KINH BỒ TÁT BẢN HẠNH - Bản dịch Việt ngữ số 1 Dịch giả: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T03 - Kinh số 155 - Tổng cộng kinh này có 3 quyển.) Nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở tại khu lâm viên thái tử Kỳ-đà, cấp cô độc thuộcnước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn thấy các vị Sa-môn tâm biếng nhác, chẳng siêng năng, tinh tấn, mớibảo Tôn giả A-nan: -Tánh biếng nhác, đem lạihậu quả vô cùng tai hại. Nếu người ở đời mà biếng nhác thì cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, tài sản nghiệp nhà không phát triển. Nếu hàng xuất gia mà biếng nhác thì không thể vượt ra khỏibể khổ sinh tử. Do đó nên biếtrằng tấtcả kết quả tốt đẹp đều phát sinh từ hạnh tinh tấn. Nếu người ở đời mà tinh tấn thì cơm ăn, áo mặc đều đầy đủ,dư giả, nhà cửa ngày càng phát đạt, đượckẻ xa ngườigần khen ngợi. Nếu người xuất gia tu hành tinh tấn thì đạo nghiệpsẽ được thành tựu. Muốn được đầy đủ kho tàng pháp ba mươibảy phẩm trợ đạo và các chánh định... cắt đứt dòng sinh tử, đạt đếncảnh giới Niết-bàn vô vi an lạc, thì phải siêng năng tinh tấn. Nếu biếtlấyhạnh tinh tấn làm nềntảng, thì việc thực hiện các pháp: Sáu độ Ba-la-mật, bốn pháp bình đẳng, bốn ân, bốn vô úy, mườilực, mười tám pháp đặc biệtbấtcộng của Như Lai, sáu thông, ba đạt, thành Nhứt thiết trí, thì cũng không có gì là khó khăn cao xa hết. Ngoài ra muốn đầy đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươivẻ đẹp, giáo hóa chúng sinh để trang nghiêm cõi Phật, cũng đều do tu hạnh tinh tấn này mà thành tựu. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Về thuở quá khứ cách đâyvô số kiếp, có năm trăm người con hàng Trưởng giả, thiếtlập đàn tràng bố thí rộng lớn, dựng cờ, đánh trống và bố cáo rằng: Các bậc Sa-môn, Bà-la-môn và những người ăn xin đều được cúng dường cung cấp. Năm trăm người con hàng Trưởng giả đềubỏ ra nhiều loại ngọc ngà châu báu, voi, ngựa,xe cộ, áo quần, mùng mền và các thức ănuống... tùy theo nhu cầucủamỗi người mà cung cấp. Thời ấycó một người nghèo khổ, tha phương cầu thực ở rất nhiều nước, nay đếnnước này, thấynăm trăm người con hàng Trưởng giả thiết lập đàn tràng, chẨnthí để giúp đỡ người nghèo thiếumột cách chu toàn, trong tâm không có một chút lẫn tiếc, nên hỏi các người con hàng Trưởng giả: -Quý vịđem công đứcbố thí này cầu mong việc gì? Năm trăm người con hàng Trưởng giả liền trả lời: -Đem công đứcbố thí này cầu thành Phật đạo. Kẻ nghèo khổ lạihỏi: -Sao gọi là Phật đạo? Và Phật ấy thế nào? Các người con hàng Trưởng giảđáp: -Xét về quả vị thì Phậtvượt hai quả vị A-la-hán và Bích-chi-phật, là vị Thầy đặc biệt tôn quý của trời, người trong ba cõi. Ngài có lòng đạiTừ vô lượng, đại Bi vô biên, thương xót chúng sinh trong năm đường giống như mẹ hiền thương con đỏ. Ngài khuyến hóa tấtcả chúng khiến thực hành điều lành để cắt đứt các cảnh khổ trong ba đường ác, vượt qua biển khổ sinh tử, đi đếncảnh giới Niết-bàn an lạc. Sở dĩ gọi là Phật vì Ngài đãdứtsạch các điều ác, chứatấtcảđiều lành, các phiền não ô nhiễm không còn phát sinh, tâm ái dục đều diệt, đầy đủ sáu độ Ba-la-mật, dùng phương tiện tùy thời giáo hóa không có lúc nào gián đoạn. Có mười thầnlực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bấtcộng đặc biệt, ba mươibảy phẩm trợ đạo là kho tàng Phật pháp vô giá. Thân màu vàng tía, đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươivẻ đẹp, sáu phép thần thông thông suốt không bị chướng ngại, biết rõ vô cùng kiếp quá khứ, vô cùng kiếpvị lai và những sự việc trong hiệntại, không có việc gì là không thấu suốt. Ba minh như tấmgương soi sáng vô cùng tận không gian và thời gian, được thể hiện qua mười câu nghĩa. Có đầy đủ những đức như thế gọi là Phật. Sở dĩ các người con hàng Trưởng giả mỗimỗi đều ca ngợi Đức Phậtcó vô lượng đứchạnh là do nguyên nhân như vậy. Khi đó, kẻ nghèo khổ nghe được công đứccủa Phật, trong tâm tự nghĩ: “Ta nay cũng muốnhọc theo nguyện ấy để rộng độ tấtcả chúng sinh, ngặt vì ta nghèo không có tài sản quý giá, vậy nên đem cái gì làm việcbố thí?”. Trong tâm tự nghĩ sẽđem tấm thân mình dùng vào việcbố thí. Ư nghĩ như vậyrồi, liền thực hành hạnh cao cảấy, đem bùn thoa khắp châu thân, nằm ngoài gò mả, phát nguyện: “Ta nay dùng thân này bố thí cho tấtcả chúng sinh. Như có ai muốn dùng thịt, đầu, mắt, tủy, não, ta đều xin bố thí, nguyện đem công đức này cầu thành Phật đạo, độ khắp chúng sinh”. Phát nguyện này rồi, liền lúc đó, cả cõi Tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động dữ dội, các cung điện cao ngấtcủa chư Thiên bị lay chuyển. Bấy giờ, chư Thiên nơi cõi trời run rNylo sợ. Thích Đề-hoàn Nhân lậptức dùng Thiên nhãn quan sát cõi Diêm-phù-đề, thấymộtBồ¬tát dùng thân bố thí đang nằm ngoài gò mả, liền giáng xuống để thử tâm Bồ-tát này. Thích Đề-hoàn Nhân liền biến hóa làm các loài chó, loài chim, loài thú... cùng nhau bay đuổi muốn đến ăn thịt. Bồ-tát thấy đàn chó vàbầy chim cùng nhau đến ăn thịt mình, tâm ý lại hoan hỷ, không chút lay động, thoái chuyển. Vua trời bèn hiện nguyên hình là Thích Đề hoàn Nhân ca ngợi: -Lành thay! Lành thay! Rất là đặc biệt, khó ai làm được. Rồihỏivị Bồ-tát. -Chẳng biết ngài đem công đứccủahạnh bố thí này cầu mong việc gì? Phải chăng là cầu mong làm vua cõi trời Phạm thiên hay làm vua Chuyển luân? Bồ-tát đáp: -Chẳng phải mong cầu làm Chuyển luân thánh vương hay làm vua các cõi trời, Ma vương, Phạmvương, cũng chẳng nguyệncầucảnh vui trong ba cõi. Ta nay chí tâm cầu thành Phật. Vì ta nghèo không có tài sản dùng; vào việcbố thí, nên đem thân này bố thí vớisở nguyệncầu mong thành Phật, độ vô lượng tấtcả chúng sinh. Vua trời Thích Đề-hoàn Nhân cùng vô số chư Thiên, khác miệng cùng lời đồng nhau ca ngợi: -Hay thay! Hay thay! Quá đặc biệt, khó ai sánh được! Bèn đọc bài kệ: Mong cầu đạotối thắng Chẳng tiếc thân mạng mình Xả thân như đấtbẨn Do chấp ngã không còn. Tài thí tuy là quý Việc này chẳng phải khó Dũng mãnh như thế kia Tinh tấn mau thành Phật. Đọc bài kệ xong, Thích Đề-hoàn Nhân nói vớiBồ-tát: -Sức đạidũng mãnh, đại tinh tấncủa ngài khó ai sánh bằng, vượt hơnsự tài thí củanăm trămvị Bồ-tát con hàng Trưởng giả,gấphơn trăm ngàn muôn ứclần, không thể kể xiết. Do việc làm ngày hôm nay, ngài sẽ thành Phật trướcnăm trămvị Bồ-tát kia. Đế Thích và chư Thiên đùng hương hoa trờirải trên mình Bồ-tát, rồi lui về một cách hoan hỷ. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Người nghèo cùng đó chính là thân Ta hôm nay, còn năm trăm người con hàng Trưởng giá lúc ấy nay là Di-lặc cùng năm trămvị Bồ-tát. Ta do dũng mãnh tinh tấn, vượt lên trên công đứccủa các vị Bồ-tát kia, nên nay Ta thành Phật trước. Bồ-tát bố thí như vậy, siêng năng tu hành tinh tấn là việc làm cần thiết trước tiên. Tôn giả A-nan và chư Tỳ-kheo nghe lời Phật nói, không một ai là không hoan hỷ,tấtcả lễ Phật, mọi người đều tinh tấn, chỉnh đốn đạohạnh của mình. ** * Nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc thuộc nước Xá-vệ. Có mộtvị cư sĩ giàu có, củacải vô số, ngọc ngà châu báu của ông ta nhiềuhơn kho tàng nhà vua, tên là Ma-ha-nam-ma, là người tham lam bỏnsẻn, không dám ănmặc, không biếtbố thí. Khi nào đi đâu thì đánh chiếc xe cũ kỹ,kếtcỏ làm lọng, mặc đồ tồi tàn, ăn thì cơmhNm tầm thường chứ chưatừng nếm thử món ngon vậtlạ, đến giờănlại đóng cửa. Qua cơn đau nặng thành phảibỏ thân, lại không con cái nên vua Ba¬tư-nặc sung công tấtcả tài sản, châu báu ngọc ngà mà chính bản thân ông ta cùng vợ chưatừng dám thọ dụng bao giờ. Vua Ba-tư-nặc liền đếnnơi Đức Phật đang trụ, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, rồi trở về chỗ mình thường ngồi, bạch Phật: -Thưa Đức Thế Tôn, nước con có mộtcư sĩ tên là Ma-ha-nam-ma, ¬là người tham lam bỏnsẻn, không biếtbố thí, không dám ănmặc nay đã chếtrồi, không biết ông ta sinh về cảnh giới nào? Đức Phậtbảo nhà vua: -Thần thức ông ta đọa vào địa ngục thú dữ, trải qua ngàn vạnnăm chịumọi đau khổ. Thoát khỏicảnh địa ngụcrồi, lại đọa vào cảnh ngạ quỷ, suốt ngày đêm bịđói khát, thân thường bị lửa đốt, trải qua trăm ngàn năm như vậy, hoàn toàn chưatừng nghe đến danh từ cơmnước. Nhà vua nghe lời Phậtdạy, lòng quá sợ hãi, chân lông nổi ốc, không dằn được lòng nên buồntủirơilệ. Đức Phậtbảovới vua: -Xét về người trí, thường xả bỏ tánh bỏnsẻn tham lam, thực hành hạnh bố thí, hiện đời được nhiều người giúp đỡ, kiếp sau đượchưởng phước giàu sang. Đức Phậtlạibảo: -Này đạivương, về thời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề nàycó một Hoàng đế trị vì mộtnướclớn tên là Ca-na-ca-bạt-di, là người nhân từ, làm chủ cõi Diêm-phù-đề có támvạnbốn ngàn vua chư hầu, mộtvạn đại thần, haivạn thể nữ và mộtvạn phu nhân, đờisống của dân chúng hếtsức hưng thịnh. Bỗng nhiên có hỏa tinh xuất hiệnvận hành, quan thái sử tiên đoán: “Sẽ bị đạihạn, trải qua mười hai năm không mưa”. Thái sửđem việc này tâu lên Hoàng đế: -Hỏa tinh vừa xuất hiện, chắc chắn cõi Diêm-phù-đề sẽ bị đạihạn, trải qua mười hai năm không mưa, nếu không mưa thì ngũ cốc thất thu, muôn dân đói khát, quốc gia sẽ lâm vào cảnh hoang tàn điêu đứng. Ta sẽ làm thế nào bây giờ? Chúa thượng nghe tâu, lòng rất lo âu phiền muộn, liền ra lệnh quần thần triệutập tám vạnbốn ngàn vua nơi các tiểu quốclậptứcvề tâu chúa thượng, nói rõ chư hầu phải dâng sớ kê khai sổ nhân khNucủanước mình, lạicũng phải kê khai số lượng thực hiện còn nhiều ít, là bao nhiêu đấu, thăng. Bất luận nam nữ, giàu sang, nghèo hèn, lớn nhỏ... Tính số người và số ngày, bình quân cấpmỗi ngườimột ngày là một thăng thóc, không được ăn no. Quần thần và các vua chư hầurămrắp tuân lệnh, rồimỗi người trở về nơinướccủa mình tuyên đọcsắclệnh của hoàng thượng cho dân chúng nghe, tấtcả từ trên xuống dướimộtmực thi hành. Từđóvề sau trờihạn không mưa, không có nước gieo trồng, nên không thư hoạch lúa thóc gì cả, do đó dân chúng chết đói rất nhiều. Quần thần tâu lên Hoàng đế: -Dân chúng quá đói nên chếtrất nhiều. Hoàng đế ra lệnh bảo cho các nước chư hầudạy dân của mình tu tập mười điều lành. Tuy thân có chết đi, thần thức sinh lên cõi trờihưởng mọi diệulạctự nhiên. Quần thần nhậnsắclệnh của hoàng đế rồi, đều ra lệnh cho muôn dân từ lớn đến nhỏ phải tu tậpmười điều lành, ai giữ đượcmười điều lành, sau khi chết sinh lên cõi trời. Lúc ấy, có một người trí tuệ thông minh, hình dung tuấn tú không ai sánh bằng. Người này thấy gia đình bà Tỳ-xá mẹ con thông dâm, thấy việc như vậyrồi tâm ông không vui, trong ý suy nghĩ: “Tuy mang thân người mà làm việc súc sinh, bị sắcdục khiến cho điên cuồng, con chẳng biếtmẹ,mẹ chẳng biết con, điên đảo không biếtkẻ trên ngườidưới, ở trong sinh tử, thật đáng sợ hãi”. Người ấy liềncạo tóc xuất gia, mặc áo hoạisắc, vào trong thâm sơn hay đếnnơi đầmvắng, thiềntọatư duy, suy nghĩ thế này: “Do có ngu si, tham dục và sân hận mà phát sinh các hành nghiệp, nên chịu quả báo đau khổ sinh tử trong năm đường. Nếu không có ba độc th ìkhông có hành nghiệp, hành nghiệp đã diệt thì không thọ thân căn, đã không có thân thì các khổ liền diệt.” Suy nghĩ như vậy, bỗng nhiên tâm trí được khai ngộ, các sự ham muốntức thì diệthẳn, liền chứng quả Bích-chi-phật, sáu phép thần thông thấu suốt không bị ngăn ngại. Rồilại nghĩ: “Ngày nay ta sẽđi khất thực ở đâu? Quán sát dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề đều đói khát, không thể đếnhọ khất thực được, chỉ có đạivương Ca-na-ca-bạt-di là thí chủ duy nhất, ta phải đến đó khất thực”, tức liền bay đếnnội cung của đạivương ấy để khất thực. Đạivương nói: -Thực phẩmcủa ta chỉđủ ănmột ngày nay nữa là hết. Rồi đạivương thầm nghĩ: “Nếu hôm nay ta ăn phần ăn này rồicũng phải chết, nếu ta không ăn thì cũng phải chết, chi bằng may gặpbậc Thần nhân khó gặp này, ta thà chẳng ăn, đem cúng phần ăncủa ta cho vị Thượng nhân ấy”. Nghĩ như thế rồi, đạivương đem phần ăncủa mình dâng cúng cho vị Bích-chi-phật. Bích-chi-phật thọ trai xong rồi, trong ý suy nghĩ: “Sự bố thí hôm nay của đạivương này khó ai sánh bằng,ta sẽ làm cho đạivương tăng thêm lòng hoan hỷ”. Nghĩ như vậyrồi, liền ở trướcmặt đạivương, Bích-chi¬phật bèn bay bổng lên hư không, biến hóa đủ cách: Ẩn phương Đông, hiện phương Tây; Ẩnphương Tây, hiện phương Đông; Ẩnphương Nam, hiện phương Bắc; Ẩnphương Bắc, hiện phương Nam; Ẩnphương dưới, hiện phương trên; Ẩnphương trên, hiện phương dưới. Đi vòng quanh trên hư không, hoặc ngồi, hoặcnằm. Phía trên thân phun ra lửa, phía dưới thân phun ra nước, phía dưới thân phun ra lửa, phía trên thân phun ra nước. Từ một thân phân ra làm trăm ngàn vạn thân cho đến vô số,rồi đemvô số thân hiện làm một thân. Biến hiện xong rồi, từ hư không giáng xuống đứng trướcmặt đại vương, nói: -Sự bố thí ngày hôm nay của đạivương khó ai sánh bằng. Đạivương muốncầu nguyện những gì, ta sẽ giúp đỡ cho. Đạivương cùng quần thần, phu nhân, thể nữ,tấtcả đều vui mừng, đầumặt sát đất đảnh lễ dưới chân Bích-chi-phật, cầu nguyện: -Nay muôn dân trong nước chúng tôi gặp phải tai họa khốn cùng, đếnnỗimạng sống chỉ còn trong giây lát, nay đem công đứccủabữa ăn cuối cùng cúng dường cho Thượng nhân để cầudứt trừ tai họa đói khát hiện có trong nước này. Đó là niềm ước mong duy nhất. Bích-chi-phật đáp: -Ta sẽđáp ứng đúng như sở nguyệncủa các vị. Nói xong liền bay đimấtdạng. Ngay khi đó, trên bầu trời mây cuồn cuộnnổi lên, gió lớnnổidậy thổisạch những vậtdơ bẨntrên mặt đất, tất cả phNnuế đều biếnmất. Tiếp theo, mưa xuống thực phẩm đủ trăm mùi hương vị khắp cõi Diêm-phù-đề.Kế đến, mưa tuông toàn là ngũ cốc, rồi đến áo quần, mền mùng, cuối cùng là mưa xuống bảy thứ châu báu. Tấtcả tám vạnbốn ngàn vua chư hầu cùng thần dân trong cõi Diêm¬phù-đề đều vui mừng không kể xiết! Khi ấy Hoàng đế bảo quần thần ra lệnh cho támvạnbốn ngàn vua chư hầu, mỗi người phảidạytấtcả dân chúng trong nướccủa mình tu hành mười điều lành. Bấy giờ, toàn cõi Diêm-phù-đề ngũ cốc đềutươitốt, thực phẩm đầy dẫy, muôn dân vui vẻ thực hiện theo mười điều lành, đem tình thương đối xử với nhau như cha, như mẹ, như anh, như em. Tấtcả mạng chung đều sinh về cõi trời, không có một ai đọa vào ba đường dữ. Đức Phậtbảo đạivương Ba-tư-nặc: -Hoàng đế Ca-na-ca-bạt-di thời đó là thân Ta ngày nay. Ta lúc ấy chỉđem mộtbữa ăn cúng dường cho mộtvị Bích-chi-phật, hiện đời đó đã được công đức phước báo như thế, do công đức này đưa đến ngày nay Ta thành Phật, tấtcả dân chúng đói khát khổ não trong thời ấy nay đều được chứng đạo, hưởng cảnh an ổn diệulạc cho đến Niết-bàn tịch diệt. Lúc ấy, tấtcả hàng đệ tử cùng vua quan, thứ dân trong hội đều vui mừng. Đức Phậtbảo đạivương Ba-tư-nặc: -Tấtcả chúng sinh bị sợi dây tham lam bỏnsẻn trói buộc, bị sự phủ che của tham lam bỏnsẻn ấy nên không biếtbố thí, phải chịulấy quảđau khổ không thể kể xiết. Đức Phật nhớ lạivề thuở quá khứ xa xưa, tại cõi Diêm-phù-đề nàycó một thành tên là Bất-lưu-sa, vị vua trong thành tên là Ba-đàn-ninh, phu nhân tên là Bạt-ma-kiệt-đề. Trong nước nhằm lúc củi quế gạo châu, muôn dân lâm vào cảnh đói khát, lại thêm bệnh tật. Nhà vua cũng bị lâm bệnh, phu nhân tự ýmột mình ra ngoài thành cầu thần linh. Dọc trên đường đi có một gia đình, nhằm lúc người chồng đivắng, ngườivợ lâm bồn mà không có ngườihộ sinh, thêm vào đó khi sinh xong ruột đói như cào, trong nhà không có thực phẩm, sản phụđói lả muốn chết, nên lại thầm nghĩ: “Nay cái chếtcủata sắp đến, toan tính vô phương, chỉ có một cách duy nhất là ăn thịt con mình để tự cứumạng mà thôi”. Nghĩ như thế rồi, tay liềncầm dao sắpsửa giết con mình, nhưng trong lòng cảm động nên cất tiếng khóc òa! Đúng lúc đó phu nhân trên đường đivề cung, tai nghe tiếng khóc củasản phụ rất thảm thiết, lòng càng áo não xót thương, nên dừng chân lắng nghe. Còn ngườisản phụ ngay lúc cầm dao giết con mình trong tâm tự nghĩ: “Sao lại nhẫn tâm ăn thịt con”. Nghĩ như vậyrồi nên cất tiếng kêu khóc. Phu nhân lậptứcbước vào trong nhà, hỏisản phụ: -Vì sao kêu khóc? Muốn làm việc gì? Sản phụ liền đáp: -Không có thực phẩm để ăn, lại thêm vừamới sinh, thân thể thêm yếu đuốibội phần, ý muốn giết con ăn thịt để cứusống mạng mình. Phu nhân nghe qua trong lòng xót xa đau đớn, nói: -Người chớ giết con, đợi tavề cung, sẽđem thịt đến cho người