this stanza: “The roots of goodness in the Mahāyāna domain / Are equal, with no scornful names, / Because no one is reborn there in female form, or with incomplete faculties, / Or as the character-type bent on riding the Two Vehicles.” One’s rebirth in the Pure Land, as one’s requital fruit, is free from the faults of two kinds of scorn. One is body, the other is name. There are three kinds of [faulty] bodies: riders of the Two Vehicles, females, and people with incomplete faculties. Freedom from these three faults is called freedom from the scorned bodies. Their three corresponding names are riders of the Two Vehicles, females, and people with incomplete faculties. [In that land] these three kinds of bodies do not even exist, much less have their names heard of. This is called freedom from scornful names. Equality [of roots of goodness] means that all [inhabitants there] are equal in the one appearance.[1] 17. The virtues of its fulfillment of all wishes are described by this stanza: “All wishes and preferences of the sentient beings there / Are fulfilled.” These are brief explanations of the virtues of the seventeen achievements adorning Amitāyus Buddha’s land. These virtues indicate that Tathāgata’s achievements in benefiting Himself and others. The adornments of Amitāyus Buddha’s land are the appearances of the wondrous state of the highest truth. The first achievement [of generality] and its following sixteen achievements [of particulars] have been successively described. Visualizing the Virtues of That Buddha How does one visualize the virtues of that Buddha’s achievements as His adornments? That Buddha has eight kinds of adornments. What are these eight? First, the adornments of His seat; second, the adornments of His body; third, the adornments of His voice; fourth, the adornments of His mind; fifth, the adornments of His people; sixth, the adornments of the leaders of His retinue; seventh, the adornments of His status as the master; eighth, the adornments of His authority as the presiding teacher. 1. What are the adornments of His seat? This stanza explains, “Innumerable superb treasures / Adorn [His seat] the wonderful, pure flower-platform.” 2. What are the adornments of His body? This stanza explains, “The radiance of His excellent appearance reaches a distance of one yojana. / His form surpasses those of all sentient beings.” 3. What are the adornments of His voice? This stanza explains, “That Tathāgata’s wondrous sounds are Brahma tones, / Heard by all [in worlds] in the ten directions.” 4. What are the adornments of His mind? This stanza explains, “As earth, water, fire, wind, and space make no differentiations, / So does He not make them.” Making no differentiation means that He does not have the discriminatory mind. 5. What are the adornments of His people? This stanza explains, “There, gods and those who cannot be diverted [from the right path] / Are reborn from the ocean of pure wisdom.” 6. What are the adornments of the leaders of His retinue? This stanza explains, “Like Sumeru, king of mountains, / Their magnificence is unsurpassed.” 7. What are the adornments of His status as the master? This stanza explains, “Multitudes in male form, including gods, / Reverently surround Him and gaze at Him.” 8. What are the adornments of His authority as the presiding teacher? This stanza explains, “By virtue of the power of that Buddha’s original vows, / One’s encounter with Him will never be fruitless. / One will be enabled to encompass / The great treasure ocean of virtues.” Bodhisattvas who have not realized the pure mind, but have seen that Buddha, will eventually realize the dharma body, which is equal in all, just as Bodhisattvas with the pure mind[2] and Bodhisattvas on higher Grounds will eventually attain nirvāṇa and realize that it is equal in all. This is a brief explanation of the eight phrases which successively indicate how that Tathāgata is adorned by the virtues of His achievements in benefiting Himself and others. Visualizing the Virtues of the Bodhisattvas There How does one visualize, as their adornments, the virtues of the Bodhisattvas’ achievements? Bodhisattvas there have the virtues of four achievements in their right training. What are these four? 1. With their bodies staying put in one Buddha Land, they responsively manifest their bodies everywhere [in worlds] in the ten directions. Training themselves in accord with true reality, they always do Buddha work. They open sentient beings’ minds like