KINH TÍN LỰC NHẬP ẤN PHÁP MÔN - Bản dịch Việt ngữ số 1 Dịch giả: Thích Nữ Như Phúc (Được xếp vào Đại Chánh Tạng, tập T10 - Kinh số 305 - Tổng cộng kinh này có 5 quyển.) Tôi nghe như vầy: Một thời đức Thế tôn ở nơi cảnh giới của Như Lai đã trú trì, cách đạo tràng vắng lặng không xa, là nơi thành tựu nhiều thiện căn và phước đức của pháp điện Phổ Quang. Nơi bình đẳng bao dung không phân biệt, Nơi đầy đủ vô lượng công đức. Nơi làm bằng Kim cang bền chắc. Nơi ổn định bền vững không thể hoại diệt. Nơi trang nghiêm bằng những loại hoa và tất cả ngọc ngà châu báu. Nơi trang nghiêm bằng những châu báu rực rỡ, sáng ngời, không còn những nhơ bẩn. Nơi thị hiện của ngọc báu lớn Bảo hải, có vô lượng ánh sáng vĩ đại. Nơi sanh ra ngọc báu và mưa lưới báu như ý không cùng tận. Nơi trang nghiêm bằng cành cây ngọc và những loại hoa xoay vòng như bánh xe. Nơi xen lẫn lưới ngọc báu và tất cả hoa thơm. Nơi thể hiện sự phấn tấn trụ trì của chư Phật đối với tất cả chúng sanh. Nơi tốt đẹp nhất trong các thế giới. Nơi phát sanh tất cả ngọc vô cấu, có năng lực thị hiện trang nghiêm khắp thế giới chư Phật. Đạo tràng trang nghiêm, vắng lặng là nơi tích tụ, tăng trưởng và có tính chất phát sanh ngọc báu Đại tỳ lưu ly. Nơi có lan can bằng như ý bảo vương. Nơi dùng trân châu báu như ý làm lưới trang nghiêm. Nơi dựng lên phan lọng phước báu và những loại linh báu xen lẫn trang nghiêm. Nơi dùng Ưu trà già kiên cố chiên đàn trải trên đất. Nơi được che phủ bằng lưới Tự tại như ý bảo vương. Nơi được giăng bằng lưới cây ngọc báu chúa Đại hải trụ trì thanh tịnh trang nghiêm Phổ Quang. Nơi đặt bàn đẹp bằng ngọc báu chúa Sư tử mao. Nơi trang nghiêm lầu gác và các loại cửa bằng ngọc báu chúa Sư tử tòa tràng. Nơi trang hoàng tràng phan bảo cái bằng những loại châu báu tốt đẹp. Nơi tập hợp những loại hoa tươi đẹp nhất cõi nhân thiên, như hoa: Mạn đà la, Ma ha mạn đà la, Mạn thù sa, Ma ha mạn thù sa, Uất già, Ma ha Uất già, Chất ca la, Ma ha Chất ca la, Tu ma na, Bà sư ca, Đa la ni, Bà la vệ đa la ni, Cực diệu hương, Đà sư ca ly ca, Thiên tu ma na, Ưu bát la, Ba đầu ma, Câu vật đầu, Phân đà lợi... Các loại hoa trang nghiêm nơi tòa sư tử không bị sự trở ngại nào. Nơi trú xứ này, đức Thế tôn thanh tịnh, trí tuệ tốt đẹp, được thành tựu viên mãn hạnh vô nhị, đạt đến các pháp cứu cánh vô tướng, y nơi sự hành đạo của chư Phật mà hành đạo, được nơi bình đẳng của tất cả chư Phật. Đạt đến nơi hoàn toàn không chướng ngại, đắc pháp luân bất thối chuyển, được đến cảnh giới không thể hàng phục, được chỗ sai biệt bất tư nghì, được bình đẳng ba đời, được sự không chướng ngại thời quá khứ, tương lai của các thế gian, được trí vô ngại tất cả pháp, được trí viên mãn tất cả hạnh, được trí vô ngại đối với tất cả chư Như Lai, được pháp thân vô phân biệt, đạt đến tận cùng cảnh giới của Phật, đạt đến cứu cánh giải thoát vô ngại không khác biệt của chư Phật Như Lai, đạt đến địa vị Phật bình đẳng không thiên lệch, đạt đến tự nhiên trí của chư Phật rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, không có bờ bến và tất cả nghiệp của chư Phật Như Lai đã tạo tác không ngưng nghỉ. Có thể chuyển pháp luân bất thối tận cùng tất cả kiếp đời vị lai và có thể thị hiện kho tàng trang nghiêm trí vô chướng ngại. Đạt đến sự nương tựa nhất thiết trí và nhất thiết chủng không có sai khác. Nơi mười phương thế giới trong tất cả thời gian đều thị hiện từ nơi trời Đâu Suất hạ sanh, rồi xuất gia thực hành khổ hạnh, đến đạo tràng chinh phục giặc ma, chứng đại Bồ-đề, chuyển bánh xe pháp, thị hiện Niết-bàn, trụ trì pháp Phật. Cho đến lúc pháp diệt, khéo thị hiện cùng bất khả thuyết ức na do tha trăm ngàn vạn các vị đại Bồ tát số nhiều như vi trần tập họp nơi mười cõi Phật. Tất cả các vị đại Bồ tát đó đều chứng đắc Thủ lăng nghiêm định phấn tấn tam muội và được thành tựu vô lượng pháp hạnh khởi đà la ni môn. Thế giới