dùng. Sản phụ nói: -Phu nhân là bậc tôn quý, hoặclại chậm trễ, hoặclại quên mất. Mà tôi ngày nay mạng sống chỉ còn trong hơi thở không thể dần dà, chi bằng ăn thịt con mình để cứulấymạng. Phu nhân lạihỏi: -Người có thểăn những thịt gì? Sản phụđáp: -Thịt gì cũng được, miễn sao cứu đượcmạng người, không cần ngon dở. LúC ấy, phu nhân liềncầm dao tự cắtvú của mình và tự nguyện: -Ta nay đem thịt vú này dùng vào việcbố thí để cứu nguy ách cho người ấy. Chẳng cầu làm Chuyển luân thánh vương, Thiên đế,Ma vương, Phạmvương... mà chỉđem công đức này nguyện thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh chân. Nguyệnrồi đemvú của mình đưa cho sản phụ. Ngay lúc phu nhân cầm dao tự cắt vú, cả cõi Tam thiên đại thiên thế giới hiện đủ sáu thứ chấn động, các cung điệncủa chư Thiên đềubị rung chuyển. Trời Đế Thích dùng Thiên nhãn quán sát thế gian, thấy phu nhân tự cắt vú của mình để cứumạng sống cho sản phụ. Lúc đó, trời Đế Thích cùng vô số chư Thiên liền bay xuống trụ trong hư không, đều buồn khóc, nướcmắt tuôn rơi như trậnmưalớn. Đế Thích hiện xuống, đứng trướcmặt phu nhân, hỏi: -Sự bố thí ngày nay của phu nhân không ai sánh bằng, không biết phu nhân đem công đức ấycầu nguyện việc gì? Phu nhân đáp: -Nguyện đem công đức này cầu thành tựu đạo Vô thượng Chánh chân, để độ cho tấtcả chúng sinh thoát khỏi các khổ ách. Đế Thích hỏi: -Sở nguyện ấylấy gì làm bằng chứng? Phu nhân lậplời thề: -Nếu công đứcbố thí ngày nay của ta chắc chắn thành tựu đạo Chánh giác thì cái vú bị cắtcủa ta lậptức bình phục như cũ. Dứtlời thệ nguyện, thìvú của phu nhân bình phụclại như xưa. Đế Thích ca ngợi: -Lành thay! Lành thay! Đúng như sở nguyện, nhứt định không bao lâu ngài sẽ thành Phật. Nhà vua, quần thần cùng muôn dân hếtsức ca ngợi, cho làviệc hy hữu, vui mừng không kể xiết. Sau đó, bệnh tật trong nước được tiêu trừ, lúa gạodồi dào, muôn dân hưởng cảnh thái bình an lạc. Chẳng bao lâu, nhà vua băng hà, quần thần nhóm họp, bàn luận tìm ngườikế vị. Trời Đế Thích bèn giáng hạ,bảo quần thần: -Phu nhân Bạt-ma-kiệt-đề ngày nay đã biến thành thân nam tử,lại thêm phước đứchơn người, vậy nên thỉnh người lên ngôi quốcvương. Tấtcả quần thần vô cùng hoan hỷ, liền làm lễ đăng quang cho phu nhân. Tròng thờikỳ phu nhân làm vua, quốc gia hưng thịnh, dân chúng giàu có, hưởng cảnh thái bình no ấm. Đức Phậtbảo đạivương Ba-tư-nặc: -Phu nhân Bạt-ma-kiệt-đề lúc ấytức là thân Ta ngày nay. Ta không tiếc thân mạng, bố thí như vậy, nên hiện đờibấy giờ hưởng quả báo thân nữ biến thành thân nam, lạinối nghiệp đế vương. Cũng nhân công đức đó nên ngày nay thành Phật, hóa độ khắptấtcả chúng sinh. Bồ-tát bố thí không còn chấptướng và dũng mãnh như thế. Thánh chúng đệ tử, vua, quan, muôn dân... nghe lời Đức Phật nói ai ai cũng đều hoan hỷ,lễ Phật mà lui về. ** * Nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc thuộc nước Xá-vệ. Trong thành có một Bà-la-môn, một hôm ra ngoài thành lập đàn cúng tế, bày tiệc ănuống. Cúng tếănuống xong rồi, vị Bà-la-môn ấy thỉnh các Bà-la-môn khác vào thành. Nhân lúc ấy Đức Phật vào thành khât thực. Trên con đường vào thành, Bà-la-môn trông thấy Đức Phật dung mạo oai nghiêm, hào quang rựcrỡ, nên trong lòng hớnhở vui mừng, đi nhiễu quanh Phậtmột vòng, đảnh lễ rồi đi. Đức Phậtmỉmcười, hào quang từ miệng Phật chiếu khắpmười phương, trên tỏa đến cõi trời Ba mươi ba, dưới soi tớimười tám địa ngụclớn. Các loài ngạ quỷ nói chung, cảnh giớinơinăm đường không một ai là không hưởng sự mầu nhiệmcủa ánh quang minh này. Ngườibệnh thì được lành, cảnh xiềng xích giam cầm trong lao ngục, tấtcả đều được phóng thích. Còn chư Thiên, muôn dân, trông thấy hào quang của Đức Phậttấtcả đều vui mừng, liền đitới chỗ Đức Phật, dùng bao nhiêu là hương hoa để cúng dường Đức Thế Tôn.Tôn giả A-nan quỳ mọp trước Đức Phật, bạch: -Nụ cười hân hoan của Đức Phật hôm nay nhiệmmầu như vậy, không biếtnụ cười ấy có ý nghĩa như thế nào mong Phật chỉ giáo cho. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Tôn giả có thấy ông Bà-la-môn lúc nãy đi nhiễu quanh Phậtmột vòng hay không? Tôn giả A-nan đáp: -Dạ vâng, con có thấy. Đức Phật nói: -Người Bà-la-môn ấy thấy Phật hoan hỷ, dùng ý thanh tịnh cung kính đi nhiễu quanh Phậtmột vòng. Do công đức này, Bà-la-môn đótừ nay trở về sau, trải qua hai mươilăm kiếp không đọa vào trong ba đường ác. Ngượclại, sinh vào loài người hay trên cõi trời, nơi nào cũng hưởng an lạc vô cùng. Mãn hai mươilăm kiếprồisẽ chứng quả Bích-chi-phật hiệu là Đặc-sấn-na-kỳ-lê. Tôn giả A-nan và tấtcả đại chúng nghe lời Đức Phật nói, thân tâm đều được thanh tịnh.Có vị chứng quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tu-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm, A-la-hán, hoặc có người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân. Chúng hội vui mừng, nhiễu quanh bên phảirồilễ Phật lui về. ** * Nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở tạinướcUất-đơn-la-diên. Đức Phật cùng vớimột ngàn hai trămnămmươivị Sa-môn đi vào trong xóm làng. Sắc tướng của Như Lai, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươivẻ đẹptỏa hào quang rựcrỡ chiếu sáng cả trời đất, không có mộtnơi nào là không sáng tỏ,cũng như ánh sáng vằng vặccủa trăng đêm rằm giữa những đám sao nhấp nháy. Ngài du hành gặp lúc trờinắng oi bức mà lại không có một bóng râm mát nào. Lúc ấy, có một người chăn dê thấy hào quang của Phật trong tâm tự nghĩ: “Như Lai Thế Tôn là Bậc ĐạoSư trong ba cõi, đi trong nắng oi ả thế này mà không có bóng râm mát.” Ông liềnbệncỏ làm dù đi theo sau che trên đầu Đức Phật. Đi đượcmột khoảng đường, cách bầy dê quá xa, anh tabèn bỏ cỏ dù xuống đất, lật đật chạyvề coi dê. Đức Phật liềnmỉmcười. Nụ cườivừa chớmnở thì nơi kim khNucủa Đức Thế Tôn phóng ra ngàn vạn đạo hào quang màu vàng rựcrỡ lạ thường. Trong mỗi đạo hào quang lại phát ra trăm ngàn tia sáng chiếu khắpcả mười phương, trên cho đến cõi trời thứ Ba mươi ba, dưới thì đến mười tám địa ngụclớn, ngạ quỷ, súc sinh... không mộtnơi nào là khổng sáng chói. Người và chư Thiên trong ba cõi thấy ánh quang minh của Đức Phật, lậptức liền đến chỗ Phật, tấtcả dân chúng và các loài Rồng, A-tu-la, vô số chúng hộihếtsức vui mừng, đem tấtcả hoa hương và đủ thứ âm nhạc cúng dường Đức Như Lai. Tôn giả A-nan quỳ mọp trước Đức Phật, bạch: -Nụ cườicủa Phật không phải chỉ là cười suông, ắt có lý do. Xin Đức Phật nói rõ về ý nghĩacủanụ cười ấy. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Tôn giả có thấy người chăn dê khi nãy không? Tôn giả A-nan thưa: -Dạ, con có thấy! Đức Phậtbảo: -Người chăn dê ấy đem tâm cung kính, bệncỏ làm dù để che trên đầu Đức Phật. Do công đức này, trong mười ba kiếptới đây, bất luận sinh lên cõi trời hay tạinơi thế gian, cuộc đời luôn luôn giàu sang phú quý, thường có chiếcdù bằng bảy thứ ngọc quý tự nhiên che trên đầu. Sau khi mạng chung không đọa vào ba đường ác.Mãn mười ba kiếprồi, xuất gia hành đạo thành Bích-chi-phật hiệu là A-nậu-bà-đạt. Tấtcả đại chúng nghe Phật nói việc này rồi, có kẻ chứng các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm hay A-la-hán, hoặc thành Bích-chi¬phật, hoặc phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng giác, hoặc chứng quả vị Bất thoái chuyển. Chúng hội vui mừng lễ Phật lui về. ** * Nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ. Đệ tử lớncủa Phật là Xá-lợi-phất, ngày đêm sáu thời thường dùng đạo nhãn quán sát tấtcả chúng sinh, xem căn tánh ai có thể độ được, liền đến hóa độ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc có một đại thần tên là Sư Chất, giàu có tài sản vô lượng, lạicó cơ duyên đáng được hóa độ, nên Tôn giả Xá-lợi-phât sáng sớm hôm sau, đắp y, mang bình bát đi thẳng đến nhà đại thần kia để khất thực. Đại thầnSư Chấtvừa thấy Tôn giả Xá-lợi-phất liền cung kính lễ bái, mời vào trong nhà ngồi trên tòa, hỏi thămsức khỏe, rồi đại thần dâng đủ các thức ăn. Sau khi Tôn giả thọ trai xong, rửa tay súc miệng, rồi vì đại thầnSư Chất mà thuyết pháp. Tôn giả nói: -Phú quý, địavị,bổng lộc là nguyên nhân của các đau khổ. Nhà cửa, ân ái cũng nhưở trong chốn lao ngục. Tấtcả mọisở hữu đều là vô thường. Tấtcả sự tôn quý trong ba cõi cũng như sự biến hóa của trò ảo thuật. Thân hình lưu chuyển theo sinh tử trong năm cõi đều không có chủ tể. Đại thầnSư Chất nghe Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết pháp như vậy, trong tâm lo sợ không còn ham thích địavị giàu sang, chẳng màng ân ái. Xem nhà ở như chốn gò mả, nên đem tấtcả gia nghiệpvợ con giao lại cho người em ruột mình, rồicạobỏ râu tóc, thân mặc áo hoạisắc vào trong thâm sơn, thiềntọa hành đạo. Lúc ấy, ngườivợ của đại thầnSư Chấtcứưusầu áo não, vẫnmơ tưởng Sư Chất, không chịu ân ái với người em chồng. Người emSư Chất nói: -Nhà cửa, tài sản châu báu rất nhiều, nào có gì thiếu thốn mà lại luôn luôn buồn phiền chẳng vui? Ngườivợ của đại thầnSư Chất đáp: -Ta nhớ đến đại thầnSư Chất,là người chồng cũ của ta, do đó ta buồnrầu. Người emcủa đại thầnSư Chất nói: -Nay nàng cùng ta đã tác thành vợ chồng, tại sao ngày đêm vẫnmơ tưởng đến ngườicũ làm gì? Ngườivợ của đại thầnSư Chấtlại đáp: -Người chồng cũ của ta tâm địatốt đẹp không ai sánh bằng. Do vậy ta luôn mơ tưởng. Người emcủa đại thầnSư Chất thấy chị dâu luôn luôn mơ tưởng tới người anh mình, nên e rằng người anh nếu không may thoái chí bỏ tu hoàn tục, trở về sẽđoạtlại gia nghiệpvợ con. Nghĩ như thế rồi, anh ta bèn tính mộtkế, liềngọimộttướng cướp đếnbảo: -Ta thuê ngươinăm trăm tiền vàng, đi chặt đầu Sa-môn Sư Chất đem vềđây. Tướng cướp nhận tiền thuê, rồi đi vào trong núi gặp Sa-môn Sư Chất. Sa-môn Sư Chất nói: -Ta chỉ có một chiếcycũ xấu này, ngoài ra không có tài sản gì nữa. Ngườivìlý do gì mà đến đây? Tướng cướp đáp: -Em ông thuê ta đến đây để giết ông. Sa-môn Sư Chất nghe qua thì hoảng sợ, nói vớitướng cướp. -Ta là ngườimới xuất gia hành đạo, lại chưagặp Đức Phật, cũng chưatỏ ngộ giáo pháp, xin dừng tay giết ta, đợi khi ta gặp Đức Phật, hiểu ít giáo pháp rồi, chừng ấysẽ giếtcũng chẳng muộn. Tướng cướpmộtmực nói rằng ta nhứt định giết ông, không thể trì hoãn. Sa-môn Sư Chất liền dang một cánh tay ra nói vớitướng cướp: -Người có thể chặtmột cánh tay ta, còn thân tàn này để ta gặp Đức Phật được chăng? Tướng cướp liền chặtmột cánh tay của Sa-môn Sư Chất đem về giao cho người em. Sa-môn Sư Chất sau đó tìm đường đếngặp Đức Phật. Khi gặp Đức Phậtrồi, làmlễ, lui về chỗ ngồi. Đức Phật vì Sa-môn Sư Chất mà thuyết pháp: -Ông từ vô số kiếp xa xưa đến nay đãtừng giếthại bao nhiêu người. Lượng máu chảy ra do ông chặtlấy tay, chân, đầu người ấy nhiềuhơn nướcnơibốn biển. Xương người do ông sát hại chất cao hơn núi Tu-di. Nướcmắt đau khổ của người do ông tạo ra nhiềuhơnnướcnơibốn sông to. Sữamẹ ông bú nhiềuhơnnước sông bể. Ngày nay ông bị chặt tay là do quả báo từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng phải nhân quả chỉ trong một đời này. Tấtcả chúng sinh có thọ thân thì đều chịu các quả báo đau khổ.Tất cả các quảđau khổ đềutừ nơi nhân tập mà phát sinh. Do tập nhân nơi ân ái mà có các khổ lụy này. Nếu si mê, ân ái dứtsạch thì nghiệpnơitập nhân không còn. Hành nghiệp theo tập nhân không còn thì không thọ thân căn. Đã không có các thân căn thì các khổ liền tiêu diệt. Ông phảitư duy tu tập bát Chánh đạo. Lúc ấy, Sa-môn Sư Chất nghe lời Đức Phậtdạy như vậy, tâm trí bỗng nhiên sáng suốt, liền ở trước Đức Phật chứng quả A-la-hán, rồixả bỏ thân mạng nhập Niết-bàn. Nói về tướng cướp, đem cánh tay của Sa-môn Sư Chấtvề giao cho người em. Người em liền đặt cánh tay của anh mình trước chị dâu, rồi nói: -Nàng thường nói mình luôn mơ tưởng đến người chồng cũ. Đây là cánh tay của ông ấy. Người chị dâu thấyvậy, càng đau đớn nên buồn khóc nứcnở, trong lòng rấtbất bình, liền đem sự vụ tâu lên nhà vua. Nhà vua cho người điều tra, thấy đúng như sự thật nàng đã khai báo. Vua liền ralệnh xử trảm người em. Chư Tỳ-kheo nghi ngờ về trường hợpcủa Sa-môn Sư Chất,nên bạch Đức Phật: -Sa-môn này đời trước đãtạo nhiều điều ác gì mà ngày nay phải chịu quả báo bị chặt cánh tay? Rồi do đãtạo phước đức gì, nên đượcgặp Phật, lại chứng đạo quả A-la-hán? Xin Đức Phật thương xót chỉ dạy cho. Đức Phậtbảo đại chúng: -Vào thời quá khứ lâu xa, tạinước Ba-la-nại có vị vua tên là Bà-la¬đạt. Lúc ấy, nhà vua cùng quần thần du hành sănbắn, vì vua mãi mê đuổi theo con thú vào tậnrừng sâu nên quên mất đường về.Lại thêm cây lá um tùm che khuất ánh sáng mặt trời, dù nghĩ đủ trăm cách nhưng không tài nào tìm đượclối ra, nên càng hoảng hốtlo sợ. May đâu lúc ấy thấy phía trước đường có mộtvị Bích-chi-phật, nhà vua liền tiến đến, thưa: -Quả nhân vì mãi đuổi theo con thú nên lạc đường không biếtlối ra, hiện giờ không biết quần thần, quân lính, xe ngựa ở tại phương nào? Do hai cánh tay củavị Bích-chi-phậtbị ung độc nhức nhối vô cùng, nên không thể cử động để chỉ lối được, bèn dùng chân chỉ lối đi cho nhà vua. Nhà vua tức giận, bắttội khi quân, nói: -Người là dân của ta, gặp ta đã không đứng dậy thủ lễ, còn lại khinh khi lấy chân chỉ lối cho ta. Nhà vua nói xong liền rút gươm chặt đứtmột cánh tay của Bích-chi¬phật. Bích-chi-phậttự nghĩ: “Nhà vua nếu không biết sám hối việc làm của mình vừarồi, thìsẽ thọ quả báo trọng tội không có thờikỳ chấmdứt” Lúc ấy Bích-chi-phật ở trước nhà vua liền dùng thần túc thông bay thẳng lên hư không, biến hóa đủ cách. Nhà vua thấyvậy, rồi gieo năm vóc sát đất, lớn tiếng cầu xin sám hốitạ tội: -Cúi mong Phật thương xót, giáng hạ xuống mặt đất thọ sự sám hối của con. Bích-chi-phật liềnhạ xuống đất, nhậnsự sám hốicủa nhà vua. Nhà vua gieo năm vóc xuống sát chân Bích-chi-phật, làm lễ sám hôi, tự bày tỏ: -Cúi mong ngài xót thương thọ nhậnsự sám hốicủa con, để con khỏi phải thọ quả khổ lâu dài. Lúc ấy, Bích-chi-phậtxả thân nhập vào Niết-bàn vô dư. Nhà vua thu hài cốt, xây tháp để thờ linh cốtcủa ngài. Nhà vua ở trướcbảo tháp luôn dùng hoa hương cúng dường cầu xin sám hối. Do đó, nay thoát khỏi vòng sinh tử. Đức Phậtbảo đại chúng: -Nhà vua lúc ấy nay là vị Sa-môn Sư Chất này. Do chặt cánh tay của Bích-chi-phật nên bị quả báo trong năm trăm đờibị chặt cánh tay mà chết, cho đến việc thọ báo ngày hôm nay cũng vậy. Do sự sám hối nên không bị đọa địa ngục, mà được trí tuệ sáng tỏ, thoát khỏi sinh tử thành bậc A-la-hán. Đức Phậtbảo các vị Tỳ-kheo: -Tấtcả những nghiệp nhân, họa hay phước đều không mất đi đâu cả. Tấtcả đại chúng nghe lời Đức Phậtdạy, không ai là không kinh sợ, đồng gieo năm vóc sát đấtlễ Phật. ** * Thuở xưa, Đức Phật ở tại ao A-nậu-đạtbảonăm trămvị A-la-hán: -Mỗi ngườitự nêu bày việc làm ở thời quá khứ của mình, mà do đó nay được chứng đạo. Các vị A-la-hán theo lờidạycủa Đức Phật, mỗivị đều nói về công đứccủa các việc làm trong quá khứ của mình. Lúc đó, có A-la-hán tên là Bà-đa-kiệt-lê tự nêu bày: -Về thời quá khứ vô số kiếp, có Đức Phật ra đời hiệu là Định Quang Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Vi Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, giàu lòng đạitừ bi, xót thương giúp đỡ tấtcả, làm nơinương tựa che chở cho chúng sinh, xuất hiện ở đời giáo hóa trời người khiến, họ đắc đạorồimới nhập Niết-bàn. Xá-lợi được phân chia, xây tháp an trí cúng dường. Vào thờikỳ giáo pháp của Đức Phật này sắp diệttận,tôi làngười bần cùng không kế sinh nhai, nên đi đây đó đốncủi độ nhật. Bỗng từ xa trông thấymột ngôi tháp đồ sộ, nguy nga, nằmcạnh một cái đầmlớn. Khi mắt trông thấy thì tâm rất đỗi vui mừng, không sao kể xiết. Vội vàng rảo bước đến đó chiêm ngưỡng, lễ bái, trong người lâng lâng thoải mái. Thấy các loài chồn, cáo, chim chóc... nằm ngủ trong đó, chung quanh cây cỏ um tùm, gai góc chằng chịt và đầydẫy phân chim, thú. Tuyệt nhiên không có người quản thủ và cũng không có mộtdấuvếtcủa người đilại chiêm ngưỡng cúng dường. Tôi thấycảnh hoang vắng như vậy, trong lòng lấy làm xót xa vô cùng. Không biết pháp công đứcnơi thầnlựccủa Như Lai như thế nào, mà đã khiến tâm tôi hớnhở dốcsức chặt phát cỏ cây và quét dọnsạch sẽ những phân củacầm thú, chim chóc, chồn cáo... Quét dọn xong, trong tâm càng vui vẻ, chí thành nhiễu quanh tháp tám vòng, chắp tay đảnh