flowers rising above mud, as described by this stanza: “The Land of Peace and Bliss is pure, / Where the stainless Dharma wheel always turns. / Firm as Mount Sumeru, magically manifested Buddhas and Bodhisattvas / Abide there like the sun.” 2. Their manifested response bodies, with one mind and one thought, emit great radiance, simultaneously reaching everywhere in worlds in the ten directions, teaching and transforming sentient beings. By various skillful means, they train through their work to end the suffering of all sentient beings, as described by this stanza: “Their immaculate majestic radiance, / With one thought, / Simultaneously illuminates all Buddha assemblies and / Benefits all sentient beings.” 3. They illuminate the multitudes in Buddha assemblies in all lands without exception, make innumerable expansive offerings, and revere and praise Buddha-Tathāgatas, as described by this stanza: “As an offering, they rain down / Celestial music, flowers, garments, and wonderful incense. / Without the discriminatory mind, / They praise Buddhas’ virtues.” 4. In all worlds in the ten directions, where the Three Jewels are unavailable, they preside over the great ocean of virtues of the Buddha, the Dharma, and the Saṅgha, enabling all to understand [the Buddha Dharma] and to train in accord with true reality, as described by this stanza: “In any land without / The Buddha Dharma, the jewel of virtues, / They wish to be reborn, / To impart the Buddha Dharma as do Buddhas.” Integrating All Virtues into One Word As stated above, one should visualize, as adornments, the virtues of that Buddha Land’s achievements, the virtues of Amitāyus Buddha’s achievements, and the virtues of His Bodhisattvas’ achievements. Visualization of these three groups of virtues adorns one’s mind that wishes for rebirth [in that land]. Now I integrate all virtues into one Dharma word. This one Dharma word is purity. The word purity pertains to true wisdom, the dharma body, which is asaṁskṛta. This purity has two meanings. What are these two? One is the purity of the vessel world; the other is the purity of the sentient beings’ world. The virtues of the seventeen achievements of that Buddha Land, as its adornments, are called the purity of the vessel world. The virtues of the eight achievements of that Buddha, as His adornments, and the virtues of the four achievements of Bodhisattvas, as their adornments, are called the purity of the sentient beings’ world. Thus, the Dharma word purity encompasses these two meanings. The Fifth Training Door Bodhisattvas who broadly or simply train in śamatha and vipaśyanā [through the third and fourth doors] will achieve the gentle mind and will truly know dharmas in their broad or simple aspects. Thus, they will achieve skillful transference of their merits. How does a Bodhisattva skillfully transfer his merits? He transfers all roots of virtue gathered from the five trainings[3] [mentioned above], including making obeisance. Not seeking his own lasting happiness, but for the sake of uprooting the suffering of all sentient beings, he makes a wish to draw in all sentient beings for them to be reborn in that Buddha Land of Peace and Bliss. This is called a Bodhisattva’s achievement of skillful transference of his merits. Bodhisattvas who excel in such skillful transference of their merits will stay far away from dharmas that go against three bodhi doors. What are these three? First, relying on the door of wisdom, one does not seek one’s own happiness because one stays far away from the mind captivated by one’s own body. Second, relying on the door of lovingkindness and compassion, one uproots the suffering of all sentient beings because one stays far away from the mind indifferent to helping sentient beings. Third, relying on the door of skillful means, one pities all sentient beings because one stays far away from the mind that pampers and worships one’s own body. This is called staying far away from dharmas that go against three bodhi doors. Bodhisattvas who stay far away from dharmas that go against these three bodhi doors will acquire three fulfillments that accord with the Dharma of these doors. What are these three fulfillments? First, the untainted pure mind, because one does not seek one’s own happiness. Second, the peaceful pure mind, because one uproots the suffering of all sentient beings. Third, the joyful pure mind, because one draws in all sentient beings for them to be reborn in that Buddha Land, enabling them to