không có Phật, khéo thị hiện vô lượng chư Phật, có thể làm thanh tịnh các thế giới nhiễm ô. Có vô lượng vô số trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Thích đề hoàn nhơn, Đại phạm thiên vương, Hộ thế tứ vương, nhân và phi nhân... Bấy giờ, đại Bồ tát Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục tề chỉnh, gối phải sát đất, chấp tay hướng về đức Phật, thưa: - Bạch đức Thế tôn! Cúi xin Ngài vì các đại Bồ tát mà dạy pháp địa thanh tịnh thứ nhất để họ đạt được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Đức Phật bảo đại Bồ tát Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử: - Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp làm cho thanh tịnh hoan hỷ địa thứ nhất để được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm một vị, thế nên sanh tâm an ổn. Vì làm cho người khác trụ nơi tâm một vị nên khởi tâm an ổn. Gọi tâm một vị nghĩa là chánh tâm. Gọi chánh tâm nghĩa là tin thiện căn thù thắng mỗi mỗi khác nên không sai khác. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ tâm tăng thượng nên sanh tâm an ổn. Vì làm cho người khác trụ tâm tăng thượng nên khởi tâm an ổn. Gọi tâm tăng thượng nghĩa là trực tâm. Gọi trực tâm nghĩa là có thể giữ sự thắng tấn hạnh lớn rốt ráo của chư Phật Như Lai, nên quán các pháp. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm cung kính nên sanh tâm an ổn. Vì làm cho người khác trụ nơi tâm cung kính nên khởi tâm an ổn. Gọi tâm cung kính nghĩa là chánh tín. Gọi chánh tín nghĩa là tin nghiệp căn bản của bát-nhã. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm hoan hỷ nên sanh tâm an ổn. Vì làm cho người khác trụ nơi tâm hoan hỷ nên khởi tâm an ổn. Tâm hoan hỷ nghĩa là thân tâm hoàn toàn vắng lặng. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nghiệp ma và nghiệp Phật mà trí không sai khác nên sanh tâm an ổn. Vì làm cho người khác trụ nơi nghiệp ma và nghiệp Phật mà trí không sai khác nên khởi tâm an ổn. Nghiệp ma và nghiệp Phật nghĩa là có thể sanh khởi tất cả các tà kiến điên đảo. Từ nơi các tà kiến sanh khởi nghiệp ma, nên các nghiệp ma này cùng nghiệp Phật địa không có sai khác. Vì sao? - Vì nghiệp ma và nghiệp Phật địa không có sai khác. Vì thể của nghiệp ma tức là thể của nghiệp Phật địa cho nên không khác nhau. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này thì có thể thanh tịnh, hoan hỷ địa thứ nhất và được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi không tà kiến không sai biệt, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không tà kiến không sai biệt nên sanh tâm an ổn. Trí không tà kiến không sai biệt nghĩa là thể của tà kiến tức thể của trí Không. Sự tạo tác tà kiến tức sự tạo tác của trí Không. Vì sao? - Vì sự tạo tác của trí Không chẳng khác sự tạo tác của tà kiến. Sự tạo tác của tà kiến chẳng khác sự tạo tác của trí Không. Vì thể của trí Không chẳng khác thể của tà kiến. Thể của tà kiến chẳng khác thể của trí Không. Tức thể của tà kiến và sự tạo tác tà kiến là không, nên trí Không nương vào thể tà kiến và sự tạo tác tà kiến kia. Vì tất cả pháp Không không thủ không xả khác nhau. 2/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sai biệt không khác với không sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí sai biệt không khác với không sai biệt nên sanh tâm an ổn. Trí sai biệt không khác với không sai biệt, nghĩa là thể sai biệt tức thể không sai biệt. Vì sao? - Vì thể không sai biệt chẳng khác thể sai biệt. Thể sai biệt chẳng khác thể không sai biệt. Tức thể sai biệt vì không sai biệt nương vào thể sai biệt và trí không sai biệt nên tất cả pháp vô sai biệt. 3/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tăng thượng không khác với không tăng thượng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tăng thượng không khác với không tăng thượng nên phát khởi tâm an ổn. Trí tăng thượng không khác với không tăng thượng, nghĩa là thể tăng thượng tức thể không tăng thượng. Vì sao? - Vì thể không tăng thượng chẳng khác thể tăng thượng. Thể tăng thượng chẳng khác thể không tăng thượng. Tức thể tăng thượng, không tăng thượng nương vào trí không tăng thượng và thể tăng thượng kia, vì tất cả pháp không tăng thượng. 