lễ rồi lui về. Do công đức này, sau khi mạng chung được sinh lên tầng trời thứ mườilăm là cõi Quang âm, dùng các thứ ngọc quý trang sứcnơi cung điện nên hào quang rựcrỡ, trang nghiêm tráng lệ, vô cùng tươi đẹp, vượt hẳn các cung điệncủa chư Thiên khác. Thọ mạng ở cõi trời xong, lạimột trăm đời làm Chuyển luân thánh vương trị vì bốn châu thiên hạ,bảy báu tự nhiên tùy theo ý muốn. Mãn kiếpsố làm Chuyển luân thánh vương, lại thường sinh vào nhà Trưởng giả, dòng họ tôn quý của hoàng tộc, giàu có vô cùng, dung mạo đẹp đẽ, không có người thứ hai sánh bằng, hễ ai trông thấy tôi đều sinh tâm hoan hỷ kính mến. Khi muốn ra đi, đường sá tự nhiên sạch sẽ, chư Thiên ở trên không rải hoa tỏ lòng cung kính. Bấtcứ sống ở chỗ nào cũng được như vậy. Chín mươi kiếp xoay vần trong một A-tăng-kỳ, khi thì sinh lên cõi trời, khi thì sinh trong nhân gian, lúc nào cũng hưởng cảnh phú quý tự nhiên, không rơi vào ba đường ác. Tôi nhớđâylà sự việc quan trọng trong các sự việc đặc biệtcủa đời tôi về quá khứ. Ngày nay, phước báo cuối cùng của tôi đã viên mãn, đã gặp đượcbậc Thầyhọ Thích, Bậc Đại Hùng trong ba cõi, được vào trong giáo pháp của Ngài, thành bậc Sa-môn, chứng được sáu phép thần thông, không việc gì làm ngăn ngại, dứtsạch các tham dục, thành bậc A-la-hán. Lại không bị các việclạnh nóng và ấm làm bựcdọc, tâm được thanh tịnh, hếtsức an vui. Nếu đốivới Tam bảo, tạo đượcmảy may điềulợi ích gì, bấtcứở cảnh giới nào cũng được phước báo vô cùng to lớn. Tôi nghĩ nhớ đứchạnh đãtạo trong quá khứ như vậy, nên nay được quả báo như thế này. Bà-đa-kiệt-lê ở trước Phật trình bày việc làm về thời quá khứ của mình, rồilễ Phật lui ra đứng qua một bên. ** * Khi Đức Phậtmới thành đạo, quán xét căn tánh của chúng sinh do ngu si điên đảo, nên ương bướng khó giáo hóa. Như Lai dầu có thuyết pháp thì ai là người chịu nghe theo, chi bằng Ngài nhập vào Niết-bàn, vả lạicũng không có người đến thỉnh Phật thuyết pháp. Vua trời Phạm thiên biết được Đức Phậtcó ý muốn nhập Niết-bàn, liền cùng vớivô số chư Thiên cõi Phạm thiên chỉ trong khoảng khắc như lựcsĩ duỗi cánh tay, liền đến trước Đức Phật, đầumặtlễ sát đất, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, rồi chắp tay quỳ mọp trước Phật, bạch: -Chúng sinh nơi ba cõi sống trong cảnh mờ tối đã quá lâu, nay mới có Bậc Đại Thánh xuất hiện. Cúi mong Đức Thế Tôn dũ lòng đạitừ đại bi vô lượng, thương xót chúng sinh, mong Ngài nhậnlời thưa thỉnh này, hết sức mong Ngài nhậnlời thưa thỉnh của chúng con, khai diễn kho tàng Phật pháp để bố" thí ánh sáng trí tuệ. Đức Phậtbảo Phạm thiên: -Chúng sinh khó giác ngộ,do mê lầm điên đảo. Dầu Ta có nói giáo pháp, ai là người chịu nghe theo, chi bằng Ta sớm nhập vào Niết-bàn. Lúc ấy, Phạm thiên lậplạilời thỉnh: -Chúng sinh trong ba cõi, đãtừ lâu sống trong cảnh giớitốităm, trải qua trăm ngàn vạn ức kiếpmớigặp Đức Phật ra đời. Như hoa Ưu-đàm¬bát rất lâu mớinở,cũng như chư Phật khó gặp. Cúi xin Đức Như Lai tăng thêm lòng đại bi, nguyện nói giáo pháp để khai ngộ kẻ ngu si. Phạm thiên nói tiếp: -Đức Thế Tôn từ vô số kiếp đến nay đãtừng xả bỏ thân mạng, đầu, mắt, tủy, não, da, thịt, xương, máu, quốc gia, vợ con.. bố thí cho tấtcả, vì chúng sinh phát nguyệnrộng lớn, sẽ vì chúng sinh làm ánh quang minh rựcrỡ. Lạinữa, về thời quá khứ cách đâyvô số kiếp, lúc ấytại cõi Diêm¬phù-đề có vị vua cai trị mộtnướclớn, tên là Độ-xà-na-tạ-lê, là người nhân từ,dũng mãnh, đoan chánh tộtbực, thống lãnh tám muôn bốn ngàn các chư hầu, nước nhà hưng thạnh, dân chúng an lạc. Một hôm nọ, đại vương ngồitĩnh tọatư duy nơi cung điện, suy nghĩ: “Xét người ở đời đượcsự tôn vinh, hưởng cảnh giàu sang phú quý an lạctự nhiên đều do đời trước đã trồng căn lành, trau dồi trí tuệ. Vì lý do đó nên hôm nay mới được như vậy. Đã đượchưởng cảnh tôn vinh, phú quý, an lạctự nhiên rồi, trở lại đammê sắcdục, không nghĩ đếncơn vô thường, lại không biết vun trồng thiệncăn để tiếpnối phước báo cho đời sau. Cũng như loài súc sinh, suốt ngày ăn no nê không biếtdụng công tu tỉnh. Phàm là người có trí cần phải trau dồi trí tuệ, để chánh pháp ngày đượcmở mang”. Nhà vua suy nghĩ như vậyrồi, liềnbảo các cận thần: -Ta muốn nghe chánh pháp, các khanh truyềnlệnh cung thỉnh bậc trí tuệ vì ta mà thuyết pháp. Quần thần nhậnlệnh, rồi sai đi khắp các nước trong bốn phương tuyên lệnh của đạivương, cầu thỉnh các bậc đại trí thông minh. Bấy giờ, có một người thuộc dòng Bà-la-môn, họcvấn quảng bác, trí tuệ siêu quần, đến nhậnlệnh của nhà vua. Quần thần tâu lên đạivương: -Nay có một người Bà-la-môn là bậc thông minh trí tuệ,học thức uyên bác, đang đứng chờ lệnh ngoài ngõ. Nhà vua vừa nghe qua trong lòng hớnhở, bèn đích thân ra tận ngọ môn cung kính đón rước vào nội cung, mời ngồi lên tòa làm bằng ngọc quý, rồi đầumặtlễ sát đất, dâng lên các món cao lương mỹ vị. Bà-la-môn ăn xong, rửa tay súc miệng, rồi nhà vua mới thưa thỉnh: -Từ lâu đã nghe danh nhân giả là bậc Hiền đức, naytừ xa đến đây, cúi xin đại Tiên vì tôi nói pháp. Bà-la-môn nói: -Ta tu họcbấy lâu, trải qua nhiềunămcực khổ, mà nay đạivương muốn nghe pháp liền đâu được. Nhà vua thưa: -Nhân giả cần dùng quốc thành, ngọc ngà, châu báu..., tôi sẽ xin cung cấptấtcả theo ý muốn. Bà-la-môn đáp: -Ta không cần quốc thành, vợ con, ngọc ngà, châu báu, voi ngựa... Này đạivương, nếu có thể khoét thịt trên thân vua làm thành một ngàn ngọn đèn, nếu đượcvậyta sẽ thuyết pháp cho nghe, còn không được như thế thì kinh pháp không dễ gì được nghe. Nhà vua tự nghĩ: “Từ vô số kiếp đến nay, ta bỏ thân mạng không kể xiết, nhưng chưa có lần nào vì pháp mà bỏ thân mạng. Hôm nay vì pháp, đem thân làm đèn là việc làm hếtsức vui sướng vàtốt đẹp.” Nhà vua nghĩ như vậyrồi, hoan hỷ thưavới Bà-la-môn:-Theo như lời nhân giảđãdạy, tôi sẽ tuân hành, không dám trái ý. Bà-la-môn nói: -Nếu đượcvậy thì tốtlắm! Và chừng nào sẽ thực hiện? Nhà vua lại đáp: -Bảy ngày sau mới thực hiện. Nhà vua bảo quần thần ra lệnh cho các chư hầu: -Bảy ngày nữa, đạivương sẽ vì pháp mà dùng thân mình làm một ngàn ngọn đèn. Ai muốn thăm đạivương, tấtcả tậphợpvề kinh đô. Quần thần nhậnlệnh đạivương, đều sai sứđi đến tám muôn bốn ngàn nước chư hầu tuyên lệnh: -Đạivương trong bảy ngày nữasẽđem thân khoét thành một ngàn ngọn đèn, chư hầu thần dân ai muốn thăm đạivương thì mau mau tậphợp về đại quốc. Tấtcả vua chư hầu, dân chúng nghe được tin ấy đềuhếtsức ngạc nhiên, như nghe tin cha mẹ qua đời, nên buồnrầu khóc lóc, cảm động cả cõi Diêm-phù-đề.Tấtcả chư hầu, thần dân đềutập trung về đại quốc. Đạivương bảo các quan cận thần: -Tìm một chỗ đấtbằng phẳng, rộng rãi, thiếtlập tòa ngồi. Quần thần phụng lệnh, tìm một chỗ đấtbằng phẳng rộng rãi và thiết lậpmột tòa ngồi. Khi đạivương ănuống xong, cùng chư vị phu nhân, hai ngàn thể nữ, một ngàn đại thần thứ lớp đi theo nhau. Đạivương bước lên ngồi chính giữa tòa. Các vị phu nhân, thế nữ, các vị chư hầu, quần thần, dân chúng, ở trướcmặt đạivương,ai ai cũng đau lòng, đồng thanh tâu trình: -Cúi xin đạivương đem lòng đạitừ, đại bi vô lượng thương xót thần dân, vì chúng tôi, đạivương chớđem thân đốt thành một ngàn ngọn đèn. Đạivương nói với chư hầu, quần thần, muôn dân, phu nhân, thế nữ: -Ta từ vô số kiếp đến nay, sinh tử trong năm đường bỏ thân vô số, nhưng chưatừng vì pháp mà xả bỏ thân mạngẵ. Nay vì pháp khoét thân làm đèn, xin đem công đức này hồihướng về Phật đạo, vì vô lượng chúng sinh khắpmười phương thế giới làm ánh sáng quang minh phá tan bóng tốicủa ba độc tham, sân, si. Khi ta thành Phật, sẽ vì các ông đem ánh sáng trí tuệ chiếu soi đoạn trừ sinh tử,mở cửa Niết-bàn để vào căn nhà an ổn là Phật pháp. Các người chớ khuyên ta thoái chuyển tâm Vô thượng đạo. Khi ấy, tấtcả chúng hội đềulặng thinh. Rồi đạivương cầm dao đưa cho quan hầucận, bảo khoét trên thân một ngàn chỗ để làm một ngàn ngọn đèn, thịt múc trong thân ra mỗilỗ sâu bằng một đồng tiềnlớn, đem dầu rót vào và đặtmột ngàn ngọn tim làm thành một ngàn ngọn đèn. Làm vừa xong, đạivương thưavới Bà-la¬môn: -Xin nhân giả thuyết pháp trước, rồi sau đómới đốt đèn. Nhưng vị Bà-la-môn vì đạivương chỉ nói vỏnvẹnmột bài kệ: Đã có thì không Đã thành thì hoại Có hiệp có ly Có sinh có diệt. Đạivương nghe kệ rồi thì vui mừng không kể xiết, bảo chư thần, phu nhân, thể nữ đọctụng ghi nhớ, liền truyềnlệnh mọi người viết bài kệ dán nơi các cửa ra vào, ngã tư đường cái và những cổng làng. Lại cùng ra lệnh cho tấtcả dân chúng trong đại quốccũng chư hầu thần dân cả cõi Diêm-phù-đề đều đọctụng. Khi ấy đạivương thưavới Bà-la-môn: -Giờđây nên châm lửa đốt đèn. Rồi vua lậplời thệ nguyện: -Ngày nay vì pháp đem thân làm đèn, tôi không cầu ngôi vị Chuyển luân thánh vương, trên cho đến Thiên đế, Thiên vương và các thứ lạc thú vinh hiển ở đời, cũng không cầu chứng quả của Nhị thừa. Nguyện đem công đức này cầu đạo Vô thượng Chánh chân. Vì tấtcả chúng sinh trong năm đường làm ngọn đèn đại pháp chiếu phá các bóng tối vô minh. Khi đạivương phát nguyện như vậyrồi, tức thì cả cõi Tam thiên đại thiên thế giới hiện đủ sáu thứ chấn động, trên cho đến cõi trời Thủ-đà-hội, tấtcả cung điện đều rung rinh, khiến chư Thiên thảy hoảng sợ, không biết lý do gìkhiến quả đất biến động dữ dội như vậy, liền dùng Thiên nhãn quán sát khấp cõi Diêm-phù-đề, thấycó mộtvị Bồ-tát vì cầu pháp nên đem thân đốt thành một ngàn ngọn đèn và phát đại nguyện. Vì lý do đó nên đại địa chấn động dữ dội. Lúc đó, chư Thiên đồng giáng hạ xuống cõi Diêm-phù-đề, thấy rõ một ngàn ngọn đèn đang cháy sáng trên thân Bồ-tát. Vô số chư Thiên thương khóc, nướcmắt như mưa. Trời Đế Thích đứng trướcmặt đại vương cangợi: -Lành thay! Lành thay! Do quyếtcầu pháp nên không tiếc thân mạng. Đạivương làm như vậy để cầu mong việc gì? Bồ-tát đáp: -Tôi chẳng cầu ngôi vị Chuyển luân thánh vương, Thiên đế, Ma vương, Phạmvương và thú vui theo ngũ trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc... cũng không cầu đạo quả Bích-chi-phật hay A-la-hán. Nguyện đem công đức này cầu quả Vô thượng Chánh chân, vì vô lượng chúng sinh khắp mười phương thế giới làm ngọn đèn trí tuệ để chiếu phá bóng tốicủa ba độc: tham, sân, si, khiến lìa các khổ, chứng cảnh an lạcnơi Nê-hoàn. Trời Đế Thích lạihỏi: -Thân đốt thành một ngàn ngọn đèn, đạivương có lấy làm đau khổ, sinh tâm hốihận chăng? Vua đáp: -Không lấy làm đau khổ,cũng không sinh tâm hốihận. Thiên đế lạihỏi: -Đạivương không sinh tâm hốihận, lấy gì làm bằng chứng. Vua liềnlậplời thề: -Ta ngày nay vì cầu pháp, đem thân làm thành một ngàn ngọn đèn, nguyện đem công đức này hồihướng về đạo quả Vô thượng Chánh chân. Như quả thật thành Phật thì xin những vết khoét củamột ngàn ngọn đèn này trong tức khắc được lành, thân liền bình phục không còn vếtsẹo. Đạivương phát lời thệ nguyện ấyrồi, thì toàn thân liền bình phục như cũ, không còn mộtvếtsẹo nào, lại đoan nghiêm tốt đẹplạ thường, vượthơn thân hình lúc trước.Bấy giờ trời Đế Thích cùng vô số chư Thiên, các vua chư hầu, quần thần, phu nhân, thể nữ,vô lượng thứ dân đồng thanh ca ngợi: -Lành thay! Lành thay! Thật chưatừng có! Tấtcả đều vô cùng hoan hỷ, cùng vâng lời tu hành mười điều lành. Đức Phậtbảo: -Đạivương lúc ấy là thân Ta ngày nay, Bà-la-môn lúc ấy nay là Điều-đạt. Bồ-tát cầu pháp tu tập trí tuệ luôn tinh tấn như vậy. 3Thuở xưa, khi Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc, thuộcnước Xá-vệ. Lúc ấy, có một Hiền giả tên là Tu-đạt, nhà cửa đơnsơ nghèo khó, không có tài sản, nhưng lạihết lòng sùng kính đạo đức. Ông đi đến tinh xá, đầumặt đảnh lễ sát chân Đức Phật, rồi lui ra ngồimột bên nghe Đức Phật thuyết pháp. Đức Phậthỏi: -Này Tu-đạt, ngườitại gia nên bố thí hay không nên bố thí? Tu-đạtbạch Phật: -Ngườitại gia nên bố thí. Và hỏi: -Thế nào làbố thí nhiều? Thế nào là bố thí ít? Thế nào là có tâm lành bố thí? Thế nào là không có tâm lành bố thí? Đức Phậtbảo Tu-đạt: -Xét về việcbố thí, có khi bố thí nhiều mà được phước báo ít. Có khi bố thí ít mà được phước báo nhiều. Tu-đạthỏi: -Tại sao bốthí nhiều mà được phước báo ít? Đức Phật đáp: -Tuy bố thí nhiều mà tâm không chí thành, tâm không cung kính, không sinh tâm đại hoan hỷ, mà tâm đemtâmngã mạntự đại để bố thí. Ngườibố thí như vậy lòng tin không chánh đáng, nhận thức sai lầm, chẳng phải là chánh kiến. Đó không phải làsự bố thí củabậc Thượng sĩ, nên bố thí tuy nhiều mà phước báo rất ít. Ví như canh tác trong một đám ruộng xâu, gieo trồng tuy nhiều, kỳ thật thu hoạch hoalợi chẳng được bao nhiêu. Tu-đạthỏi: -Tại sao bố thí ít mà được phước báo nhiều? Đức Phật đáp: -Tuy bố thí ít, nhưng đem tâm hoan hỷ bố thí, đem tâm thanh tịnh bố thí, đem tâm cung kính bố thí, bố thí không có tâm cầu được báo ân. Ngườibố thí như vậymới là sự bố thí củabậc Thượng nhân. Sự bố thí cho Như Lai, Bích-chi-phật và bốn quả Sa-môn làbậc Chánh kiến, nên bố thí tuy ít mà được phước báo nhiều. Ví nhưđám ruộng phì nhiêu, gieo giống tuyít mà thật ra thu hoa lợirất nhiều. Đức Phậtbảo Tu-đạt: -Ta nhớ thuở quá khứ, ở tại cõi Diêm-phù-đề này, có mộtvị Chuyển luân thánh vương tên là Ba-đà-bạt-ninh, nhà vua có một ngàn người con, trị vì tám muôn bốn ngàn nước nhỏ trong bốn châu thiên hạ. Lúc đó, có mộtvị Bà-la-môn tên là Tỳ-lam, thân màu vàng, dung mạo đoan nghiêm, trí tuệ thông minh vượtbậc, có phương pháp trấn áp khi trời đất chuyển biến, trên thông thiên văn, dưới giỏi địa lý, trong nhân gian lại rành về tâmlý của con người. Tấtcả sách vở kinh điểnnơi thế gian đều thông đạt. Là người đầy lòng nhân từ, thương xót tấtcả mọi người, nên nhà vua rất kính mến. Támvạnbốn ngàn vua chư hầu và tấtcả dân chúng đều cung kính tôn thờ là bậc thầytối thượng. Đạisĩ Tỳ-lam được coi như là đạivương, chẳng phải Ba-đà-bạt¬ninh. Vì sao vậy? Vì Chuyển luân vương Ba-đà-bạt-ninh trong mọi việc trị nước an dân đềuhỏiTỳ-lam. Đạisư Tỳ-lam nhân đó mà giáo hóa. Chư hầu, thần dân ai nấy đềuhếtsức hoan hỷ. Bấy giờ, đạivương theo Tỳ-lam thưahọc kinh điển, lạicũng khuyên bảo tám vạnbốn ngàn vua tiểu quốc cùng quần thần, thái tử và tấtcả dân chúng, ai ai cũng phải theo Tỳ-lam cầuhọc kinh điển để phát sinh trí tuệ. Các vua, thần dân không ai là không vui vẻ theo Tỳ-lam họchỏi kinh điển. Họ đều nói: “Đâylà vị Phạm thiên đến giáo hóa chúng ta làm những việctốt đẹp, không phải là người thường.” Trong lúc đó, támvạn bốn ngàn tiểuvương thọ học, trí tuệ được khai ngộ,tấtcả đềurất đỗi vui mừng. Tám vạnbốn ngàn tiểuvương ấy đem theo một con voi trắng, một con ngựa hay, một con bò lớn, tấtcả đều được trang sứcvới đây bằng vàng, bằng bạc. Ngoài ra còn đem theo một ngọcnữ hình dung đoan chánh tuyệtvời, lại dùng chuỗi anh lạcbằng thấtbảo trang sức đẹp đẽ lạ thường, một bát bằng vàng đựng đầy lúa bạc, bát bằng bạc đựng đầy lúa vàng, bát lưu ly đựng đầy lúa vàng, bát bằng pha lê đựng đầy lúa vàng, dùng vàng làm xe, dùng bảy báu trang sức... Mỗi tiểuvương đều như vậy, tổng cộng mỗi thứ gồm tám vạnbốn ngàn cũng đem hiến dâng cho đạị sư Tỳ-lam. Đạivương Ba-đà-bạt-ninh nghe các tiểuvương hiến cúng cho Tỳ¬lam như vậy, thì vui mừng không kể xiết và thầm nghĩ: “Ta cũng hiến cúng cho đạisư Tỳ-lam tài sản quý báu như vậy”. Tức thời đem đồ phục sứcbằng thấtbảo, châu báu, chuỗi anh lạc đẹp đẽ lạ thường trang điểm cho tám ngàn ngọcnữ, dùng toàn dây bằng vàng trang sức cho tám vạn bốn ngàn con bạch tượng, cũng dùng dây bằng vàng bạc trang điểm cho tám vạnbốn ngàn con ngựa, dùng dây toàn bằng vàng trang điểm cho tám vạnbốn ngàn con bò, tám vạnbốn ngàn bát bằng vàng đựng đầy lúa gạo, tám vạnbốn ngàn bát bằng lưu ly đựng đầy lúa vàng, tám vạnbốn ngàn cổ xe dùng toàn bằng vàng trang điểm... Đạivương đem tấtcả những thứ đó hiến cúng cho Tỳ-lam. Đạisư Tỳ-lam nhận lãnh rồi, tự nghĩ rằng tấtcả tài sản mình có được như: châu báu, voi, ngựa, xe cộ... này, tấtcả đều là vô thường, không có gì bền chắc. Rồi tâu với đạivương: -Tấtcả tài sản mà tôi có được đều thuộc pháp vô thường lầnlầnbị tiêu diệt. Tôi không dùng nó, ý muốn đem giúp đỡ những kẻ nghèo khổ. Đạivương nghe lời này trong lòng rất phấn khởi, liền ralệnh cho quân thần đánh trống truyền khắp cõi Diêm-phù-đề: “Những người nghèo cùng, côi cút, già cả đơn độc, những vị Bà-la-môn Phạm chí, tấtcả đều hộivề”. Đạisư Tỳ-lam liềnlậpmột đàn chNn thí lớn, dân chúng nghe lệnh rùng rùng kéo nhau tụ tập. Già trẻ khỏeyếu dìu dắtlẫn nhau tề tựu đông đúc. Lúc ấy, Tỳ-lam muốnrửa tay theo phép Bà-la-môn, nhưng nghiêng, bình mà nước chẳng chảy ra nên rất lo buồn, thầm nghĩ: “Ta nay thiếtlập đạilễ không biết có lỗilầm gì chăng? Ý chẳng thanh tịnh, hay vậtbố thí chẳng phải đồ tốt? Do duyên cớ gì mà nước chẳng chảy?” Lúc đó, chư Thiên ở trên hư không nói vớiTỳ-lam: -Việcbố thí của ông ngày hôm nay hếtsứctốt đẹp không ai sánh bằng! Tâm ông thanh tịnh không chút ô nhiễm, công đứccủa ông là bậc nhứt, trong thiên hạ không ai vượt lên trên được. Chỉ có người thọ thí, tất cả đều là những hạng người có tà kiến giả dối điên đảo, chẳng phải là bậc Thượng sĩ thanh cao, nên không thể lãnh thọ củacảibố thí vớisự rửa tay cung kính của ông. Vì lý do đó, mà nước trong bình không chảy ra. Tỳ-lam nghe chư Thiên nói như thế, ý ông khai ngộ, liền phát khởi thệ nguyện: “Nguyện đem công đứcbố thí ngày hôm nay, cầu thành đạo Vô thượng Chánh chân. Nếu đúng như lời nguyện này, thì khiến rót nước sẽ chảy vào bàn tay tôi!”