attain the great bodhi. These are the three fulfillments that accord with the Dharma of these three bodhi doors. Achieving Rebirth through the Five Training Doors The three bodhi doors mentioned above—wisdom, lovingkindness and compassion, and skillful means—lead to prajñā, and prajñā reveals skillful means. The three dharmas mentioned above—staying far away from the mind captivated by one’s own body, staying far away from the mind indifferent to helping sentient beings, and staying far away from the mind that pampers and worships one’s own body—enable one to stay far way from hindrances to realizing the bodhi mind. The three minds mentioned above—the untainted pure mind, the peaceful pure mind, and the joyful pure mind—merge into one, the wondrous, joyful, superb true mind. Thus, with the wisdom mind, the skillful-means mind, the hindrance-free mind, and the superb true mind, Bodhisattvas can be reborn in a pure Buddha Land. This is the achievement of Bodhisattvas who go through the five Dharma Doors [making obeisance, praising, wishing, visualizing, and transferring merit] mentioned above. By training through these Dharma Doors, a Bodhisattva’s body karmas, voice karmas, mind karmas, visualization-with-wisdom karmas, and skillful merit-transference-with-wisdom karmas are easily accomplished. The Five Achievement Doors There are another five doors, though which one can successively achieve five virtues. What are these five [achievement] doors? First, the near door; second, the door to the great assembly; third, the door to the residence; fourth, the door to the house; and fifth, the door to the playground in the garden. Through the first four of these five doors, one achieves the virtue of entrance; through the fifth door, one achieves the virtue of exit. One enters the first door by making obeisance to Amitāyus Buddha in order to be reborn in His land. One’s rebirth in the Land of Peace of Bliss is called entering the near door. One enters the second door by praising Amitāyus Buddha, saying that Tathāgata’s name in accordance with the meaning of His name. Through training in thinking of that Tathāgata’s radiance, one can join the multitudes in the great assembly. This is called entering the door to the great assembly. One enters the third door by single-mindedly wishing to be reborn there. Through training in śamatha and silent samādhi, one can enter the World of the Lotus Flower Store.[4] This is called entering the door to the residence. One enters the fourth door by intently visualizing the wonderful adornments [of that land, that Buddha, and the Bodhisattvas there]. Through training in vipaśyanā, one arrives there and enjoys the bliss of various Dharma flavors. This is called entering the door to the house. One exits the fifth door with great lovingkindness and compassion by visualizing all suffering sentient beings, by responsively manifesting one’s bodies, by returning to the forest of afflictions in the garden of saṁsāra, and by playfully demonstrating transcendental powers. One’s arrival on the teaching ground, because one has transferred one’s merits with the power of one’s original vows, is called exiting the door to the playground in the garden. A Bodhisattva’s entrance through the first four doors is an achievement for self-benefit. A Bodhisattva’s exit through the fifth door to benefit others is an achievement of transferring his merits. Bodhisattvas who train through these five [achievement] doors to benefit themselves and others will quickly attain anuttara-samyak-saṁbodhi. Thus ends, in this Upadeśa on the Sūtra of Amitāyus Buddha, the explanation of the stanzas of wishing for rebirth. —Upadeśa on the Sūtra of Amitāyus Buddha Translated from the digital Chinese Canon (T26n1524)
Notes 1. In Sūtra 25, the Buddha says that the inhabitants there “all appear in the same form, without any difference.” Furthermore, according to the absolute truth, all appearances are equal in the one appearance of true suchness. 2. Bodhisattvas with the pure mind are those who have ascended to the First Ground. 3. Perhaps Vasubandhu means the first four of the five trainings. 4. Vasubandhu refers to Amitāyus Buddha’s Land of Peace and Bliss as the World of the Lotus Flower Store. This world has different meanings in the Brahma Net Sūtra (T24n1484) and in the 80-fascicle version of the Mahāvaipulya Sūtra of Buddha Adornment (T10n0279). Hết phần nội dung Bản dịch Anh ngữ số 1 của LUẬN KINH VÔ LƯỢNG THỌ. -------------oooo0O0oooo-------------