. Phát lời thệ nguyệnrồi, liền nghiêng bình rót nước, tức thờinước chảyra rơi vào bàn tay Tỳ-lam. Chư Thiên ở trên hư không ca ngợi: -Hay thay! Hay thay! Đúng như sở nguyện, chẳng bao lâu ông sẽ thành Phật. Lúc ấy, Đạisư Tỳ-lam bố thí áo quần, mùng mền, thực phẩm... theo nhu cầucủatấtcả những người nghèo cùng. Trong mười hai năm như vậy, tấtcả ngọcnữ, voi, ngựa, châu báu đều dùng vào việcbố thí, không còn cất giữ mộtvật gì. Đức Phậtbảo Tu-đạt: -Bà-la-môn Tỳ-lam lúc ấy là thân Ta ngày nay. Lúc ấy Ta bố thí với tâm lành, vậtbố thí cũng tốt đẹp, chỉ có kẻ thọ thílà tâmhọ không thanh tịnh, nên tuy vậtbố thí nhiều mà thọ phước báo rất ít. Còn ngày nay đệ tử chân chánh, ở trong giáo pháp chân thật nhiệm mầu thanh tịnh của Ta làm việcbố thí, thì vậtbố thí tuy ít mà thọ hưởns phước báo rất nhiều. Đốivới công đứcbố thí củaTỳ-lam trong mười hai năm như vậy, cùng vớimọi công đứcbố thí cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù¬đề,gồm hai công đức này lại không bằng công đức cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn. Công đức này rất nhiều, vượthơn phước đức trước. Dầu cúng dường cho một trămvị Tu-đà-hoàn, cộng vớisự bố thí của Tỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì phước đức có được do sự cúng dường vàbố thí đó, không bằng cúng dường cho mộtvị Tư-đà-hàm. Phước đức này rất nhiều, vượthơn phước đức trước. Giả sử như cúng dường cho một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu¬đà-hoàn, cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì phước đức có được do sự cúng dường vàbố thí đó không bằng cúng dường cho mộtvị A-na-hàm. Phước đức này nhiềugấpbội phước đức trước. Ví dầu cúng dường cho một trămvị A-la-hán, một trămvị A-na¬hàm, một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu-đà-hoàn, cộng vớisự bô thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì phước báo có đượcdo sự cúng dường vàbố thí đó không bằng cúng dường cho mộtvị A-la-hán. Phước đức này rất nhiều, vượthẳn phước đức trước. Giả sử cúng dường cho một trămvị A-la-hán, một trămvị A-na¬hàm, một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu-đà-hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì công đức có đượcdo sự cúng dường và bố thí ấy không bằng cúng dường cho mộtvị Bích-chi-phật. Phước đức này rất nhiều, vượthơn phước đức trước. Giả sử cúng dường cho một trămvị Bích-chi-phật, một trămvị A-la¬hán, một trămvị A-na-hàm, một trămvị Tư-đà-hàm, một trămvị Tu-đà¬hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho dân chúng trong cõi Diêm-phù¬đề nói ở trước, thì phước đức có đượcdo sự cúng dường vàbố thí đó không bằng xây tháp, cất nhà cho chúng Tăng, lập tinh xá, cúng dường áo, mền, giường nằm, đồ ănuống. Cung cấpsự cần dùng cho chư Tăng, Sa-môn, Đạosĩ khắpbốn phương, cả ba thời quá khứ, hiệntạivà vị lai. Gồm những công đức này thì vượthẳn những công đức trước. Tuy xây tháp, cất nhà cho chúng Tăng, lập tinh xá như trên, cùng với sự cúng dường Bíhì-chi-phật, A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tu-đà¬hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm¬phù-đề nói ở trước, thì phước đức do sự cúng dường và bố thí đó không bằng cúng dường cho một Đức Phật. Công đứccủasự cúng dường cho một Đức Phậtrất nhiều, không thể kể xiết. Tuy cúng dường Đức Phật, xây tháp cất nhà cho chúng Tăng, lập tinh xá, cúng dường Bích-chi-phật, A-la-hán, A-na-hàm. Tư-đà-hàm, Tu¬đà-hoàn cộng vớisự bố thí củaTỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, thì bao nhiêu công đứccủasự cúng dường và bô" thí đó, không bằng có người ở trong một ngày thọ ba pháp tự quy y và bát quan trai giới. Nếu giữ đượcnăm giớisẽ có công đứcvượthơn công đức cúng dường và bố thí vừakể trên, gấp trăm ngàn lần không thể ví dụ. Lại đem công đức trì giới này hiệpvớitấtcả công đức cúng dường Đức Phật, Bích-chi-phật, bốn quả Sa-môn cộng với phước đứcbố thí của Tỳ-lam cho tấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề nói ở trước, không bằng một ngườitọa thiềnvới tâm từ bi nghĩ đến chúng sinh trong chừng mộtbữa ăncũng được công đứcvượthơn công đứcbố thí củaTỳ-lam đối vớitấtcả dân chúng trong cõi Diêm-phù-đề và sự cúng dường bốn quả vị Thanh văn, Bích-chi-phật, xây tháp, cất nhà cho chúng Tăng, cho đến cúng dường Đức Phật đã nói ở trước, hơngấp trămlần. Bao nhiêu công đức trì giới, tọa thiềnvới tâm từ bi nghĩ đến chúng sinh, không bằng công đức nghe pháp, ghi nhớ trong tâm, tư duy về bốn đế lý, biết các pháp vô thường, khổ không, vô ngã, để chứng cảnh giới Niết-bàn tịch diệt. Đem công đức này so vớitấtcả công đứccủa những việc làm ở trước, thì công đức nàylà to lớnbậc nhất, không có một công đức nào vượthơn được. Lúc ấy, Tu-đạt nghe pháp, hếtsức vui mừng, thân tâm thanh tịnh, chứng quả A-na-hàm, trong mình chỉ còn có năm đồng tiền vàng, mỗi ngày đem một đồng cúng cho Đức Phật, một đồng cúng cho Pháp, một đồng cúng cho chúng Tăng, một đồng tựăn còn một đồng làmvốn. Ngày nào cũng như vậy, rốt cuộc trong mình lúc nào cũng còn lạimột đồng không bao giờ hết. Tu-đạt thọ năm giớicấm, quỳ mọpbạch Đức Phật: -Ngày nay tâm ái dụccủa con đãdứthẳn, sống tại gia con nên làm những việc gì? Đức Phậtbảo: -Này Tu-đạt, như ông ngày nay tâm ý đã được thanh tịnh, ái dụclại không phát sinh, ông trở về nhà bảo các ngườivợ của ông: “Ta nay tâm ái dục đã diệt, các người tùy theo chỗ nào mình ưa thích, ai cần có chồng tùyý theo nơi nào mình muốn. Nếu còn ở lại đây, ta sẽ cung câp cơm ăn áo mặc”. Tu-đạt vâng lời Phậtdạy, lễ Phậtrồi lui về nhà bảo các ngườivợ: -Ta nay tâm ái dục đã diệtsạch, vĩnh viễn không còn tái sinh, không còn làm việc dâm dục. Các ngườinếu muốntạolập cuộc đờimới, thì mỗi người tùy ý chọnnơi nào mình ưa thích, còn ai muốn ở lại đây, ta sẽ cung cấp áo cơm đầy đủ. Các ngườivợ Tu-đạt đều tùy theo ý nơi mình ưa thích để lập gia đình. Lúc ấy, có một ngườivợđang sấygạo xay bột, bỗng có đàn dê húc nhai ùa vào mang đồ gạo sây, nàng ta tức giận không biết tính sao, liền cầm cây củi đang cháy đánh bầy dê kia. Đầu cây củi có lửa chạm nhằm lông nơicổ con dê, lông dê gặplửabốc cháy và cháy luôn cả voi nhà vua, thân voi da bị cháy rụi, nên phải giết khỉ,vượnlấy da đắp vào thân voi. Khi đó, chư Thiên ở trên hư không nói kệ: Sân hậngốc tranh giành Chẳng nên cùng nó sống Bầy dê húc lộn nhau Trong đó mòng muỗi chết. Tỳ nữ ngăn dê húc Vượn khỉ chếtvô cớ Người trí lìa hiềm nghi Chớ cùng người ngu sống. Vua Ba-tư-nặcvì vậybảo quần thần ra lệnh hạn chế việc đốtlửa. Lệnh rằng: -Từ nay trỡđi, ban đêm dân chúng không được đốtlửa và thắp đèn đuốc, kẻ nào vi phạm phạtmột ngàn lượng vàng. Bấy giờ Tu-đạt tu tập đạo pháp ở tại nhà ngày đêm tọa thiền. Đầu hôm khi nhập định thì thắp đèn thiềntọa, nửa đêm dừng nghĩ, đến gà gáy lại thắp đèn thiềntọa. Quân canh tuầnbắtgặp, thâu lấy đèn vàgiải ông ta về triều, tâu lên chúa thượng, bắt phải phạt. Tu-đạt tâu với đạivương: -Nhà tôi nghèo khó, ngày nay tài sản không đượcmột trăm tiền, biết lấygì nộp phạt cho đạivương. Nhà vua nghe nói, thì tức giận, nên sai lính đem nhốt trong ngục kín. Tức thời quân lính giải Tu-đạt giao cho quản ngục giam giữ. Đêm đó, Tứ Thiên vương thấy Tu-đạtbị giam giữ trong ngục, nên đầu hôm hiện đến, thưavới Tu-đạt. -Tôi sẽ cúng ông số tiền dùng vào việcnạp phạt cho nhà vua, để được thả ra. Tu-đạt đáp: -Nhà vua sẽ tự ý hoan hỷ thả ta ra, chẳng cần phải dùng tiềnbạc. Tu-đạt vì Tứ Thiên vương thuyết pháp. Tứ Thiên vương nghe pháp xong liền lui về.Tớinửa đêm Thiên đế Thích lại đến. Tu-đạtlại thuyết pháp. Đế Thích nghe xong liền lui về. Cuốinửa đêm, lại có Phạm thiên đếnyết kiến Tu-đạt. Tu-đạt vì Phạm thiên mà thuyết pháp, Phạm thiên nghe xong liền lui về. Nhà vua đêm ấy quán sát nhìn thấy ở trên lao ngục có ánh lửa xuất hiện. Sáng hôm sau nhà vua sai người nói với Tu-đạt: -Ông đốtlửa nên bị giam, không biếthổ xấulại còn tiếptục đốtlửa? Tu-đạt trả lời: -Ta không đốtlửa, nếu như ta đốtlửa thì nơi chỗ này sẽ có khói tro. Người kia lạihỏi Tu-đạt: -Đầu hôm có bốn ngọnlửa, đếnnửa đêm lại có một ngọnlửalớngấp bội phần ngọnlửa trước. Rồi cuối đêmcó ngọnlửalớngấpbội phần ngọn lửahồinửa đêm. Ông nói không đốtlửa thì những thứđó là gì? Tu-đạt đáp: -Đó không phảilà lửa. Đầu hôm có bốnvị Thiên vương đếnyết kiến ta. Nửa đêmthì vị Thiên đế thứ hai đến thăm ta và cuối đêmlà vị Phạm thiên thứ bảy đến thăm ta. Đó là ánh sáng trên thân của chư Thiên chiếu ra, chẳng phảilà lửa. Người này nghe nói như vậy, liềnvề tâu lại đạivương. Nhà vua nghe qua lòng rất kinh hãi chân lông đềudựng ngược, nói: “Người này có phước đức đặc biệt nên mới được như vậy. Ta naytại sao lạihủy nhụcvị ấy!” Liềnbảokẻ hầucận: -Mau mau thả người này ra, không đượcdần dà. Lính đượclệnh liền đến thả Tu-đạt. Tu-đạt được thả ra bèn đi đến tinh xá, đầumặtlễ sát đất, rồi lui ra ngồimột bên nghe Đức Phật thuyết pháp. Vua Ba-tư-nặccũng lậptức ngự giá tới tinh xá. Dân chúng trong pháp hội thấy nhà vua đi đến đều đứng dậy thủ lễ, chỉ còn Tu-đạt vì tâm đang say sưa trong hương vị Phật pháp nên thấy nhà vua đến mà không đứng dậy. Nhà vua trong tâm hơi ngầm giận, nghĩ rằng người này là dân của ta mà mang tánh khinh mạn, thấy ta không chịu đứng dậy. Nhà vua càng nghĩ càng tức giận. Đức Phật biết đượcýcủa vua Ba-tư-nặc, nên ngừng thuyết pháp. Đạivương bạch Phật: -Nguyện mong Đức Phật giảng kinh pháp. Đức Phậtbảo đạivương: -Nay không phải thời vì nhà vua mà thuyết pháp. Đạivương hỏi: -Vì sao chẳng phải thời? Đức Phật đáp: -Vua nay tâm sân hậnuấtkết chưa nguôi, cũng như khởi tâm ái dục đammê nữ sắc, tâm kiêu mạntự thị, tâm tự đại không cung kính. Đem những tâmcấuuế như vậy để nghe diệu pháp thì không thể nào lãnh thọ được. Vì lý do đó, nên nay không phải đúng thời vì nhà vua thuyết pháp. Vua Ba-tư-nặc nghe Đức Phật nói như vậy, trong lòng tự nghĩ: “Do người đang ngồi này mà nay khiến tabị hai việc thiệthại: một là sinh tâm sân hận, hai là không được nghe Phật pháp”. Nghĩ như thế rồi nhà vua đảnh lễ Phật lui về. Nhà vua ra đến bên ngoài tinh xá nói với quan cận thần: -Người ngồi đónếu ra khỏinơi đây ta sẽ chặt đầu. Ngay khi nhà vua vừadứtlời, tức thì bốn phía các loài thú dữ như hổ, sói... ùa ra bao vây. Nhà vua thấyvậy nên hếtsứcsợ hãi, bèn quay trở lại giảng đường nơi Đức Phật đang thuyết pháp. Đức Phậthỏi: -Vì cớ gì đạivương trở lại đây? Vua bạch: -Con thấy thú dữ ùa ra bao vây như vậy nên trở lại đây. Đức Phật nói: -Nhà vua có biết người ngồi này là ai không? Vua thưa: -Không biết. Đức Phậtlạibảo: -Người này đã chứng đạo quả A-na-hàm. Cớ gì nhàvuabỗng sinh ác ývới ông ta! Đó là lý do khiến nhà vua gặpsự khủng bố.Nếu không trở lại,nhà vua sẽ bị tai họa quyết không thể nào cứu được. Vua nghe lời Đức Phậtdạy lòng rấtsợ sệt, liềnhướng về Tu-đạt làm lễ sám hốibằng cách trảitấm da dê, ở trước chỗ Tu-đạt. Nhà vua khiêm tốn thành thật trình bày: -Hiền giả là thần dân của tôi, mà nay tôi hướng về Hiền giả khuất phục, nhẫn nhục, đó là điều thật khó làm. Tu-đạtlại nói rằng: -Ta thật nghèo thiếu mà làm việcbố thí, lạicũng là việcrất khó làm. Trong pháp hội có người tên là Thi-la Sư Chấttự nói: -Ở trong nước, tôilà người công bình, chánh trực, khibị giặcbắtdẫn đi, tướng giặcbảo tôi nói thế này: “Nói không thấy ta, thì ta sẽ thả ông ra. Không nói lời như vậy, ta sẽ giết ông”. Ta tự nghĩ: “Ta nay nói lời không thậttức là làm việc phi pháp, sẽ đọa vào địa ngục, ai làngườisẽ cứuvớt ta?”. Suy nghĩ như thế rồi, liền trả lờivớitướng giặc: “Thà ngươi chặt đầu ta, ta không bao giờ phạmtộivọng ngữ”. Tướng giặc nghe nói liền thả ra, nên khỏi nguy hại. Không phạmvọng ngữ, thuận theo chánh pháp thật là việc làm rất khó. Lại trong pháp hội có mộtvị Thiên tên là Thi-ca-lê tự nói: -Khi ta thọ bát quan trai giới, nằmmột mình ở trên lầu cao, có một ngọcnữở cõi trời đến chỗ ta nằm. Ta vì giớicấm mà không thọ sắcdục với nàng, đó là việcrất khó giữ. Bốn người ở trước Đức Phật đều nói về chỗ khó làm của mình rồi, Đức Phật đọc bài tụng: Nghèo cùng bố thí khó Hào quý nhẫn nhục khó Nguy hiểm giữ giới khó Tráng niên bỏ dục khó. Đức Phật nói kệ xong, lại giảng tiếp kinh pháp. Nhà vua, thần dân đềurất hoan hỷ,lễ Phật lui về. ** * Nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Thế Tôn trụ tại tinh xá Trúc lâm bên cạnh thành Vương xá. Tại làng Ưu-liên có một dòng suối, trong suối có một con rồng độc tên là Toan-đà-lê hếtsức hung dữ, thường gâyra những trậnmưa đá, tuyết, phá hoạinăm thứ lúa gạo hoa màu, khiến mùa màng thất thu, dân chúng đói khát. Lúc đó, có mộtvị Bà-la-môn dùng thần chú ngăn chậnrồng độc nên mưa đá không xuất hiện, trong mấynăm ấy mùa màng thuậnhợp, ngũ cốcdồi dào. Chẳng bao lâu, vị Bà-la-môn này già yếu, lụmcụm không đọc thần chú đượcnữa. Khi ấy, lại có mộtvị Bà-la-môn trẻ tuổi thông hiểu chú thuật, cất tiếng tụng chú, khiến mây mù tan biến, nạnmưa đá chấmdứt, mùa màng tươitốt, dân chúng hếtsức vui mừng. Họ mờivị Bà-la-môn này ở ngay nơi làng, dân làng sẽđóng góp, cung cấp không thiếumộtvật gì. Bà-la-môn nói: -Ta có thểở lại đây, các ông phải luôn luôn cùng nhau đóng góp. Dân chúng chung nhau dâng cúng các vật dùng cho Bà-la-môn luôn đầy đủ. Nhưng từ ngày Đức Phật du hóa, hoằng dương chánh pháp đến nước này, dân chúng lớn nhỏ đều thọ giáo, người đắc đạorất nhiều. Tất cả loài Rồng, Quỷ, Thần đều làm việc thiện, không còn nhiễuhại, mưa thuận gió hòa, năm thứ lúa thóc hoa màu dẫy đầy, nhưng dân làng không còn cung cấp theo nhu cầu cho vị Bà-la-môn nữa. Bà-la-môn này đến đòi hỏi dân chúng, dân cư trong làng đã không cung cấp, lại còn mắng nhiếc, nên Bà-la-môn nổi tâm sân hận, nói: -Các người nhờ ân lựccủa ta nên mới no nê đầy đủ, đã chẳng cung cấplại còn mắng nhiếc ta, ta sẽ tiêu diệtcả dân chúng và đấtnước này. Bà-la-môn lạihỏi các người trong làng: -Muốn đạt đượcsở nguyện thì phải làm gì? Dân làng trả lời: -Cúng dường thức ăn cho bốnvị đại đệ tử của Đức Phật, sẽ được toại nguyện. Bà-la-môn lậptức bày biện trai diên, cung thỉnh vị Tôn giả là Đại Ca-diếp, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên và A-na-luật đến cúng dường. Khi bốnvị Tôn giảđang thọ trai, Bà-la-môn chí tâm đảnh lễ, bày tỏ sở nguyện của mình: “Tôi nay đem công đức cúng dường này nguyện thành con rồng độc, hếtsứcmạnh mẽ để tiêu diệt đấtnước này, xin cho tôi quyết được toại nguyện.” Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất dùng đạo nhãn quan sát tâm ý của thí chủ Bà-la-môn cầu nguyện những gì, biếtrố tâmý của người ấy mong cầu trở thành rồng độc để tiêu diệtcả đấtnước này, nên bảo: -Ông chớ nên phát nguyện làm thân rồng rắn độc ác! Nếu muốncầu là Chuyển luân thánh vương, hoặc Thiên đế Thích, Ma vương, Phạm vương... tấtcả đều có thể được. Chớ nên dùng loại thân độc ác ấy làm gì. Sở nguyện đó không tốt. Bà-la-môn đáp lạilời Tôn giả Xá-lợi-phất: -Tôi quyếtcầu cho được nguyện này, đây là điều ước mong duy nhất, ngoài ra không nguyệncầu gì khác. Lúc ấy, Bà-la-môn giơ năm ngón tay lên, nước liềntừđó chảy ra. Tôn giả Xá-lợi-phất chứng kiến lòng kiên quyếtcủa Bà-la-môn, nên chỉ còn biết im lặng. Vị Bà-la-môn ấy cùng vợ và hai con đều phát nguyện làm rồng. Sau khi ông ta chết liền đầu thai làm thân rồng có thầnlựclớn, lại rất độc ác, liền đến giếtrồng Toan-đà-lê và đoạt chỗở.Rồinổi phong ba bão chướng trút một trậnmưa đá tuyếtdữ dội, khiến bao thứ lúa thóc hoa màu đềubị thiệthại, chỉ còn những nắmrạ hoặc thân lá xơ xác. Do đó người ta đặt tên rồng này là A-ba-la-lợi, vợ rồng tên là Tỳ-thọ-ni. Rồng có hai con cùng một tên là Cơ-thiện-ni. Trong thời gian này dân chúng cơ cực, chết đói rất nhiều, lại thêm bệnh tật khiến ngườibỏ mạng cũng vô số. Khi ấy, vua A-xà-thếđi đến tinh xá, đảnh lễ Đức Phật, đầumặt sát đất, quỳ mọp thưa: -Dân chúng nơinước con bị rồng độcvà dịch bệnh gâytai vạđau thương, người chết vô số. Cúi xin Đức Thế Tôn rủ lòng đạiTừ đại Bi thương xóttấtcả chúng sinh, mong đượcsự cứu giúp, trừ diệt tai hại. Đức Phật liền nhậnlời. Tờ mờ sáng hôm sau Đức Thế Tôn đắpy mang bình bát vào thành khất thực, rồi đến bên bờ dòng suối có rồng độc ngồi thọ trai, xong xuôi thì rửa bát, trút nướcrửa bát ấy xuống dòng suối. Rồng rấttức giận, liền xuất hiện trên mặtnước, phun độc khí vàhà lửa vào mình Đức Phật. Trên thân Đức Phậtlại phun ra nước tiêu diệtlửa và khí độc. Rồng lại ở trên hư không mưa tuôn đá tuyết, thì đá tuyết ấylại biến thành hoa trời. Rồng lạimưabằng những tảng đálớn, thì đá này lại biến thành ngọc quý và đồ trang sức. Rồng lại tuôn mưa đao kiếmtức thì đao kiếm biến thành bảy thứ châu báu. Rồng lại hóa làm quỷ La-sát, Đức Phậtlại hiện làm Tỳ-sa-môn vương, La-sát bị tiêu diệt. Rồng lại biến thành con voi khổng lồ, vòi cuộnlấy kiếm nhọn, Đức Phậtlại hiện ra hình sư tử chúa khiến voi liền biếnmất. Rồng lại hiện chính thân mình, Đức Phật bèn hiện làm chim đại bàng cánh vàng, rồng liền chạy trốn. Rồng đem hết thầnlực mà không thể hại được Đức Phật, liền chui trốn vào trong dòng suối, lúc ấylựcsĩ Mật Tích cầm chày kim cang đập núi, núi vỡ mộtnửa, lấp dòng suối, rồng muốn chạy thoát, Đức Phật liền biếntấtcả nước trong dòng suối thành đám lửalớn, rồng vội vã vụt chạy, Đức Phật bèn dùng bàn giẫm lên đầurồng, rồng không thểđi được, mới quy phục, nên quỳ mọpbạch Phật: -Ngày nay con chỉ thấy việc làm của mình toàn là cảnh đau khổ, khốc liệt. Đức Phậthỏi: -Tại sao ngươi ôm lòng độc ác, gây bao khổ não cho chúng sinh? Rồng liền cung kính đảnh lễ, đầumặtlạy sát chân Phật, quỳ mọp, bạch: -Mong Phật cho con được thả ra, bấtcứ Thế Tôn dạy điều gì, con đều vâng lãnh. Đức Phậtbảo: -Ngươi nên thọ giớicấm, làm ngườicậnsự nam. Rồng và vợ con thảy đều thọ năm giớicấm, làm ngườihộ pháp tại gia, trở thành người nhân từ, làm các điều lành, lại không bao giờ mưa tuyếtnữa. Bấy giờ,mưa thuận gió hòa, mùa màng tươitốt, lúagạodẫy đầy, các loài quỷ dữ gây bệnh tật đều chạyvề nướcTỳ-xá-ly. Dân chúng nước Ma-kiệt-đà có đờisống vật chất đầy đủ, các thứ bệnh dịch đều được tiêu trừ,hưởng cảnh an lạc. Lúc ấy, dân chúng nướcTỳ-xá-ly lạibị tậtbệnh, người chếtrất nhiều. Nghe Phật ở nước Ma-kiệt-đà đã hàng phục độc long, bệnh dịch được tiêu diệt, vua nướcTỳ-xá-ly liền sai sứ đến tinh xá Trúc lâm, thỉnh Phật. Sứ giả đếnnơi, tiếntới trước Đức Phật cung kính đảnh lễ sát chân, quỳ mọp thưa: Nhà vua dốc lòng cho con đến đảnh lễ vấn an Đức Như Lailà Bậc Đại Thánh. Nước con đang bị bệnh dịch khiến người chếtrất nhiều, cúi mong Đức Thế Tôn rủ lòng đạitừ thương xót, giáng lâm che chở cho nước chúng con, tuy nhọc đến uy quang nhưng cũng mong cho muốn dân đượccứuvớt. Hai nướcTỳ-xá-ly và Ma-kiệt-đàvốn có mối thù xưa, nên vua A-xà¬thế nghe nướcTỳ-xá-ly đang bị bệnh dịch hoành hành, trong lòng lấy làm thích thú. Bấy giờ, Đức Phậtbảosứ giả nướcTỳ-xá-ly: -Trước Ta đã nhậnlờimờicủa vua A-xà-thếởđây chín mươi ngày, nay chưa mãn hạn, ông phải đích thân đến thỉnh ý đạivương A-xà-thế. Sứ giả bạch Phật: -Thưa Thế Tôn, vốn hai nước có mối thù xưa, nếu nay con đến đó chắc chắnsẽ bị giết. Đức Phật báo sứ giả: -Ông nay làm sứ giả cho Ta, chắc chắnsẽ không có ai giết ông đâu. Đức Phậtlạibảosứ giả đến đó nói như thế này: -Vua A-xà-thếđãtạotội đại nghịch làgiết cha, do hướng về Như Lai sám hốisửa đổi,nên tộibị đọa vào địa ngục, một ngày bằng năm trăm ngày trên dương thế của nhà vua, nay đã thoát khỏi. Sứ giả nhận chỉ giáo liền đi đếncửa thành Vương xá Vua A-xà-thế và quần thần nghe có sứ giả củanướcTỳ-xá-ly đã đến ngoài cửa thành thì ai nấy đềunổi giận cùng nhau bàn tính là sẽ chặt đầu, xẻo tai, xẻomũi cùng nghiền nát thân xác người này thành tro bụi. Sứ giả nướcTỳ-xá-ly đến trướcbệ rồng, cất to tiếng tâu: -Tôi được Đức Như Lai sai đếngặp đạivương. Nhà vua và quần thần nghe nói là sứ giả của Đức Thế Tôn nên tấtcả đều vui mừng. Đạivương hỏisứ giả: -Đức Thế Tôn sai ngươi đến đâycó dạybảo ta điều gì chăng? Sứ giả tâu: -Đức Phậtbảo cho đạivương biết, tội ác nghịch giết cha của đại vương, do hướng về Đức Như Lai sám hối, nên tộibị đọa vào địa ngục trong một ngày bằng năm trăm ngày trên thế gian của đạivương nay đã thoát khỏi. Phậtdạy đạivương cần phảitự cảibỏ những lỗilầm trong quá khứ, không được tái phạm trong vị lai, chớ nên sầu muộn. Nhà vua nghe nói như vậy, không sao kiềm chế đượcnỗi vui mừng, liền xoay mặttừ xa trông về hướng Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ,bạch: -Con đãtạotội nghịch ácphải ở trong địa ngục, nay được ra khỏi. Rồi nhà vua quay lại nói vớisứ giả: -Nay nhà ngươi vì ta đem đến tin vui này thật không sao diễntả hết! Tùy ngươi muốn những gìta sẽ ban cho. Sứ giả tâu: -NướcTỳ-xá-ly của chúng tôi đang có tậtdịch hoành hành, muốn cung thỉnh Đức Thế Tôn quang lâm đến để cả nước được nhờ ân tế độ. Cúi mong đạivương vui lòng để Đức Phật ra đi. Nhà vua liền tùy hỷ và bảosứ giả: -Ngươi trở về tâu với vua của nhà ngươi: Ta từ cửa thành cho đến bến sông Hằng, lo tu bổ đường sá, dùng hoa rải trên mặt đường, hai bên cờ phướn thẳng hàng tớibờ sông, quân lính cả nước đứng hầu, tiễn đưa Đức Phật đếntậnbến sông. Nước ông cũng phảitừ thành Tỳ-xá-ly cho đếnbờ sông Hằng, lo sửa sang đường sá, rải các hoa hương và hai bên đường đều có cờ phướn chỉnh tề,tấtcả thần dân, binh lính toàn nước phải ra tậnbờ sông Hằng để cung nghinh Đức Thế Tôn. Nếu đúng như vậy ta sẽ hoan hỷ để Đức Phật ra đi, còn không được như thế thì ta nhất định sẽ xin Phật ở lại. Sứ giả nướcTỳ-xá-ly nghe lời chỉ bảocủa vua A-xà-thế thì hếtsức vui mừng, liền cáo từ nhà vua trở lại tinh xá, đầumặt sát đất đảnh lễ thưa lạivới Đức Phật đầu đuôi như vậy. Đức Thế Tôn liền chấp nhận. Sứ giả lễ Phậtrồivộivã ravề. Sứ giả về tới thành Tỳ-xá-ly, đem mọisự tâu lên vua mình. Nhà vua nghe qua thì vô cùng vui mừng và nghĩ: “Trong nước ta cũng nên gieo giống phước đức”. Tức thì ra lệnh cho tu bổ đường sátừ cửa thành Tỳ¬xá-ly tớibến sông Hằng, tấtcả đều đượcsạch sẽ,rải các hoa thơm, xông hương thơm, hai bên đường bàyla liệtcờ phướn thẳng hàng. Nhà vua Tỳ¬xá-ly lạilệnh cho thần dân đánh chuông trống và tấu các thứ kỹ nhạc đến tậnbờ sông Hằng để nghinh rước Phật. Nhà vua đem năm trăm chiếclọng báu dâng cúng Đức Thế Tôn. Vua nước Ma-kiệt-đàcũng ra lệnh tu bổ đường sá, tấtcả đều được sạch sẽ,rải các hoa thơm, treo các cờ phướn đếntậnbờ sông, quân lính cả nước cùng các dân chúng còn đánh chuông, thúc trống, tấu các thứ kỹ nhạc vang rền khắp trời đất cùng đứng hầu tiễn Đức. Nhà vua đem năm trăm chiếclọng báu ra tận sông Hằng cúng dường Đức Thế Tôn. Vua cõi trờiTứ thiên, vua cõi trời Đao-lơi, vua cõi trời Hóa ứng thinh, mỗivị cùng vô số chư Thiên cõi mình, đều đem theo các thứ ngọc quý cõi trời đẹp đẽ lạ thường cùng các thứ hoa hương,vô số kỹ nhạc và năm trămlọng báu đến dâng cúng Đức Thế Tôn. Vua cõi trời Phạm thiên thứ bảy cho đến cõi Thủ-đà-hội thiên, các Thiên vương này cùng các Thiên tử,mỗivị đều đem theo các thứ hoa hương, kỹ nhạc vànăm trăm chiếclọng báu của cõi trời đến dâng cúng Đức Thế Tôn. Vua loài A-tu-la là Tỳ-ma-tỳ-la cùng vô số dân A-tu-la đem các ngọc quý, các thứ hoa hương, vô số kỹ nhạc vànăm trămlọng báu đến dâng cúng Đức Thế Tôn. Long vương Ta-kiệt-la cùng vô số rồng quyến thuộc, mỗivị đều đemtheo vô số hương thơm, trổi các thứ kỹ nhạcvà năm trămlọng báu đến dâng lên cúng dường Đức Thế Tôn. Tổng cộng số lọng báu cúng dường cho Đức Thế Tôn là ba ngàn chiếc. Đức Phật để lạimột chiếc, còn bao nhiêu thì thọ nhận. Chiếclọng báu để lạivớidụng ý che chở cho hàng đệ tử sau này khiếnhọ được cúng dường. Ngay lúc ấy, vô số chư Thiên, muôn dân, rồng, A-tu-la, nhiều không thể kể xiết, cùng nhau kéo đến tinh xá Trúc lâm, nơi Đức Phật đang ngự. Vua nướcTỳ-xá-ly và các thần dân đều nói: -Ngày nay Đức Phậtsẽ vượt qua sông Hằng, chúng ta cùng nhau dùng năm trăm chiếc thuyền để đưa Đức Phật qua sông. Vua và thần dân nước Ma-kiệt-đàcũng nói: -Ngày nay, Đức Phậtsẽ qua sông, chúng ta phải dùng năm trăm chiếc thuyền để đưa tiễn. Chư Thiên mỗitầng trờicũng đềusấmsửanăm trăm chiếc thuyền quý. Các loài A-tu-la cũng cùng nhau tạo ra năm trăm thuyền quý. Lúc ấy, loài rồng bèn tựđem thân mình bện thành năm trăm chiếccầu, muốn Đức Thế Tôn giẫm trên thân mình để qua khỏi sông. Bấy giờ, Đức Phật nhận thấytấtcả chư Thiên, dân chúng, rồng, A-tu-la. Mỗi loài đều có tâm hoan hỷ cúng dường, nên để cho tấtcả chúng sinh đều được phước, Đức Phật đã dùng hóa thân biến hiện khắp trên các thuyền. Chư Thiên, dân chúng, rồng, A-tu-la, mỗi loài đềutự thấy Đức Như Lai Thế Tôn chỉở trên thuyềncủa mình, còn các thuyền khác thì không có. Với cách thức như thế, Đức Như Lai đã đi qua khỏi sông. Vô số chư Thiên đầy trong hư không rải các hoa quý, đốt các hương thơm vi diệulạ thường, trổi các kỹ nhạc. Dân chúng, rồng, A-tu-la đều cũng rải các hoa quý, xông các hương thơmvà tấu các kỹ nhạc đượcgặp Thế Tôn nên lòng vui mừng vô hạn. Lúc ấy, Đức Như Lai quán biết chư Thiên, muôn dân trong ba cõi đều đemtâmvui mừng, hớnhở cúng dường Đức Như Lai. Đức Như Lai muốn nêu bày về nhân nơi đời trướccủa mình khi còn tu hạnh Bồ-tát, nên liềnmỉmcười, hào quang ngũ sắctừ nơi kim khNu phóng ra, mỗi đạo hào quang phát xuấtvô số tia sáng, mỗi tia sáng hiệnmột hoa sen báu, trên mỗi hoa sen có hóa thân Phật. Tấtcả hào quang chia làm năm phần: Phần hào quang thứ nhất chiếu sáng rõ cõi Dục, cõi sắcvàVô sắc. Chư Thiên trong ba cõi thấy hào quang ấy và các vị Hóa Phật, tấtcả đều hoan hỷ, xa lìa dụclạc, hướng về Đức Hóa Phật nghe thuyết kinh pháp. Vô lượng chư Thiên nghe kinh pháp, lòng vô cùng vui mừng, đều chứng được các quả vị, có người chứng quả Tu-đà-hoàn, có người chứng quả Tư-đà-hàm, có người chứng quả A-na-hàm, có người chứng quả A-la¬hán, có người phát tâm cầu đạt đạo quả đạiBồ-đề, chứng bậcBất thoái chuyển. Phần hào quang thứ hai chiếu vào loài người trong Tam thiên đại thiên thế giới, chư vị Hóa Phật trong hào quang biến khắp các thế giới. Tấtcả dân chúng khi thấy được ánh sáng đó thì cũng đều thấy được Hóa Phật. Đốivới những kẻ nào lòng đầy sân hận thì tâm sân hận ấy liền được tiêu diệt và đều phát tâm từ bi. Đốivới những kẻ lửa dâm dụchẫyhừng thì tâm dâm dục ấy liền được tiêu trừ, nhận thức đượcsự bấttịnh. Đốivới những kẻ tốităm ngu si thì họ đều đượctỉnh ngộ, rõ đượcbốn pháp vô thường. Đốivới những ai bị giam cầm trong ngục thì đều được phóng thích. Đốivớikẻ mù thì được sáng, kẻđiếc được nghe, kẻ câm được nói, kẻ chân tay què quặt thì được hoàn hảo, người tàn tật hay mắc phảimột trăm thứ bệnh cũng đều được lành khỏi. Tấtcả dân chúng không một ai là không vui mừng, đều lìa bỏ sựđammê dụclạc, hướng về Hóa Phật. Lúc đó, mỗivị Hóa Phật đều thuyết pháp khiến tâmý nơimọi người đều được khai mở. Hoặc có kẻ dự vào Thánh đạo, có kẻ chứng quả Bất lai, có kẻ chứng quả Bất hoàn, có kẻ chứng bậc Vô trước(A-la-hán). Hoặc có kẻ phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân, trụ vững nơi pháp Đại thừa không còn thoái chuyển. Sốấy không thể kể xiết. Phần hào quang thứ ba chiếu khắp cõi ngạ quỷ,tấtcả các vị Hóa Phật trong hào quang đều biến hiện khắpcảnh giới ngạ quỷ. Bao nhiêu ngạ quỷ trông thấy hào quang của Phật thì tự nhiên no nê không còn đói khát, thân tâm thanh tịnh dứthết phiền não, nghe các vị Hóa Phật thuyết pháp đều hoan hỷ, tâm hạ tiệnbỏnsẻn được tiêu trừ, sau khi mạng chung được sinh về cõi trời. Phần hào quang thứ tư chiếu vào cảnh giới súc sinh trong đại thiên thế giới, tấtcả loài cầm thú trông thấy hào quang của Phật, đềuhếtsức vui mừng, tâm lành tự động phát sinh, trái lại tâm độc ác của các loài cọp, sói, rồng, rắn, sư tử. Đều được tiêu diệt, ngay tức thì các loài ấy đều đem tâm yêu thương đốivới nhau chứ không còn sát hại nhau nữa. Sau khi mạng chung, đều được sinh lên các cõi trời. Phần hào quang thứ năm chiếu khắpcảnh địa ngục trong đại thiên thế giới, những chỗ tốităm trong núi Thiết vi không đâu là không sáng tỏ. Tấtcả các chúng sinh trong tấtcả các địa ngục khi trông thấy ánh hào quang này thì liền thấy Hóa Phật; nên vô cùng vui mừng hớnhở, như lửa tắt, nước nóng trở thành mát, những cảnh khảo tra độc ác đều đượcdừng nghỉ. Địa ngục Hàn băng bỗng nhiên ấm áp. Chúng sinh trong địa ngục đãdứt đượccảnh đau khổ nên vui mừng không thể kể xiết. Lúc ấy, các vị Hóa Phật, mỗivị đều vì chúng sinh trong địa ngục mà thuyết pháp, khiến tâm họ được khai ngộ, ngay khi xả bỏ thân mạng được sinh lên các cõi trời. Ngay vào lúc các vị Hóa Phật trong hào quang biến hiện đầy khắp trong cõi Tam thiên đại thiên thế giới thì chúng sinh trong năm đường đều được giải thoát. Phàm hào quang của Đức Như Lai phát ra và nhập vào một chốn nào thì đều có chỗ tương ứng: Như Hóa Phật muốn nói về việc địa ngục, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ lòng bàn chân Đức Thế Tôn để đi vào cõi kia. Như Hóa Phật muôn nói về việc súc sinh, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ trên bàn chân Đức Thế Tôn để đi vào cõi ấy. Như Hóa Phật muốn nói về việc ngạ quỷ thì hào quang Hóa Phật phát ra từ mắt cá và ống chân Đức Thế Tôn để đi vào cảnh giới đó. Như Hóa Phật muốn nói về việcnơi cõi người, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ bắpvế Đức Thế Tôn để đi vào. Như Hóa Phật muốn nói về việccủa Chuyển luân thánh vương, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ rún Đức Thế Tôn để đi vào. Như Hóa Phật muốn nói về việc A-la-hán, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ kim khNu Đức Thế Tôn để hội nhập. Như Hóa Phật muốn nói về việc Bích-chi-phật, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ chặng giữa hai hàng lông mày Đức Thế Tôn để hội nhập. Như Hóa Phật muốn nói về việcBồ-tát, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ trên đảnh đầu Đức Thế Tôn để hội nhập. Như Hóa Phật muốn nói về việc quá khứ, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ phía sau lưng Đức Thế Tôn để hội nhập. Như Hóa Phật muốn nói về việc hiệntại và vị lai, thì hào quang Hóa Phật phát ra từ phía trước Đức Thế Tôn để hội nhập. Bấy giờ, Đức Thế Tôn hiện đại thần thông biến hóa, hào quang chiếu khắpmười phương thế giới. Trong toàn cõi đại thiên mưa xuống các thứ hoa trời,vô lượng các thứ kỹ nhạc không người điều khiển mà tự nhiên hòa tấu. Đại chúng, chư Thiên, muôn dân không ai là không vui mừng, hớnhở. Khi ấy, Đức Thế Tôn thu nhiếp thần túc, tấtcả Hóa Phật trong hào quang liền xoay về nhiễu quanh Đức Thế Tôn ba vòng, rồi nhập vào sau lưng kim thân. Vô lượng chư Thiên cùng tấtcả đại chúng đồng ca ngợi Đức Như Lai: -Công đứccủa Như Lai thật vòi vọi, không thể nghĩ bàn, tính toán! Lúc ấy, Tôn giả A-nan chắp tay quỳ mọp trước Đức Phậtbạch: -Đức Phật không bao giờ cười suông nên khi Ngài cười là có duyên cớ.Nụ cười hoan hỷ của Đức Phật ngày hôm nay như vậy, ắt làsẽ nói về các việc làm nơi đời trướccủa mình chăng? Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan và đại chúng: -Vào thuở quá khứ lâu xavô lượng vô số kiếp, tại cõi Diêm-phù-đề nàycó mộtvị Chuyển luân thánh vương tên là Tu-đà-lê Thiện Ninh trì vị bốn châu thiên hạ. Cõi Diêm-phù-đề nàycó támvạnbốn ngàn vua tiểu quốcvới tám vạnbốn ngàn thành. Nhà vua có bảy thứ báu: Thứ nhất là kim luân, bánh xe này có một ngàn tăm, đường kính bốn mươidặm, chu vi khoảng một trăm hai mươidặm. Khi nhà vua muốn ra đi, thì kim luân dẫn đường đi trước, không cầnsức người, trên đầu kim luân tự nhiên xoay suốt, khi muốn đứng lại thì tự nhiên dừng nghỉ, không cầnvật ngăncản. Thứ hai là ngọc Ma-ni, nếu treo ngọc trên đầu cây phướn, thì suốt ngày đêm ánh sáng chiếu xa đếnmột ngàn sáu trămdặm. Thứ ba làvoi trắng, thân nó rất dài, đẹp đẽ lạ thường, sắc trắng như tuyết. Nhà vua cỡi trên mình thì tự nhiên bay đi khắpbốn châu thiên hạ chỉ trong khoảng thời gian mộtbữa ăn. Thứ tư là ngựa màu xanh biếc, lông bờm và lông đuôi màu đỏ tươi, nhà vua cỡi lên mình, thì nó phi khắp cõi thiên hạ chỉ trong khoảng thời gian mộtbữa ăn. Thứ năm là quan thống lãnh binh lính, như ý nhà vua cần có trăm ngàn vạn hùng binh, thì tự nhiên quân lính kéo đến. Thứ sáu là quan quản thủ kho tàng, nếu nhà vua muốn dùng vàng, bạc, bảy báu, quần áo, mùng mền, đồ ănuống... thì hai tay của quan liền mang đầy đủ bảy báu, tài sản, tấtcả nhu cầucần thiết đến ngay, rồi tùy theo ý của nhà vua, các vậtdụng cứ hiện ra trong hai tay không bao giờ cùng tận. Thứ bảy là ngọcnữ, hình dung tươi đẹp không ai sánh kịp, giống như Tiên nữ cõi trời, không chút cấuuế,bấttịnh như những ngườinữ bình thường khác, thân thể trong lành như hoa sen xanh tỏahương thơm ngào ngạt. Khi ý nhà vua muốn được mát mẻ, thì thân ngườinữ tự nhiên mát rượi, khi nhà vua muốn ấm áp thì thân ngườinữ tự nhiên ấm áp, tiếng như Phạm âm, thường khiến nhà vua hoan hỷ vô cùng, gọi là ngọcnữ bảo. Nhà vua có một ngàn người con, dũng mãnh phi thường, khi vua sắp ra đi thường có lọng bảy báu luôn che trên đầu, bảy thứ báu kiavà vô số quần thầnhộ vệ trước sau, một trăm, một ngàn kỹ nhạc cùng hòa tấu, âm thanh vi diệu, trang nghiêm, oai vệ không sao kể xiết. Thái tử nhỏ nhất trong số một ngàn người con của nhà vua, thấy vua như vậy nên thưahỏimẫuhậu: -Đây là vị quốcvương nào mà oai phong như thế? Mẫuhậu đáp: -Đó là đại Chuyển luân vương Tu-đà-lê Thiện Ninh, trị vì bốn châu thiên hạ, là cha của con, sao con lại không biết? Thái tử lạihỏi: -Con chừng nào sẽ được làm vua? Mẫuhậu đáp: -Phụ vương có một ngàn người con, con là đứa con út nên không được làm vua. Thái tử lại nói: -Nếu không được làm vua, ở tại gia làm kẻ bạch ylàmgì? Liền quỳ mọp trướcmẫuhậu thưa: -Cúi xin mẫuhậu cho con được phép xuất gia làm Sa-môn, vào trong núi sâu, đầmvắng tu học đạo Tiên. Mẫuhậu liền đồng ý và nói: -Nếu con tư duy chứng được trí tuệ, quyết phải trở về cho ta biết. Thái tử đồng ý, liền xuống tóc, mặc áo hoạisắc, vào trong đầm núi tinh tấntọa thiền, tư duy về trí tuệ. Trong hiểu rõ về ngũấm, ngoài biết muôn vậttấtcả đều vô thường, tấtcả thọ thân đều là sự chứa nhóm của các khổ. Như Chuyển luân thánh vương làbậc hào kiệt, tài giỏihơn người, làm chủ cõi đời, được tam giới tôn vinh nhưng cũng như trò ảo thuật không có chủ tể. Duyên hợp thì có, duyên tan thì không, đềutừ nhân si ái mà có các hành nghiệp. Do các hành nghiệp mà thọ tấtcả thân nên chịu quả khổ trong năm đường, nếu không có các si ái thì không có các hành nghiệp, không có hành nghiệp thì không có năm đường, do không có năm đường thì không có thọ thân, do không có thân thì các khổ liền diệt. Tư duy như vậy, bỗng nhiên tâm trí được khai ngộ, chứng đạo quả Bích-chi-phật, sáu phép thần thông thấu triệt không gì ngăn ngại, rồi bay vọt lên hư không, biến hóa đủ cách. Bích-chi-phật nhớ lờihứacũ liền trở về thămmẫuhậu, hiện thần túc thông bay trên hư không, lúc đi kinh hành, lúc thiềntọa, lúcthìnằm, trên thân phun ra nước, dưới thân phun ra lửa, trên thân phun ra lửa, dưới thân phun ra nước, một thân phân ra làm trăm ngàn vạn cho đến vô số thân, rồi trăm ngàn vạn thân hiệplại thành một thân. Mẫuhậu thấysự biến hóa như vậy, trong lòng rất vui mừng liền đảnh lễ đầumặt sát đất. Mẫuhậulạihỏi: -Thái tử sinh sống bằng cách nào? Đáp: -Khất thực để tự sống. Mẫuhậulại nói: -Chớ nên khất thực, hãy nhậnlờimờicủa ta, từ nay về sau Tôn giả sẽở trong vườn này, nguyện ngày ngày sẽ nhận đồ ănuống do ta cúng dường, cũng để cho ta có cơ duyên làm chút phước đức. Bích-chi-phật nhậnlờimờicủamẫuhậu, ở lại trong Thượng uyển. Bà ta ngày ngày tự mình mang thức ăn đến dâng cúng cho Bích-chi-phật. Trải qua được vài năm, một hôm, tự nghĩ: ‘Thân này nhơ nhớp, không chút trong sạch, thân là món đồ chưa các thứđau khổ, dùng nó làm gì?”, liềnxả bỏ thân mạng, nhập vào tịch diệt đạt đến Niết-bàn vô dư.Mẫuhậu làm lễ trà-tỳ, thâu xá-lợi, xây tháp dùng hoa hương cúng dường. Một hôm nọ, nhà vua dạo chơi trong khu thượng uyển, thấybảo tháp ấy liềnhỏi quan cận thần: -Nguyên vườn này không có bảo tháp, ai là người xây cất? Mẹ Bích-chi-phật liền tâu: -Đây là bảo tháp người con út trong số các thái tử của nhà vua. Một hôm trông thấy nhà vua ngự giá người con ấy đãhỏi thiếp: “Đây là đại vương nào mà oai nghiêm như thế?” Thiếp đáp: “Chuyển luân thánh vương Tu-đà-lê Thiện Ninh, là cha của con.” Ngườilạihỏi tiếp: “Con chừng nào sẽ được làm vua?” Thiếp đáp: “Con là thái tử nhỏ nhất trong một ngàn thái tử, nên không được làm vua.” Ngườilại thưa: “Nếu không được làm vua thì ở tại gia làm bạch y làm gì? Nên xin phép mẫuhậu cho con từ biệt, xuất gia học đạo.” Thiếp đã đồng ý, nhưng vớilời giao ước: Nếu con đắc đạo thì nhất định sẽ về thămmẹ. Người liềncạobỏ râu tóc, mặc áo hoạisắc vào tận chốn núi sâu đầmvắng tinh tấn thiềntọa, chứng được đạo quả Bích-chi¬phật. Người đã giữ lờihứa nên trở về thăm thiếp. Thiếpmời ở lại trong vườn Thượng này, ngày ngày cúng dường cơmnước và những vậtcần dùng. Trải qua nhiềunăm như vậy, rồi nhập Niết-bàn. Thiếp đã làm lễ trà-tỳ và xây tháp thờ tại đây. Chính là tháp của Bích-chi-phật, con ta. Nhà vua nghe hoàng hậu tâu qua, trong lòng buồn vui lẫnlộn, rồi bảovới hoàng hậu: -Sao khanh lúc ấy không nói cho ta biết! Ta sẽđem ngôi Chuyển luân thánh vương truyền trao cho người. Ta lấy làm hối tiếc là đã không được nghe lờitỏ bày. Nhưng nay người tuy nhập Niết-bàn rồi, tavẫn đem vương vị trao cho thái tử út của ta. Nhà vua liềncởi chiếc thiên quan bằng bảy báu cùng những đồ phục sứctốt đẹp đắp lên trên bảo tháp, đầumặt sát đất đảnh lễ, dùng hoa hương, kỹ nhạc cúng dường, lòng rất vui mừng. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Chuyển luân Tu-đà-lê Thiện Ninh lúc ấy là thân Ta ngày nay. Con Ta lúc ấy thành Bích-chi-phật, Ta cúng dường nơibảo tháp của Bích-chi¬phật ấy, rồi đem ngôi vua dâng lên, cùng chiếclọng lớnbằng bảy báu che trên tháp báu. Do nhân duyên của công đức đó, vô lượng số kiếp, Ta làm Chuyển luân thánh vương trị vì bốn châu thiên hạ và bảy thứ báu luôn có bên Ta, thường có bangàn lọng bằng bảy báu tự nhiên hiện đến. Vô lượng vô sốkiếp làm Thiên đế hay Phạmvương. Cho tới ngày nay, nếu Ta không thành Phật thì ba ngàn lọng bảy báu vẫn có đến vô tận, không bao giờ chấmdứt. Cúng dường tháp một Bích-chi-phật đạt được công đức không thể cùng tận, huống gì làcúng dường nơisắc thân của Như Lai và sau khi Phật diệt độ, xây tháp thờ xá-lợi, haytạotượng Phật để cúng dường... thì công đức này vượthẳn công đức cúng dường nơi tháp Bích-chi-phật kia gấp trăm ngàn lần, không thể tính kể, không thể ví dụ. Bấy giờ,tấtcả đại chúng hếtsức vui mừng, tâm được khai ngộ, có người chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Hoặc có người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân, hoặc có người trụ nơi quả vị Bất thoái chuyển, sốấy không thể kể xiết. Tấtcả đại chúng đềuhếtsức hoan hỷ, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, đầumặt sát đất đảnh lễ,mỗi ngườilầnlượt trở về chỗở của mình. Lúc ấy, Đức Thế Tôn tiến vào thành Tỳ-xá-ly, khi đếncửa thành, Ngài nói kệ: Thiên thần trên mặt đất Chư Thiên tạihư không Những ai đến chỗ này Đều phải phát Từ tâm. Ngày đêm sinh hoan hỷ Thực hành theo chánh pháp Độchại chớ để lòng Quấy nhiễu các dân chúng. 3Khi Đức Như Lai nói lời chân chánh vi diệu như vậy, thì đám quỷ gây bệnh tật đều chạyvề hướng nước Ma-kiệt-đà, nhờ vậydịch bệnh trong nướcTỳ-xá-ly đều được tiêu trừ. Đức Phật phải quay trở về nước Ma¬kiệt-đà, thì đám quỷ gây bệnh tật ấylại chạy sang nướcTỳ-xá-ly. Do đó, Đức Thế Tôn phải qua lại hai nước đếnbảylần, cuối cùng lại nói: -Ta từ vô số kiếp đến nay, tạo được bao nhiêu công đức, đều nhằm để phát đại nguyện. Nay Ta đem việc làm chân chánh này để trừ tâm bệnh và thân bệnh cho tấtcả chúng sinh. Đức Phậtkể: -Khi Ta làm vua tên là Thi-tỳ, vì một con bồ câu mà tự cắt thịt trên thân mình, Ta đã phát lời thệ nguyện trừ diệttậnmọi nguy hiểm cho tất cả chúng sinh. Khi Ta làm thái tử tên là Ma-ha-tát-đỏa, vì hai mẹ con cọp đói mà ta xả bỏ thân mạng cho cọp đượcsống. Khi Ta làm vua tên là Xá-thi, tự lấy thịtnơi thân mình hiến cho ngườibệnh trải qua mười hai năm. Khi Ta làm vua tên là A-di-đà-da-lương, bị bệnh, tự chế thuốc để uống, lúc ấycó mộtvị Bích-chi-phậtmắcbệnh đồng như nhà vua, đến chỗ nhà vua xin thuốc. Nhà vua nhịn không uống thuốc, đem phần thuốc của mình cúng cho Bích-chi-phật, rồi phát đại nguyện: Nguyện cho tấtcả bệnh chúng sinh đều được diệt trừ. Khi Ta làm vua tên là Tu-đà-tố-di, Ta cứu đượcmạng sống cho một trăm vua sắp chết và đãcải hóa vua Ca-ma-sa-bạt khiến ông ta đạt được chánh kiến, lời thề ác của Ca-ma-sa-bạt trong mười hai năm đều được tiêu trừ. Khi Ta làm thái tử tên là Tu-đại-noa đã đem bố thí cả vợ lẫn hai con. Khi Ta làm thái tử Ma-hưu-sa-đà, đã đem thuốc chữabệnh cho tấtcả chúng sinh, lại vào trong biểnlớn tìm được ngọc Ma-ni, đem về giúp đỡ cho dân chúng khỏicảnh đói nghèo. Khi Ta làm vua tên là Ma-ha-bà-lợi, trải qua hai mươibốn ngày đem thịt thân mình cung cấp cho ngườibệnh. Khi Ta làm Tiên nhân tên là San-đề-bà-la bị cắt đứt tay chân mà tâm không hề khởi sân hận. Khi Ta làm vua tên là Ca-thi, dân chúng trong nướcbị tậtbệnh, nhà vua thọ bát quan trai giới, phát tâm đạitừ bi đếntấtcả chúng sinh, nên tất cả dân chúng trong nước đều được lành bệnh. Khi Ta làm thầy giải trừ chú thuật tên là Tỳ-bà-phù, dân chúng bị bệnh dịch hoành hành, ta đem máu thịtcủa mình cho loài quỷ gây bệnh ăn để dùng vào việc giải trừ,tấtcả dân chúng đều được lành bệnh. Khi Ta làm Phạm thiên vương, vì một bài kệ, đãtự lột da trên thân mình làm giấy chép kệ. Khi Ta làm vua tên là Tỳ-lăng-kiệt-lê, vì một bài kệ, trên thân chịu đóng một ngàn đinh. Khi Ta làm Tiên nhân tên là Ưu-đa-lê, vì một bài kệ mà Ta tự lột da làm giấy, chẻ xương làm viết, lấy máu làm mực. Khi Ta làm vua tên là Bạt-di, dân chúng trong nướcbị bệnh ghẻ lở, nhà vua đang đi, thấymột cây độc, lá cây độc này rụng vào dòng nước, người nào uống nhằmnước ấy thì sinh ra bệnh. Nhà vua liền ralệnh chặt cành, đào gốcrễ rồi dùng lửa đốtrụi,thì mộtnửa dân chúng được lành bệnh, còn mộtnửa thì bệnh vẫn như cũ, không thuyên giảm. Vua hỏi quan ngự y: -Vì cớ gì mộtsố dân chúng mắcbệnh không bớt? Quan ngự y đáp: -Bệnh ghẻ này quá trầm trọng cần ăn cá mớibớt. Vua nghe lời quan ngự y, liền đến trên cây bên bờ sông, nguyện làm cá, nguyệnrằng: -Ta ngày nay đem thân trừ bệnh cho muôn loài, nguyện đem công đức này cầu thành Phật đạo, để diệt trừ vô lượng tâmbệnh, thân bệnh cho khắptấtcả chúng sinh, đều như sở nguyện. Nếu có chúng sinh nào được ăn thịtcủa ta, thì tấtcả bệnh tật đều được lành khỏi. Phát lời thệ nguyệnrồi liềntừ trên cây gieo mình xuống dòng nước, thân nhà vua biến thành cá, biết nói tiếng người. Cá nói: -Hễ ai có bệnh, đếnbắt cá này vềăn thịtsẽ được lành bệnh. Dân chúng nghe lời nói ấy, đều đếnbắt cávềăn thịt, nhờ vậytấtcả bệnh đều được lành hết. Đức Thế Tôn đãtự kể về việc làm nơi đời trướccủa mình như vậy, tấtcả những lời nguyện ấy ngày nay đều được thành tựu. Đức Phật nói: -Nay Ta dùng giáo pháp chân chánh để trừ diệt tai họa cho tấtcả chúng sinh. Khi ấy, Đức Phật liềntự hóa một thân thành hai đầu, một đầu ngó về nướcTỳ-xá-ly, một đầu ngó về nước Ma-kiệt-đà, tấtcảđám quỷ gây bệnh đều chạyra xa tận biển khơi. Dân chúng hai nước, mọi thứ tật bệnh đều được lành khỏi, lúa thóc hoa màu được mùa, muôn dân an lạc. Ngài đem Phật pháp giáo hóa, khiếnmọi tâm bệnh dụcvọng nơimọi người đều được thanh tịnh, trụ trong chánh pháp, tấtcả người dân đềuhết sức vui mừng. Lúc đó, các vị Tỳ-kheo khác miệng đồng lời cùng tán thán: -Công đức Như Lai thậtlàvô lượng, vô cùng vi diệu không thể nghĩ bàn. Đức Phậtlạibảo chư vị Tỳ-kheo: -Ta chẳng những trừ diệt những taihọa, đói khát, bệnh tật cho chúng sinh trong đời nay, mà trong thời quá khứ cũng lại như vậy. Về thời quá khứ vô số kiếp xaxưa, tại cõi Diêm-phù-đề nàycó vị vua của mộtnướclớn tên là Phạm thiên, tám vạnbốn ngàn vua tiểu quốc thuộc cõi Diêm-phù-đề. Nhà vua có hai vạn phu nhân, mộtvạn thể nữ,lại không có thái tử. Ngày đêm ưusầu, nên cầu khNnnơi các đền thờ thần linh: Phạm thiên, Đế Thích, Ma-ha Bá-lê thiên, cầu trời đất, cầumặt trăng, mặt trời. Nhân đómới sinh được thái tử. Thái tử sinh ra, hình dung đoan nghiêm, đẹp đẽ lạ thường, có tướng đại nhân, quý danh là ĐạiTự Tại Thiên. Thái tử là người nhân từ, thông minh, trí tuệ,tấtcả sách vở của thế gian, mọisự chuyển biếncủa tinh tú, nhật thực, nguyệt thựcvà tấtcả kỹ thuật ngoài đời không một nghề nào là không thông đạt. Thái tử lại học nghề thầy thuốc và cách bào chế dược phẩm, lại ra lệnh cho tấtcả bệnh nhân trong nước: “Hễ ai có bệnh thì hãy đến đâyta sẽ cung cấp thuốc men, thực phẩm và chăm sóc.” Dân chúng được tin này, bao nhiêu ngườibệnh đều đổ xô về chỗở của thái tử.Tấtcả ngườilớn, kẻ nhỏ trong nước đều vui vẻ, không một ai là không ca ngợi công đức này. Bệnh nhân không đến các thầy thuốc khác, trong đó có mộtsố thầy thuốctỏ ra khinh mạn, hầuhết đám này đều ôm lòng oán hận, ganh tỵ với thái tử. Thời gian này, dân chúng cõi Diêm-phù-đề bị bệnh dịch lan tràn, lại thêm cảnh củi quế gạo châu. Nhà vua đãtập trung tấtcả danh y mà không chữa khỏibệnh, dân chúng bị bệnh chếttừng ngày, từng ngày tăng lên rất nhiều. Nhàvua rất đỗi ưusầu, bèn ra chiếu chỉ mời các danh y về triều để hỏi phương thuốccứu chữa. Lúc ấy, có một thầy thuốcsẵn lòng đố kỵ với thái tử, trong tâm suy nghĩ: “Thái tử này là oan gia của ta, nay đúng là gặpdịp may hiếm có”, liền tâu lên nhà vua: -Thần nhớ có một phương thuốc xin thử về xem lại cho tường tận. Nhà vua đồng ý, ông taliền đi, sáng hôm sau mới trở lại, đến trước đạivương tâu: -Tâu đạivương, thần tìm đượcmột phương thuốc, nếu như đại vương đồng ý thì tấtcả bệnh tật đều được trừ lành. Vua liềnhỏi: -Phảicần những dược liệu gì? Khanh cứ nói thử xem! Thầy thuốc đáp: -Phải tìm cho đượcmột ngườitừ khi sinh ra cho đến ngày nay luôn đầy lòng Từ bi, thương xóttấtcả chúng sinh và chưa bao giờ khởi tâm sân hận, sẽ dùng máu của người ấy hòa với thuốc để uống, móc hai tròng con mắtcủa người ấy để trừ quỷ, thì các chứng bệnh mớihết được. Nhà vua bảo: -Con ngườitừ khi mới sinh cho đến hôm nay chưatừng sinh tâm sân hận, đâylà việc khó có, việc này thật khó vô cùng, có lẽ không thể nào tìm được đâu! Thái tử nghe lời nói như vậy, liền tâu phụ vương: -Việc này dễ thôi, không có gì là khó cả! -Con là con của phụ vương, từ khi sinh ra cho đến ngày nay chưa từng khởi tâm sân hận và cũng không hề có tâm độc ác đốivớitấtcả mọi người, luôn đem lòng Từ bi thương xót tấtcả chúng sinh, từ trướctới giờ chưa có một niệm ác. Thân con vô thường không có gì bền chắc, chẳng bao lâu rồicũng dẫn đến cái chết. Cúi xin đạivương đồng ý đem thân con làm thuốc để trừ bệnh cho chúng sinh. Vua cha liền than: -Ta không có con cái, đicầu thần linh nơi các đền thờ thầnmặt trời, mặt trăng, thần tinh tú, năm đỉnh núi cao, bốn quả núi lớn, do đómới sinh được con. Ta nay dầubỏ thân mấtnước, nhất định không chịu theo ý con được. Thái tử lại nài nỉ phụ vương: -Con nay cầu Phật đạo, đemmáu bố thí cho chúng sinh, nguyện đem công đức này để hiểu rõ tấtcả kinh điểncủa Như Lai. Con nay đem. nhục nhãn này bố thí cho chúng sinh, nguyện đem công đức ấy để được con mắt trí tuệ của Như Lai, con sẽ vì tấtcả chúng sinh nguyện làm bậc Đạo sư chân chánh. Đạivương tuy không còn thái tử mà vẫn được làm vua. Giả sử quốc độ này không có muôn dân thì phụ vương làmvua với ai? Còn như tấtcả dân chúng được lành bệnh, phụ vương tấtsẽ trút khỏinỗi ưusầu. Nhà vua lại buồn khóc nói với thái tử: -Ta nay thà bỏ ngôi vua chứ đứa con đáng yêu quý này thật không thể bỏ. Thái tử lại quỳ mọp, chắp tay thưa: -Con nay dốccầu đạo quả Vô thượng Chánh chân. Nếu như luyến tiếc cái thân nhơ nhớp hôi thối này, thì làm sao tỏ ngộ được giáo pháp cao sâu vi diệu trí tuệ của Như Lai! Làm sao có thể đạt đượctấtcả tuệ nhãn! Cúi xin phụ vương chớ khướctừ tâm cầu đạo vô thượng của con. Phụ vương imlặng không nói mộtlời. Ông thầy thuốc liền tâu: -Thần thử lấymột ít máu hòa với thuốc đemcho các bệnh nhân uống, nếu lành bệnh rồimới móc mắt. Nếu chẳng lành thì chẳng nên móc mắt. Khi ấy, thái tử tự tay chích máu nơi cánh tay mình và phát lời thệ nguyện: -Ta dùng máu này quyết trừ bệnh cho chúng sinh, nguyện đem công đức này để thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh chân. Nếu quả thật ta sẽ thành Phật đạo, thì tấtcả chúng sinh uống thuốc này bệnh sẽ được diệt trừ. Tên thầy thuốc liền đemmáu hòa với thuốc cho các bệnh nhân uống, tấtcả đều được lành khỏi. Thầ thuốclại tâu với đạivương: -Bấtcứ bệnh nhân nào uống thuốc này đều được lành mạnh. Đại vương thấy việc rõ ràng trướcmắt, có thể không tin sao? Bấy giờ, tám vạnbốn ngàn chư hầu cùng thần dân cả cõi Diêm-phù-đề, nghe thái tử của đạivương vì lòng Từ bi nhằmcứu giúp tấtcả muôn dân mà móc hai tròng mắt, không một ai là không buồn khóc, nên tấtcả đềutậphợp trướcmặt thái tử, quỳ mọp chắp tay thưa: -Cúi mong thái tử của đạivương, suy xét, chúng tôi thà tự xả bỏ thân mạng, chẳng nỡ để thái tử hủy hoại hai mắt. Lòng từ bi thương xót chúng sinh của thái tử cũng đủ công đức để chẳng bao lâu sẽ thành Phật, mong thái tử chớ hủy hoại hai mắt. Thái tử liền dùng lời an ủitấtcả chư hầu và thần dân: -Ta nay đem máu thịt, cho đến hai con mắt này để quyết trừ bệnh cho chúng sinh, nguyện đem công đức này cầu thành Phật đạo. Khi ta thành Phậtsẽ quyết trừ tâm bệnh, thân bệnh cho các vị, chớ nên cản ngăn tâm vô thượng đạocủa ta. Chư hầu cùng tấtcả thần dân nghe thái tử nói lời quả quyết như vậy, đều đứng lặng thinh. Thái tử bèn sai quan hầucận đem dụng cụ để mình khoét mắt. Thái tử bảo quan hầucận: -Ai là người có thể khoét giùm mắt ta? Quan tả hữu cùng dân chúng thảy đềutừ chối, không đủ can đảm làm việc này. Tên thầy thuốcvới ganh tỵ với thái tử liền lên tiếng: -Tôi có thể làm được. Thái tử hoan hỷ nói: -Ta rất sung sướng! Rồicầm dao đưa cho thầy thuốcvà dặn: -Khoét tròng con mắt và đặt vào trong lòng bàn tay ta đây. Tên thầy thuốc liền khoét một tròng con mắt, đặt vào bàn tay thái tử. Khi đó, thái tử lập nguyện: -Ta nay đem nhục nhãn này bố thí cho chúng sinh, chẳng cầu được làm Chuyển luân thánh vương, chẳng cầu làm Ma vương, chẳng cầucảnh vui nơinămdụcsắc, thinh, hương, vị, xúc của Phạmvương. Nguyện đem công đức này cầu thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh chân, để ta được đầy đủ mắt trí tuệ, vìvô lượng chúng sinh khắpmười phương làmbậc Đạiyvương, trừ diệt tâm bệnh, thân bệnh cho tấtcả muôn loài, làm con mắt trí tuệ cho họ. Thái tử phát nguyệnrồi, cầm tròng mắt đặt lên chiếc án kề bên. Thái tử nói tiếp: -Đúng như sở nguyệncủa tâm ta, thì tấtcả chúng sinh đều được lành bệnh. Phụ vương và mẫuhậu thấycảnh như thế, liền ngã xỉu, chết giấc, giây lâu mớitỉnh. Chư hầu, thần dân đềucất tiếng kêu khóc thảm thiết cảm động đến đất trời, có ngườitựđánh đập vào thân mình, hoặc có người hôn mê, chết giấc. Ngay lúc tên thầy thuốccầm dao khoét tròng mắtcủa thái tử, thì khắp cõi Tam thiên đại thiên chấn động dữ dội, tấtcả chư Thiên trong ba cõi đều giáng hạ, thấyBồ-tát vì chúng sinh mà tự khoét mắt cùng chích máu mình, nên vô số chư Thiên tấtcả đều buồn khóc, nướcmắt tuôn rơi như trậnmưalớn. Trời Đế Thích bèn đến trướcmặt thái tử thưa: -Lòng từ bi của thái tử hôm nay, vì chúng sinh nên không tiếc thân mạng, khoét mắtlấy nhục nhãn. Sựđau khổ như vậy thật là khó làm. Vậy thái tửđem việc làm công đức đó nhằmcầu nguyện những gì? Phải chăng là cầu Thiên đế, Mavương, Phạmvương, Vương tử hay cầu nguyện những gì khác chăng? Thái tửđáp: -Ta chẳng cầu ngôi vị Chuyển luân thánh vương, Thiên đế, Ma vương, Phạmvương, chẳng cầucảnh vui nơinămdụcsắc, thanh, hương, vị, xúc trong ba cõi, chỉđem công đức này cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân. Vì tấtcả chúng sinh làm bậc Đạiyvương, trừ tâm bệnh, thân bệnh cho tấtcả muôn loài, làm con mắt trí tuệ dẫndắt, để tấtcả chúng sinh đều lìa tai họa sinh tử. Trời Đế Thích cùng tấtcả chư Thiên đồng ca ngợi: -Lành thay! Lành thay! Hếtsức to lớn, khó có gìsánh bằng! Như sở nguyện ấy, chẳng bao lâu tấtsẽ thành Phật. Trời Đế Thích bèn lấy tròng mắt đặtlạinơi con mắt đãbị khoét, tức khắcmắt thái tử bình phục như xưa, lại sáng đẹpgấpbộilần con mắtcũ. Vô lượng chư Thiên dùng hoa trờirải trên người thái tử, không ai là không vui mừng. Phụ vương, mẫuhậu, cùng thể nữ và các tiểuvương, thần dân đều vô cùng vui mừng, hớnhở. Trời Đế Thích lại sai đạitướng quân Tỳ-ba-đan-ma đuổi các loài quỷ gây bệnh trở về tận biểncả.Mọi ngườibị bệnh đều khỏi. Trời Đế Thích liềnmưa các thức ănuống, kế đếnmưa lúa gạo, rồimưay phục, rồi tiếpmưabảy báu. Tấtcả bệnh nhân đều được lành mạnh, mọi người no đủ, không ai bịđói khát, dân chúng vui mừng, quốc gia hưng thịnh. Sau đó vài năm, vua chabăng hà, thái tử lên ngôi hoàng đế ngự tại chánh cung, bảy thứ quý báu tự nhiên hiện đến, làm vị Chuyển luân thánh vương trị vì bốn châu thiên hạ, không một ai là chẳng nhờ ân. Công đứccủa việc làm ấy đời hiệntại đã được phước báo như vậy. Đức Phậtbảo các vị Tỳ-kheo: -Thái tử Tự Tại Thiên lúc ấy là thân Ta ngày nay, phụ vương Phạm thiên nay là phụ vương Bạch Tịnh, mẫuhậu nay là mẫuhậu Ma-da, mẹ của Ta, tên thầy thuốc khoét mắt Ta nay là Điều-đạt, dân chúng cõi Diêm-phù-đề thời đó là dân chúng hai nướcTỳ-xá-ly và Ma-kiệt-đà. Ta lúc ấycũng trừ hoạnnạn, bệnh tật, đói khát cho muôn dân. Ta nay cũng tận trừ tâm bệnh, thân bệnh cho chúng sinh, cũng khiến cho chúng sinh đượcmắt trí tuệ,lập nguyện, chứng đạo. Bồ-tát làm việcbố thí siêng năng khổ nhọc hoàn toàn không chấp tướng như thế. Bấy giờ, các vị Tỳ-kheo nghe lời Đức Phậtdạy, đều hoan hỷ lễ Phật. ** * Nghe như Vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở tại khu lâm viên Kỳ-đàcấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ. Đức Phật cùng một ngàn hai trămnămmươivị Sa-môn sắp vào thành khất thực. Khi Đức Phậtsắp vào thành, có năm trămvị trời phóng làn gió thơm thổi trên mặt các đạilộ và những đường hẻm trong thôn xóm, nên tấtcả đều đượcsạch sẽ. Những nơibấttịnh, nhơ nhớp, phân uế hôi thối đềutự nhiên vùi lấp vào lòng đất, tấtcả đường sá đều thoáng sạch. Năm trămvị trời tuôn mưabằng những giọtnước thơm, nên mọi đường sálớn nhỏ đều được thấm ướt, cùng tung rải các hoa trời. Nhà vua, thần dân thấy điềm lành này, biết là Đức Phậtsắp đến,nên mọi người đềubỏ các công việc của mình đang làm, cùng nhau chạy nhanh đến nghênh đón Đức Thế Tôn. Trong sốdân chúng đến diện kiến Đức Phật, có người quét đường, có ngườirải hoa, có người xông hương, có ngườicởi áo trảinơi đất, có người xõa tóc trải trên mặt đường, mong Đức Phật giẫm trên đó mà đi qua. Có người đem thân nằmrạp trên đất mong được Đức Phậtbước qua trên thân mình, có ngườicầm phướnlọng, có người trỗi nhạc. Mọi người đều chắp tay, nhứt tâm thanh tịnh chiêm ngưỡng Đức Như Lai. Tấtcả chúng sinh, mỗi người đều đem mỗi thứ để cúng dường Đức Thế Tôn. Khi ấycó một người dòng Bà-la-môn quá nghèo, không có hoa hương để cúng dường Đức Điều Ngự,tự lấy làm buồn, dù đã nghĩ đủ cả trăm phương, chỉ còn một việc là nhứt tâm tịnh ý chiêm ngưỡng mà thôi! Liền thể hiện rõ oai nghi nghiêm chỉnh, chí tâm cung kính, vớitấm lòng phấn khởi, chắp tay đứng yên chiêm ngưỡng tôn nhan Như Lai và dùng kệ tán thán Đức Phật: Tôn nhan ánh vàng rực Ba hai tướng tốt hiện Tấtcả hàng chúng sinh Thấy Ngài đều tán thán. Thấy Phật tâm hoan hỷ Ưusầu liềndứtsạch Vượt qua biển sinh tử Cúi đầulễ Từ Tôn. Lúc ấy, Đức Thế Tôn nở nụ cười hân hoan, hào quang nămsắctừ kim khNu phóng ra hàng trăm ngàn sự kỳ diệu. Mỗi đạo hào quang có vô số tia sáng. Trên mỗi tia sáng có hoa sen bằng bảy báu. Trên mỗi hoa sen có Hóa Phật xuất hiện. Ánh sáng tỏa khắpmười phương, dưới đến các địa ngụclớn, trên thì đến cõi trời Ba mươi ba, chiếu khắp các chỗ tốităm trong năm đường, tận cùng các cảnh giới Phật, không mộtnơi nào là không sáng tỏ. Chư Thiên, dân chúng trong Đại thiên thế giới thấy được hào quang của Phật không ai là không vui mừng hớnhở, đềuxả bỏ mọi thứ dụclạc, rời cung điện, cùng nhau hướng về chỗ Đức Phật đang ngự, nghe Phật thuyết pháp mà được độ thoát. Có người thấy được hào quang mà được độ thoát. Hoặc có người nghe Hóa Phật thuyết pháp mà được giải thoát. Hoặc có người thấy ánh hào quang tìm đến chỗ Đức Phật ngự mà được độ thoát. Cánh khảo tra trong vô lượng địa ngục đều đượcdừng nghỉ, các chúng sinh ở đấy sau khi mạng chung đều được sinh về cõi Phật. Tấtcả cầm thú trong cảnh giới súc sinh, tâm lành được khai phát, dùng tâm Từ đốixử với nhau, không còn mang tâm sát hại, sau khi mạng chung cũng được sinh về cõi trời. Trong cảnh Iigạ quỷ,tự nhiên được thức ăn trămvị, không còn một ai lo nghĩ về sựđói khát, nên đều vui mừng hớnhở,lại không có tâm bỏn sẻn,sau khi mạng chung đều được sinh lên cõi trời. Vô lượng chúng sinh bị mù thì lại được thấy. Kẻđiếc thì được nghe, kẻ câm thì nói được. Kẻ tay bị cong vẹo thì co duỗitự nhiên. Kẻ chân què thì đi được. Người tàn tật, mắc trămbệnh đều được lành. Tấtcả cảnh giam cầm, trói buộc trong địa ngục đều được thả ra. Tấtcả đại chúng, chư Thiên, muôn dân trong cõi đại thiên lúc ấy không ai là không hoan hỷ, tâm được thanh tịnh không dấy khởi tham, sân, si. Trong sốnày có người sinh về cõi trời, có người chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, hoặc có người phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh chân, hoặc có người kiên trụ nơi pháp bất thoái chuyển..., số người chứng quả như vậy không thể kể xiết. Hào quang của Đức Thế Tôn chiếu khắpmười phương thế giới, lại quay về, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, rồi nhập vào khoảng giữa hai hàng lông mày. Khi ấy, Tôn giả A-nan sửalại yphục, thể hiện oai nghi, quỳ trước Đức Phật chắp tay, bạch: -Nụ cười hôm nay của Đức Thế Tôn ắt phải có nguyên do, cúi xin Đức Thế Tôn nói rõ nguyên do ấy. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Tôn giả, ông có thấyvị Bà-la-môn ấy chăng? Tôn giả A-nan đáp: -Bạch Đức Thế Tôn, dạ vâng, con có thấy. Đức Phậtbảo: -Người Bà-la-môn này dùng tâm thanh tịnh, làm một bài kệ khen ngợi Phật, nên từ nay cho đếnmười ba kiếpvề sau, bấtcứ sinh vào cõi trời hay cõi người đều được giàu có tự nhiên, thân hình đoan nghiêm, có trí tuệ và tài biện luận, đượcmọi người ca ngợi, chẳng đọa vào ba đường ác vàtámnạn, về sau sẽ thành Bích-chi-phật tên là Hoan Duyệt. Tấtcả chúng hội nghe lời Đức Phật nói, ai nấy đều sinh tâm hoan hỷ, ca ngợi công đứccủa Như Lai. Tôn giả A-nan bạch Phật: -Công đứccủa Như Lai thật không thể nghĩ bàn, một bài kệ ca ngợi Đức Phậtcủa Bà-la-môn ấy đã đạt được công đức không thể lường tính. Công đứccủa Như Lai thật vô cùng to lớn. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Bà-la-môn ấy chẳng phải chỉ mỗi đời nay ca ngợi Ta mà được thiện lợi như vậy. Trong thời quá khứ xa xưa, vua nước Ba-la-nại tên là Bà-ma-đạt-đa. Khi nhà vua đisănbắn, các binh chủng: Tượng binh, mã binh, xa binh... đều theo nhau mở đường vàhộ tống. Sănbắn trong núi đượcmột con voi trắng, thân voi trắng như tuyết, làn da mịn đẹp, dễ thương, mà lại có sáu ngà. Nhà vua đượcbạch tượng lòng rất sung sướng, liền giao cho người dạy voi để luyệntập điều khiển. Lúc ấy, ngườidạy voi dùng cùm xiềng voi vớimột cây gỗ lớn và khóa xiềng lại. Voi buồn khóc rơilệ, trải qua bảy ngày không ănuống. Ngườidạy voi lo sợ voi này không ănuống chẳng bao lâu sẽ chết, liền tâu lên nhà vua: -Bạch tượng săn được không chịu ănuống, buồn khóc rơilệ. Nhà vua nghe tâu liền đến xem voi. Đạivương hỏi voi: -Tại sao ngươi không chịu ăn? Voi nói tiếng người đáp lại: -Tâm tôi lo sầu, cúi xin đạivương giảisầu cho tôi. Đạivương hỏi: -Ngươisầu lo những gì? Bạch tượng nói: -Tôi còn cha mẹ quá già yếu, đilại không được, mà không có người nuôi dưỡng, chỉ có mỗimột mình tôi đi hái thức ăn và mang nướcuống về cho cha mẹ.Nếu tôi cứ bị xiềng ởđây, thì cha mẹ không ai nuôi dưỡng, cả hai sẽ bị chết thôi. Tôi nghĩ vậy mà buồnsầu. Tâu đạivương, nếu như đạivương có lòng Từ bi, xin tha tôi về để nuôi dưỡng cha mẹ, đến ngày cha mẹ mãn phần, tôi sẽ trở lại cung phụng đạivương, chẳng dám trái lờihứa này. Vua nghe bạch tượng nói, lòng buồn bã chẳng vui, liền khen ngợi: -Ngươi tuy là súc sinh mà làm việc con người,ta tuylà con người mà làm việc như súc sinh. Nhà vua bèn quỳ xuống mở xiềng, ralệnh cho voi đi. Bạch tượng trở về nuôi dưỡng cha mẹ suốtmười hai năm, khi cha mẹ mãn phần, liền trở lại cung vua. Nhà vua thấybạch tượng trở lại, lòng càng thêm hoan hỷ,lấy anh lạc, bảy báu trang sức cho bạch tượng. Khi đạivương sắp ra đi thì bạch tượng dẫn đường, nên nhà vua yêu bạch tượng còn hơn thái tử. Trong bầy voi của nhà vua, bạch tượng là con voi có quá trình đặc biệt nhất, nên đặt tên là Tượng Phan. Bấy giờ, có một Bà-la-môn nghèo cùng, muốn đến nhà vua xin bố thí, lạihỏimọi người: -Làm thế nào để nhà vua cho nhiềucủacải? Có ngườibảo: -Nhà vua có con bạch tượng hếtsức yêu quý, nếu ông có thể ca ngợi bạch tượng ấy, mới có thể xin được nhiềucủacải. Bà-la-môn liền theo dõi, đợi khi nhà vua đi ra, đứng sẵn bên vệ đường, cất tiếng khen ngợibạch tượng: Thân ngươi đẹp vô cùng Giống như voi Đế Thích Đầy đủ sắctướng voi Phước đức cao vòi vọi. Màu sắc không ai bằng Giống như làn tuyết trắng Hình dung khó bì kịp Đặc biệt khó nghĩ lường. Quốcvương nghe kệ ca ngợibạch tượng, lòng rất đỗi vui mừng, liền thưởng cho Bà-la-môn năm trăm tiền vàng. Bà-la-môn trở nên giàu có. Đức Phậtbảo Tôn giả A-nan: -Tượng Phan thời đó là thân Ta ngày nay. Bà-la-môn kia nay là người Bà-la-môn này. Khi ấy, Bà-la-môn khen ngợi Ta, đượclợi ích và nhờ Ta giúp cho khỏicảnh nghèo cùng. Nay Ta thành Phật, mà Bà-la¬môn lại tán thán Ta nên được phước báo không thể lượng tính, vì nhân duyên này, được Ta cứuvớt thoát nạn sinh tử. Tôn giả A-nan bèn ở trước Phật, quỳ mọpbạch: -Như có người dùng bài kệ bốn câu tán thán Đức Như Lai, sẽ được phước báo về công đức như thê nào? Đức Phật nói: -Giả sử có trăm, ngàn, vạn, ức, vô số chúng sinh đều được thân người, đều thành tựu đạo quả Bích-chi-phật. Ví như có người cúng dường: áo mền, thực phẩm, thuốc men, giường nằm, chănnệm. Cho những Bích-chi-phật ấy trong một trămnăm, thì người này có công đức nhiều chăng? Tôn giả A-nan đáp: -Rất nhiều! Rất nhiều! Không thể nào tính toán được! Đức Phậtlại nói: -Nếu có người dùng bài kệ bốn câu, đem tâm hoan hỷ ca ngợi Đức Như Lai, thì được công đứchơn phước đứccủa người cúng dường những vị Bích-chi-phật kia gấp trăm ngàn vạnlần, gấp ức ức vô số lần không thể dùng ví dụ. Tôn giả A-nan và tấtcả đại chúng nghe lời Đức Phậtdạy, đềuhếtsức vui mừng, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, đầumặt sát đất đảnh lễ. ** * Nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phậtdừng chân nơimột tinh xá thuộcnước Ba-la¬nại. Theo đúng pháp của chư Phật, ngày đêmba thời dùng mắtcủaBậc Chánh Giác quan sát chúng sinh, xem người nào có thể độ được, liền đến độ. Lúc ấy, có quan Thừatướng thuộc dòng Bà-la-môn, là người giúp việc cho vua Ba-Ia-nại, vừamớilập gia đình, nên ông ta rất yêu chuộng vợ. Ngườivợ thưavới Thừatướng: -Xin lang quân cho thiếpmột điều. Quan Thừatướng đáp: -Muốn những gìcứ tùy ý nàng. Ngườivợ liền thưa: -Xin lang quân cho phép thiếptổ chức cúng dường Đức Phật và chư vị Tỳ-kheo Tăng, tự tay rót nước và nghe Đức Phật thuyết pháp. Thừatướng liền đồng ý và nói: -Ta sẽ thuận theo những gì nàng mong muốn. Lúc ấy, Đức Thế Tôn biết đượcvợ chồng quan Thừatướng là người đáng độ, nên tờ mờ sáng hôm sau, Ngài đắp y, mang bát đến thẳng nhà vợ chồng quan Thừatướng. Vợ chồng quan Thừatướng nghe Đức Phật đã đến ngoài ngõ, nên hếtsức vui mừng, liền ra tậnnơi cung nghinh, đảnh lễ đầumặt sát đất, rồi thiết trí tòa ngồi, thỉnh Đức Phật thăng tòa, vợ chồng Thừatướng dâng cúng thức ăn đặc biệt tinh khiết, ngon ngọt. Khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, vợ chồng tự tay cầm bình rót nước để Thế Tôn rửa tay, súc miệng. Xong xuôi, Đức Phật vì vợ chồng Thừatướng mà thuyết pháp. Đức Phật tán thán công đứcbố thí, trì giớisẽ sinh lên cõi trời hay cõi người, tự nhiên hưởng cảnh giàu có, tôn vinh, phú quý, an lạc vô cùng. Tuy được cao sang, được thỏa chí mong cầu, nhưng không thoát khỏicảnh khổ trong ba đường ác: Cảnh khổ trong địa ngục, như lửa đốt, nước sôi, núi đao, rừng kiếm, lò than, dao cắt, cưasả... đau khổ vô cùng khốc liệt, không sao kể xiết. Cảnh khổ trong ngạ quỷ, như thân hình tiềutụy, bụng lớn, cổ nhỏ như cây kim, tấtcả lóng đốt trong thân luôn đau nhức rã rờidường như lửa đốt. Trải qua trăm ngàn vạnnăm, không nghe danh từ cơm ăn, nước uống, đói khát khổ sở không thể nào diễntả. Lại như sựđau khổ trong loài súc sinh, vớicảnh tương tàn ăn nuốt sát hạilẫn nhau cửa các loài cọp, sói, sư tử, mãng xà, rắn độc,bò cạp... Tâm độc ác của chúng sinh trong ba đường dữ luôn dấy khởi mãnh liệt, không có mảy may tâm thiện, nên phải chịu xoay vần mãi trong cảnh khổđau xấu ác không có thờikỳ ra khỏi. Chỉ có điều duy nhấtlà xả bỏ ái dục, suytư về chân lý, như vậymới có thể lìa được các khổ não! Thọ thân trong ba cõi đều nhậnlấy khổ báo. Tấtcả khổ báo đềutừ Tập đế phát sinh. Tập là do các cấu nhiễmái dụccủa ba độc, quả báo của các hành nghiệp, lại sinh ra các khổ.Nếudứthẳn ba độc, tiêu diệt các dục thì không có các hành nghiệp. Các hành nghiệp đã diệt thì không thọ thân căn. Thân căn đã không thì các khổ liền diệt. Muốn diệtsạch sự ràng buộccủa các hành nghiệp, điều duy nhất là phảitư duy thực hiện pháp Bát chánh đạo. Đức Phật vì Thừatướng và phu nhân thuyết pháp như vậy. Vợ chồng Thừatướng vô cùng vui mừng, ngộ được pháp Tứ thánh đế, nên ở ngay trước Phật chứng quả Tu-đà-hoàn. Khi chứng đạo quả rồi, vợ chồng xem gia đình như lao ngục, thấyái dục như lửa đốt, nên chẳng màng ân ái, quỳ mọp trước Phật xin làm Sa-môn. Đức Phật thâu nhận, tức thì hai người râu tóc tự rụng, pháp y đắp vào thân, người chồng thành Tỳ-kheo, ngườivợ thành Tỳ-kheo-ni, đều theo hầu Đức Phật trở về tinh xá. Khi về đến tinh xá, Đức Phậtlại vì hai người thuyết giảng về ba mươibảy phẩm trợ đạo và các pháp thiền định tam-muội. Hai ngườitư duy, tâm trí khai ngộ,dứthẳn các dục, đều thành bậc A-la-hán, đủ sáu phép thần thông diệudụng. Lúc ấy, chư Tỳ-kheo cùng tán dương thầnlực trí tuệ của Như Lai, đồng thời ca ngợi hai vị A-la-hán là những người có nhân duyên quá đặc biệt. Người chồng hiệnhưởng địavị cao sang, lạibỏ cảnh phú quý, bổng lộc vinh hiển, còn ngườivợđang tuổi thanh xuân mà lìa bỏ được dụclạc. Việccủa hai ngườirất khó làm, không ai sánh kịp. Đức Phậtbảo đại chúng Tỳ-kheo: -Hai vị A-la-hán này vào thời quá khứ cũng đã phát tâm lành, cho đến ngày nay tâm lành ấycũng vậy. Đức Phậtlại nói: -Vào thời quá khứ xa xưa cách đâyvô lượng kiếp, vua Ba-la-ma-đạt nước Ba-la-nại có vị Thừatướng tên là Tỳ-đậu-lê, là người nhân từ, thông minh họcrộng, không gì là không thông đạt, luôn đem mười điều lành giáo hóa dân chúng, từ vua cho đếnmọi người không ai là không họctập, nhà vua rất kính mến. Khi ấy, trong biển có vị Long vương tên là Ba-lưu-ni, Long vương có một phu nhân tên là Ma-na-tư được vua hếtsức yêu quý. Một hôm, Long vương sắp lên cung trời Đế Thích để dự đạihội, nên đem phu nhân giao cho năm trăm thể nữở trong cung chăm sóc, không được vì một lý do gì quấy nhiễu xúc phạm, khiến tâm phu nhân không được vui vẻ. Sau khi Long vương đirồi, phu nhân ở nhà tĩnh tọa, tư duy về việc làm nơi đời quá khứ của mình. Bà nghĩ nhớ về đời trướccủa mình, khi làm thân người do hủy phạm giớicấm, nay phảibị đọa trong loài rồng, tức thời chẳng vui, buồn khóc lệ trào. Đám tỳ nữ hầucận thấylịnh bà chẳng vui, cùng nhau thưahỏi: -Vì cớ gì lịnh bà không vui? Phu nhân đáp: -Ta nhớ lại đời quá khứ của mình, vốn khi làm người, mặc tình phạm giớicấm nên nay phải làm thân rồng, thọ lấy hình dáng xấu ác này, do đó mà chẳng vui. Phu nhân lạihỏi các tỳ nữ: -Các ngươi có biết làm cách nào để thoát khỏi thân rồng, được sinh lên cõi trời không? Các tỳ nữ tâu: -Đem thân rồng chứa đầysự xấu ác này để cầu sinh lên cõi trời là điềurất khó. Cầu sinh làm thân người còn không thể được huống hồ là sinh vào cõi trời! Trong số này, có mộttỳ nữ thưa: -Con từng nghe vua Ba-la-ma-đạt cõi Diêm-phù-đề có một Thừa tướng, là ngườihếtsức nhân từ, trí tuệ vô song, tấtcả kinh điển không loại nào là không am hiểu, ông hiểutấtcả các pháp sinh trong năm cõi, nhân, thiên... ông đem năm giới, mười điều thiện giáo hóa mọi người. Vậy có thể đến đóhỏi ông ta, mới biết làm thế nào để thoát khỏi thân rồng và thực hiện những pháp gì để được sinh lên cõi trời. Khi Long vương trở về, thấy dung nhan của phu nhân không được vui, liềnhỏi: -Vì cớ gì hậu không được vui? Phu nhân đáp: -Hậu nghe tại cõi Diêm-phù-đề, vua Ba-la-ma-đạtnước Ba-la-nại có quan Thừatướng tên là Tỳ-đậu-lê, là ngườihếtsức nhân từ, thương xót chúng sinh, trí tuệ tuyệtvời, tấtcả kinh điển không một loại nào là không thông suốt. Hậu muốn được trái tim ông ấy để ăn, muốn được máu ông ấy để uống. Nếubắt được ông ấy thì nỗi buồncủahậumới khuây khỏa. Long vương đáp: -Khanh chớ có phiền muộn, ta sẽ làm theo ý muốncủa khanh. Long vương có một ngườibạnDạ-xoa chí thân tên là Bất-na-kỳ. Long vương nóivớiDạ-xoa: -Bỗng dưng phu nhân của ta nghe cõi Diêm-phù-đề nước Ba-la-nại, nhà vua có một Thừatướng tên là Tỳ-đậu-lê là người nhân từ, trí tuệ đệ nhất, tấtcả kinh điển không loại nào là không thông suốt. Phu nhân của ta muốn được trái tim và máu của ông ấy để vềănuống, xin bạn niệm tình ta mà bắt cho được ông ấy đến đây. Nói rồi, Long vương liềnlấy hai hạt minh châu trao cho Dạ-xoa. Dạ-xoa liền nhậnlời, cấthạt minh châu, liền đi. Khi Dạ-xoa đến cõi Diêm-phù-đề, hóa làm khách buôn, cầm hai hạt ngọc Ma-na đi vào trong thành Ba-la-nại, khách đi đường hỏi người lái buôn: -Ngườicầm ngọc này muốn bán phải chăng? Người lái buôn đáp: -Ta không bán nó, ta muốn dùng nó trong cuộc vui đỏ đen thôi. Người nghe tức thì vào triều tâu vua: -Bên ngoài có một khách buôn mang theo hai viên ngọc báu muốn trổ tài trong cuộc vui đỏ đen. Nhà vua nghe nói trong lòng rấtmừng, vì luôn tựỷ lạinơi tài cờ bạc của mình, cho rằng nhất định thắng cuộc.Vua ra lệnh cho vào, khách buôn liền vào trong nội cung. Nhà vua hỏi khách buôn: -Trong cuộc đỏ đen, nhà ngươi muốn cá những gì? Dạ-xoa đáp: -Nếu tôi thắng cuộc thì Đạivương đem đại thầnTỳ-đậu-lê giao cho tôi. Còn nếu nhà vua đắc thắng thìhai hạt minh châu này thuộcvề nhà vua. Nhà vua liền đồng ý. Chư quần thầntả hữu cùng nhau can gián. Nhà vua vì tham lợi và ỷ lại vào tài nghệ trong lãnh vựccờ bạccủa mình, nên bảovới quần thần: -Ta nhứt định thắng cuộc, các khanh khỏi phải can ngăn. Liền cùng nhau vào cuộc, kết quả Dạ-xoa đắc thắng, được đại thần Tỳ-đậu-lê. Lúc ấyDạ-xoa tóm lấyTỳ-đậu-lê bay thẳng lên hư không. Nhà vua mấtTỳ-đậu-lê, trong lòng hếtsức ưusầu. Tấtcả quần thần đều tâu: -Nếu nhà vua làm năm việc này sẽ mất ngôi, mấtnước: 1. Hamvui cờ bạc. 2. Ưa thích uống rượư. 3. Say đắmnữ sắc, đammê âmnhạc. 4. Thích đisănbắn. 5. Chẳng nghe lời can gián của trung thần. Làm theo năm việc này thì ngôi vua chẳng giữ được bao lâu. Nói về Dạ-xoa, vác Tỳ-đậu-lê đi đến giữa núi, định giết. Tỳ-đậu-lê hỏiDạ-xoa: -Tại sao giết ta? Dạ-xoa đáp: -Phu nhân của Long vương nghe ông là người nhân từ, thông minh trí tuệ bậc nhất, muốn được máu và trái tim ông để ănuống. Đó là lý do khiến ta giết ông. Tỳ-đậu-lê nói: -Ông ngu si chẳng hiểudụng ý của phu nhân, phu nhân nghe danh ta, muốn được máu ta nghĩa là muốn được nghe giáo pháp của ta. Phu nhân muốn được tim ta nghĩa là muốn được trí tuệ trong tâm ta. Thôi, hai ta đồng đếngặp phu nhân, xem phu nhân cần những gì,ta sẽ cho tấtcả. RồiTỳ-đậu-lê vì Dạ-xoa mà nói pháp: -Người làmác có năm việc: 1. Làm việcbộp chộp, không đắn đo suy nghĩ. 2. Sau khi hành động rồi thường ôm nhiềuhốihận. 3. Nhiều sân hận, không có từ tâm. 4. Tiếng ác đồn xa, mọi người chán ghét không muốn thấymặt. 5. Chếtrồibị đọa vào trong ba đường ác. -Người làm việc thiện có năm điềutốt. Năm thứđó là những gì? 1. Trước khi làm một việc gì phải suy nghĩ chín chắn, có đường lối hẳn hoi, không vội vãhấptấp, nên về sau khỏihốihận. 一. Giàu lòng Từ bi, không manh tâm làm hại người. 一. Tiếng tốt đượclưu truyền khắpnơi. 一. Đượcmọi người ái kính, xem như bậc cha mẹ,sư trưởng. 一. 5. Sau khi chết được sinh lên trời hay trong nhân gian đượchưởng mọicảnh an lạc. Dạ-xoa nghe những lời giảng giải như vậy, tâm trí liền được khai ngộ, đảnh lễ đầumặt sát chân Tỳ-đậu-lê, cầu xin Tỳ-đậu-lê nhậnsự sám hối. Tỳ-đậu-lê vì Dạ-xoa nói mười pháp lành để được sinh lên cõi trời. Dạ-xoa nghe pháp, lòng vui mừng hớnhở vâng làm. Dạ-xoa liền đưaTỳ-đậu-lê đến Long cung. Phu nhân thây Tỳ-đậu-lê thì vô cùng hoan hỷ, đầumặt đảnh lễ sát đất, cúi đầu quy mạng, rồi trần thiếtbảotọa, dâng cúng mỹ vị trăm món. Khi ấy, Tỳ-đậu-lê vì Long vương và phu nhân giảng nóivề pháp nhân quả họa phước trong năm đường: -Giữ thân không làm ba điều ác: . Đem lòng Từ bi thương xót chúng sinh, không làm điềutổnhại. . Trừ bỏ lòng tham lam bỏnsẻn, làm những việc nghĩa giúp đỡ lẫn nhau, không sinh tâm trộmcắp. . Quán sự dâm dạc là nhơ nhớp, đemtâmlìa nữ sắc, sống cuộc đời trong sạch, không dâm dục. -Giữ miệng không làm bôn điều ác: .Lời nói luôn luôn thành thật, không dối trá. . Thường nói lờimềmmỏng, không nói lời thô lỗ,cộccằn. . Không nó lời gây kiệntụng, bè phái, hòa giải đượcmọi tranh chấp. .Lời nói phải thành thật, không nên trau chuốt, dốigạt. -Giữ ý không làm ba điều ác: . Tâm thường từ bi nhẫn nhục, không khởi sân hận. . Thấy người thành công tốt đẹp ta mừng cho họ, không có tâm ganh tỵ. .Một lòng sùng kính Tam bảo cho đến giới luật, hiểu rõ tội phước, không hồ nghi. Thực hành đầy đủ mười điều lành này, không hủy phạm, liền được sinh lên cõi trời, cung điệnbằng bảy báu, mọi nhu cầu tùy theo ý muốn được có tự nhiên. Giữ đủ năm việc: Không sát sinh, không trộmcướp, không tà dâm, không nói dối vàdứthẳnrượu chè không được say sưa, sẽ được sinh trong loài người, thuộc dòng hoàng gia hay nhà trưởng giả, địavị cao sang, giàu có sung sướng vô cùng. Không có tâm Từ, giếthại chúng sinh, cướp đoạtcủa người, trộm cướp làm điều trái phép, tư thông vợ người, đammê ái dục vô độ, nói lời không thật,nói lời hai chiều, nóilời thô ác, mắng nhiếc người ta, sân hận ganh ghét, không hiếu thuậnvới cha mẹ, không tin Tam bảo, bỏ chánh theo tà..., ai làm những điều ác này, sau khi chếtsẽ bị đọa vào địa ngục, bị thiêu đốt đánh đập, vạnsự độc ác, trải qua bao nhiêu sựđau khổ không thể nào kể xiết. Mắcnợ chẳng đền, được vay không trả, không tin nhân quả, kiêu mạntự đại, hủy báng Tam bảo..., chết đọa làm loài súc sinh như ngựa, lạc đà, heo, dê, chó, sư tử,hổ, sói, rắn độc,bò cạp, kỳđà..., cho đến các loài cầm thú khác. Tâm chúng hếtsức độc ác, giếthạilẫn nhau, xoay vần chịu khổ không có thờikỳ ra khỏi. Tham lam, bỏnsẻn, ganh ghét, không chịubố thí, không dám ăn mặc, không tin Tam bảo..., bị lửabỏnsẻn đốt cháy, chết đọa làm ngạ quỷ, thân hình tiềutụy, lóng đốt rã rời, toàn thân như lửa nung, trăm ngàn vạn năm không có lúc nào xen hở, ngày đêm đói khát, hoàn toàn chưatừng nghe danh từ cơm ăn, nước-uống. Chỉ thực hiệnmười điều lành, giữ thân, khNu, ý thì luôn luôn được sinh lên trờihưởng diệulạc vô cùng. Lúc ấy Long vương, phu nhân và tấtcả loài rồng đều kinh sợ dựng chân lông. Tấtcả đều vâng thọ mười điều lành, giữ thân, khNu, ý, thọ bát quan trai một cách hoan hỷ. Đang khi ấybỗng có chim đại bàng cánh vàng muốn đến ăn thịt loài rồng, dùng hết thầnlực mà không tớigần được. Tấtcả loài rồng vui mừng vô cùng, vì thấy điều chưatừng có. Long vương, phu nhân, tấtcả loài rồng trong biểncả cùng tấtcả quỷ Dạ-xoa đều tu theo pháp Thập thiện, không ai là không hoan hỷ cúi đầu đảnh lễ Tỳ-đậu-lê. Long vương liềnhỏiTỳ-đậu-lê: -Đạisư muốn trở về Diêm-phù-đề không? Tỳ-đậu-lê đáp: -Muốnvề. Long vương bèn đem hương chiên-đàn, ngọc Ma-ni và các vật quý báu khác dâng cúng cho Bồ-tát. Phu nhân, thể nữ,tấtcả rồng vàcác quỷ Dạ-xoa đều đem ngọc ngà quý báu lạ thường, dâng lên cho Tỳ-đậu-lê, rồi cùng tiễn đưa trở về cho đếntậnnước Ba-la-nạimới cúi đầu hoan hỷ từ biệt. Loài rồng và cácquỷ Dạ-xoa ở trong biểnlớn, tâm độc ác đều được tiêu diệt, sau khi chết đều được sinh lên cõi trời. Vua Ba-la-ma-đạt và chư vị quần thần cùng tấtcả dân chúng thây Tỳ-đậu-lê trở về trong lòng rất đổi vui mừng, đầumặt sát đất đảnh lễ hỏi han cớ sự?Tỳ-đậu-lê trình bày đầy đủ đầu đuôi sự việcvới nhà vua. Đại vương và thần dân không ai là không hoan hỷ, ca ngợi điều chưatừng có. Tỳ-đậu-lê lại đem ngọc Ma-ni treo trên đầu cây phướn, chí tâmcầu nguyện, tức thời khắp trong cõi Diêm-phù-đề trờimưabằng bảy báu, áo mền, các thức ănuống... Vô lượng dân chúng quần thần đều được giàu có, an lạc. Bấy giờ, vua trời Đế Thích, vua cõi người, Long vương nơi đạihải và vua Đại bàng cánh vàng Ca-lưu đềuxả bỏ dụclạc, vào nơi thâm sơn đầmvắng ăn chay tọa thiền, tự kiềm chế thân tâm, mỗi người đềutự nói mình đạt được phước đức nhiều nhất. Vua cõi trờitự nói: -Ta xả bỏ dụclạc trên cõi trời, ngày nay đếnnơi đây giữ gìn thân khNu ý, ta được phước đức nhiều. Vua cõi ngườilại nói: -Ta xả bỏ các thứ vui về nămdục trong cung điện, đếnnơi đây thu nhiếp thân ngữ ý, ta được phước đức nhiều. Long vương lại nói: -Ta xả bỏ các thứ dụclạcnơi cung điệnbảy báu trong biểncả, nay đến chốn này chế ngự thân ngữ ý, ta được phước đức nhiều. Vua Đại bàng cánh vàng cũng nói: -Long vương này là món ăncủa ta, ta nay trì trai giữ thân ngữ ý, không còn tâm làm tổnhại, cho đến không còn ăn thịt, ta được phước đức nhiều. Lúc ấy, bốn vua tự than rằng chưa thể quyết định vị nào được phước đức nhiều, nên cùng nhau bàn: -Phải cùng đếnhỏi Đạisư Tỳ-đậu-lê. Bốnvị liền đến chỗ Tỳ-đậu-lê, đầumặt đảnh lễ sát đất, mỗi người đồng bạch: -Xin Đạisư xem xét ai là người được phước đức nhiều? Bồ-tát đáp: -Các ông hãy dựng bốn cây phướn, một cây màu xanh, một cây màu trắng, một cây màu vàng và một cây màu đỏ. Bốn vua liền vâng lờidựng bốn cây phướn. Bồ-tát lạihỏi; -Cái bóng củabốn cây phướn kia có khác nhau không? Có phái chỉ là một màu chăng? Bốn vua đồng đáp: -Màu sắcmỗi cây phướn khác nhau, nhưng bóng của chúng thì đồng một màu không khác. Bồ-tát nói: -Bốn vua các ông đềuxả bỏ mọi thú vui dụclạccủa mình, đồng đến đây trì giới, giữ gìn thân khNu ý, công đứccủamỗi người đồng đều, không có sai khác, như bốn cây phướn có màu sắc khác nhau, mà bóng của chúng thì cùng một loại không khác. Lúc đóbốnvị vua nghe Bồ-tát nói thế thì tâm ý đều thông tỏ nếnhết sức vui mừng. Vua cõi trời Đế Thích bèn đemáo bằng bông cõi trời cúng dường cho Bồ-tát. Vua cõi người thì đem đủ các loại ngọc quý cúng dường cho Bồ-tát. Long vương trong biểncả thì đem ngọc báu Ma-ni trên búi tóc của mình dâng cúng Bồ-tát. Vua chim Đại bàng cánh vàng thì đem dây thao quân tóc dâng cúng Bồ-tát. Lúc ấy, bốn vua rất hoan hỷ lễ tạ từ biệt. Bấy giờ dân chúng cõi Diêm-phù-đề,rồng cùng Dạ-xoa luôn tu Thập thiện, hễ ai mạng chung đều được sinh lên trời, không ai bị đọa vào ba đường ác. Đức Phậtbảo chư Tỳ-kheo: -Đạisư Tỳ-đậu-lê thời ấy là thân Ta ngày nay. Long vương Ba-lưu¬ni thời ấy nay là quan Thừatướng, phu nhân Ma-na-tư thời ấy nay là vợ quan Thừatướng. Khi xưa làm rồng theo Ta nghe pháp, hoan hỷ ghi nhớ vào lòng, được thoát khỏi thân rồng sinh lên cõi trời. Nay Ta thành Phật, lại theo Ta nghe pháp, tâm sinh hoan hỷ,ý đượctỏ ngộ, liền xuất gia, tư duy theo trí tuệ, đoạn tuyệt các dục, cả hai đều chứng A-la-hán. Trong quá khứ cũng nhờ tâm lành, cho đến ngày nay cũng nhờ nơi tâm lành. Các Tỳ-kheo nghe lời Đức Phật nói, tấtcả đều hoan hỷ cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn. Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 1 của KINH BỒ TÁT BẢN HẠNH. -------------oooo0O0oooo-------------