4/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã đợc trí trụ nơi điên đảo không khác với không điên đảo nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí điên đảo không khác với không điên đảo nên phát khởi tâm an ổn. Trí điên đảo không khác với không điên đảo nghĩa là thể điên đảo tức thể không điên đảo. Vì sao? - Vì thể không điên đảo chẳng khác thể điên đảo. Thể điên đảo chẳng khác thể không điên đảo, tức thể điên đảo không điên đảo nên nương vào trí không điên đảo và thể điên đảo kia, vì tất cả pháp không điên đảo. 5/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thủ xả không khác với không thủ không xả nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí thủ xả không khác với không thủ không xả nên phát khởi tâm an ổn. Trí thủ xả không khác với không thủ không xả, nghĩa là thể của thủ xả tức thể của không thủ không xả. Vì sao? - Vì thể không thủ không xả chẳng khác thể thủ xả. Thể của thủ xả chẳng khác thể của không thủ không xả, tức thể của thủ xả và không thủ không xả nương vào trí không thủ không xả và thể của thủ xả kia, nên tất cả pháp không thủ không xả. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này thì có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được nhiều an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi hữu vi, không khác với vô vi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí hữu vi không khác với vô vi nên phát khởi tâm an ổn. Trí hữu vi không khác với vô vi, nghĩa là thể của hữu vi tức thể của vô vi. Vì sao? - Vì thể của vô vi chẳng khác thể của hữu vi. Thể của hữu vi chẳng khác thể của vô vi. Tức thể của hữu vi là vô vi nương vào trí vô vi và thể của hữu vi kia, nên tất cả pháp vô vi. Vì sự là không sai biệt. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sự, không khác với vô sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí sự, không khác với vô sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí sự không khác với vô sự, nghĩa là thể của sự tức thể của vô sự. Vì sao? - Vì thể của vô sự chẳng khác thể của sự. Thể của sự chẳng khác thể của vô sự. Vì thể của sự tức là vô sự, nương vào trí vô sự và thể của vô sự, nên tất cả pháp vô sự. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi y chỉ, không khác với không y chỉ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí y chỉ không khác với không y chỉ nên phát khởi tâm an ổn. Trí y chỉ không khác với không y chỉ, nghĩa là thể của y chỉ tức thể của không y chỉ. Vì sao? - Vì thể không y chỉ chẳng khác thể y chỉ. Thể y chỉ chẳng khác thể không y chỉ. Tức thể y chỉ và y chỉ nương vào trí không y chỉ và thể y chỉ kia, nên tất cả pháp không y chỉ. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi quán không, khác với không quán nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí quán không khác với không quán nên phát khởi tâm an ổn. Trí quán không khác với không quán, nghĩa là thể của quán tức thể của không quán. Vì sao? - Vì thể không quán chẳng khác thể quán, và thể của quán chẳng khác thể không quán. Thể quán tức là không quán, nên nương vào trí không quán và thể của quán mà tất cả pháp không quán. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi đối trị, không khác với không đối trị, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí đối trị không khác với không đối trị nên phát khởi tâm an ổn. Trí đối trị không khác với không đối trị, nghĩa là thể của đối trị tức thể của không đối trị. Vì sao? - Vì thể của không đối trị chẳng khác thể của đối trị. Thể của đối trị chẳng khác thể của không đối trị. Tức thể của đối trị và không đối trị nương vào trí không đối trị và thể của đối trị kia, nên tất cả pháp không đối trị. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp, có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tướng, không khác với vô tướng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tướng không khác vô tướng, nên phát khởi tâm an ổn. Trí tướng không khác với vô tướng, nghĩa là thể của tướng tức thể vô tướng. Vì sao? - Vì thể vô tướng không khác thể tướng. Thể tướng không khác thể vô tướng. Tức thể tướng là vô tướng, nương vào trí vô tướng của thể tướng kia nên tất cả pháp vô tướng. 2/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thật, không khác với trí không thật, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí thật, không khác với trí không thật, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thật không khác với trí không thật, nghĩa là thể của thật tức thể không thật. Vì sao? - Vì thể không thật chẳng khác thể thật. Thể thật chẳng khác thể không thật. Tức thể thật là không thật, nương vào trí không thật của thể thật kia nên tất cả pháp không thật. 3/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi nhị, không khác với bất nhị, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí nhị, không khác với bất nhị, nên phát khởi tâm an ổn. Trí nhị không khác với bất nhị, nghĩa là thể của nhị tức thể của bất nhị. Vì sao? - Vì thể của bất nhị chẳng khác thể của nhị. Thể của nhị chẳng khác thể bất nhị. Tức thể của nhị là bất nhị, nương vào trí bất nhị của thể nhị kia, nên tất cả pháp bất nhị. 4/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sắc, không khác với vô sắc, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí sắc không khác vô sắc, nên phát khởi tâm an ổn. Trí sắc không khác với vô sắc, nghĩa là thể của sắc tức thể vô sắc. Vì sao? - Vì thể vô sắc chẳng khác thể sắc. Thể sắc chẳng khác thể vô sắc. Tức thể của sắc là vô sắc, nương vào trí vô sắc và thể của sắc kia nên tất cả pháp vô sắc. 5/ Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thế gian, không khác với Niết-bàn, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thế gian không khác với Niết-bàn, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thế gian không khác với Niết-bàn, nghĩa là thể của thế gian tức thể Niết-bàn. Vì sao? - Vì thể của Niết-bàn chẳng khác thể thế gian. Thể của thế gian chẳng khác thể Niết-bàn. Tức thể của thế gian là Niết-bàn, nương vào trí Niết-bàn và thể của thế gian kia nên tất cả pháp Niết-bàn. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chướng ngại không khác với không chướng ngại, nên tâm sanh an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chướng ngại không khác với không chướng ngại, nên phát khởi tâm an ổn. Trí chướng ngại không khác với không chướng ngại, nghĩa là thể của chướng ngại tức thể không chướng ngại. Vì sao? - Vì thể không chướng ngại chẳng khác thể chướng ngại. Thể chướng ngại chẳng khác thể không chướng ngại. Tức thể chướng ngại vì không chướng ngại, nương vào trí không chướng ngại và thể chướng ngại kia nên tất cả pháp không chướng ngại. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chấp trước không khác với không chấp trước, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chấp trước không khác với không chấp trước, nên phát khởi tâm an ổn. Trí chấp trước không khác với không chấp trước, nghĩa là thể của chấp trước tức thể của không chấp trước. Vì sao? - Vì thể không chấp trước chẳng khác thể chấp trước. Thể chấp trước chẳng khác thể không chấp trước. Tức thể chấp trước là không chấp trước, nương vào trí không chấp trước và thể chấp trước kia nên tất cả pháp không chấp trước. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi trí, không khác vô trí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không khác vô trí, nên phát khởi tâm an ổn. Trí trí không khác với vô trí, nghĩa là thể của trí tức thể vô trí. Vì sao? - Vì thể vô trí không khác thể trí. Thể trí không khác thể vô trí. Thể trí tức là vô trí, nương vào trí vô trí và thể trí kia nên tất cả pháp vô trí. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi hữu, không khác với trí vô, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí hữu không khác trí vô, nên phát khởi tâm an ổn. Trí hữu không khác trí vô, nghĩa là hữu thể tức vô thể. Vì sao? - Vì vô thể không khác hữu thể và hữu thể không khác vô thể. Thể hữu tức vô, nương vào vô trí hữu thể nên tất cả pháp là không. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thức, không khác với vô thức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí thức không khác với vô thức, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thức không khác với vô thức, nghĩa là thể của thức tức thể của vô thức. Vì sao? - Vì thể vô thức chẳng khác thể thức. Thể thức không khác thể vô thức. Tức thể thức là vô thức, nương vào trí vô thức của thể thức kia nên tất cả pháp vô thức. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các vị đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi danh, không khác với vô danh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí danh không khác vô danh nên phát khởi tâm an ổn. Trí danh không khác với vô danh, nghĩa là thể của danh tức thể vô danh. Vì sao? - Vì thể vô danh chẳng khác thể danh. Thể danh chẳng khác thể vô danh. Thể danh tức là vô danh, nương vào trí vô danh và thể danh đó nên tất cả pháp vô danh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi ngã, không khác với vô ngã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí ngã không khác với vô ngã, nên phát khởi tâm an ổn. Trí ngã không khác với vô ngã, nghĩa là ngã thể tức vô ngã thể. Vì sao? - Vì vô ngã thể chẳng khác ngã thể. Ngã thể chẳng khác. vô ngã thể, tức ngã thể là vô ngã thể, nương vào trí vô ngã và ngã thể đó nên tất cả pháp vô ngã. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi nhân duyên hòa hợp tác, không khác với vô nhân duyên hòa hợp tác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí nhân duyên hòa hợp tác, không khác với vô nhân duyên hòa hợp tác, nên phát khởi tâm an ổn. Trí nhân duyên hòa hợp tác không khác với vô nhân duyên hòa hợp tác, nghĩa là thể của nhân duyên hòa hợp tác tức thể vô nhân duyên hòa hợp tác. Vì sao? - Vì thể của vô nhân duyên hòa hợp tác chẳng khác thể của nhân duyên hòa hợp tác. Thể của nhân duyên hòa hợp tác chẳng khác thể của vô nhân duyên hòa hợp tác. Tức thể của nhân duyên hòa hợp tác và vô nhân duyên hòa hợp tác nương vào trí vô nhân duyên hòa hợp tác và thể nhân duyên hòa hợp tác nên tất cả pháp đều vô nhân duyên hòa hợp tác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi biệt tướng không khác với vô biệt tướng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí biệt tướng không khác với vô biệt tướng nên phát khởi tâm an ổn. Trí biệt tướng không khác với vô biệt tướng, nghĩa là thể của biệt tướng tức thể của vô biệt tướng. Vì sao? - Vì thể vô biệt tướng chẳng khác thể biệt tướng. Thể biệt tướng chẳng khác thể vô biệt tướng. Tức thể biệt tướng và vô biệt tướng nương vào trí vô biệt tướng và thể biệt tướng kia nên tất cả pháp vô biệt tướng. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi văn tự không khác với không văn tự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí văn tự không khác với không văn tự, nên phát khởi tâm an ổn. Trí văn tự không khác với không văn tự, nghĩa là thể của văn tự tức thể của không văn tự. Vì sao? - Vì thể không văn tự chẳng khác thể văn tự. Thể văn tự chẳng khác thể không văn tự. Tức thể văn tự là không văn tự, nương vào trí không văn tự và thể văn tự kia nên tất cả pháp không văn tự. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều sự an ổn và không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi kiêu mạn không khác với không kiêu mạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí kiêu mạn không khác với không kiêu mạn, nên phát khởi tâm an ổn. Trí kiêu mạn không khác với không kiêu mạn, nghĩa là thể của kiêu mạn tức thể của không kiêu mạn. Vì sao? - Vì thể không kiêu mạn chẳng khác thể kiêu mạn. Thể kiêu mạn chẳng khác thể không kiêu mạn. Tức thể kiêu mạn vì không kiêu mạn, nương vào trí không kiêu mạn và thể kiêu mạn kia nên tất cả pháp không kiêu mạn. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tự ca ngợi không khác với không tự ca ngợi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tự ca ngợi không khác với không tự ca ngợi, nên phát khởi tâm an ổn. Trí tự ca ngợi không khác với không tự ca ngợi, nghĩa là thể của tự ca ngợi tức thể của không tự ca ngợi. Vì sao? - Vì thể không tự ca ngợi chẳng khác thể tự ca ngợi. Thể tự ca ngợi chẳng khác thể không tự ca ngợi. Tức thể tự ca ngợi vì không tự ca ngợi, nương vào trí không tự ca ngợi và thể tự ca ngợi kia nên tất cả pháp không tự ca ngợi. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi không liễu nghĩa vì không khác với liễu nghĩa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí liễu nghĩa không khác với không liễu nghĩa nên phát khởi tâm an ổn. Trí liễu nghĩa không khác với không liễu nghĩa, nghĩa là thể của bất liễu nghĩa tức liễu nghĩa. Vì sao? - Vì thể liễu nghĩa chẳng khác thể bất liễu nghĩa và thể bất liễu nghĩa chẳng khác thể liễu nghĩa. Tức thể bất liễu nghĩa là liễu nghĩa, nương vào trí liễu nghĩa và thể bất liễu nghĩa kia nên tất cả pháp đều liễu nghĩa. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi nhân pháp không khác với không nhân pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí nhân pháp không khác không nhân pháp, nên phát khởi tâm an ổn. Trí nhân pháp không khác với không nhân pháp, nghĩa là thể của nhân pháp tức thể của không nhân pháp. Vì sao? - Vì thể không nhân pháp chẳng khác thể nhân pháp, và thể nhân pháp chẳng khác thể không nhân pháp, tức thể nhân pháp là không nhân pháp, nương vào trí của không nhân pháp và thể nhân pháp kia nên tất cả pháp không nhân pháp. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tà kiến không khác với chánh kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tà kiến không khác với chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Trí tà kiến không khác với chánh kiến, nghĩa là thể của tà kiến tức thể của chánh kiến. Vì sao? - Vì thể tà kiến chẳng khác thể chánh kiến. Thể chánh kiến chẳng khác thể tà kiến. Tức thể tà kiến là chánh kiến, nương vào trí của chánh kiến và thể của tà kiến kia nên tất cả pháp chánh kiến. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng sự an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được nhiều sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi không bình đẳng không khác với bình đẳng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không bình đẳng không khác với bình đẳng, nên phát khởi tâm an ổn. Trí không bình đẳng không khác với bình đẳng, nghĩa là thể của không bình đẳng tức thể của bình đẳng. Vì sao? - Vì thể của bình đẳng chẳng khác thể không bình đẳng. Thể không bình đẳng chẳng khác thể bình đẳng. Tức thể không bình đẳng là bình đẳng, nương vào trí bình đẳng và thể không bình đẳng kia nên tất cả pháp bình đẳng. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi biên, không khác với vô biên nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí biên không khác với vô biên, nên phát khởi tâm an ổn. Trí biên không khác với vô biên, nghĩa là thể của biên tức thể của vô biên. Vì sao? - Vì thể của vô biên chẳng khác thể biên. Thể biên chẳng khác thể vô biên. Tức thể biên là vô biên, nương vào trí của vô biên và thể biên kia nên tất cả pháp vô biên. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tri khả tri không khác với trí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tri khả tri không khác với trí, nên phát khởi tâm an ổn. Tri khả tri không khác với trí, nghĩa là thể của tri khả tri tức là thể của trí. Vì sao? - Vì thể của trí chẳng khác thể của tri khả tri. Thể của tri khả tri chẳng khác thể của trí. Tức thể tri khả tri là thể trí, nương vào trí của thể tri khả tri kia để có về trí nhất thiết pháp. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thủ không khác với không thủ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi thủ không khác với không thủ, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thủ không khác với không thủ, nghĩa là thể của thủ tức thể của không thủ. Vì sao? - Vì thể của không thủ chẳng khác thể của thủ. Thể của thủ chẳng khác thể không thủ. Tức thể thủ là không thủ, nương vào trí không thủ và thể thủ kia nên tất cả pháp không thủ. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tu hành không khác với không tu hành, nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi trí tu hành không khác với không tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Trí tu hành không khác với không tu hành, nghĩa là thể của tu hành tức thể không tu hành. Vì sao? - Vì thể tu hành chẳng khác không tu hành. Thể không tu hành chẳng khác thể tu hành. Tức thể là tu hành là không tu hành, nương vào trí không tu hành và thể tu hành kia nên tất cả pháp không tu hành. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tinh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được nhiều sự an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi phi trung đạo không khác với trung đạo nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí phi trung đạo không khác với trung đạo, nên phát khởi tâm an ổn. Phi trung đạo không khác với trung đạo, nghĩa là thể của phi trung đạo tức thể của trung đạo. Vì sao? - Vì thể của trung đạo chẳng khác thể phi trung đạo. Thể phi trung đạo chẳng khác thể trung đạo. Tức thể phi trung đạo là trung đạo, nương vào trí trung đạo và thể của phi trung đạo kia nên tất cả pháp trung đạo. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi phi hư không, không khác với hư không nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi trí phi hư không không khác hư không, nên phát khởi tâm an ổn. Trí phi hư không không khác với hư không, nghĩa là thể của chẳng phải hư không tức thể của hư không. Vì sao? - Vì thể hư không chẳng khác thể chẳng phải hư không. Thể chẳng phải hư không chẳng khác thể hư không. Tức thể chẳng phải hư không là hư không, nương vào thể của phi hư không và hư không trí nên biết tất cả pháp hư không. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi bình đẳng chẳng phải con của thạch nữ không khác với bình đẳng con của thạch nữ nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi trí bình đẳng chẳng phải con của thạch nữ không khác bình đẳng con của thạch nữ, nên phát khởi tâm an ổn. Trí bình đẳng chẳng phải con của thạch nữ không khác với bình đẳng con của thạch nữ, nghĩa là thể chẳng phải con của thạch nữ bình đẳng tức thể con của thạch nữ bình đẳng. Vì sao? - Vì thể con của thạch nữ bình đẳng chẳng khác thể chẳng phải con của thạch nữ bình đẳng. Thể chẳng phải con của thạch nữ bình đẳng chẳng khác với thể con của thạch nữ bình đẳng. Tức thể chẳng phải con của thạch nữ bình đẳng vì con của thạch nữ bình đẳng, nương vào trí con của thạch nữ bình đẳng và thể chẳng phải con của thạch nữ bình đẳng kia nên tất cả pháp con của thạch nữ bình đẳng. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chẳng phải quáng nắng không khác với như quáng nắng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chẳng phải quáng nắng không khác như quáng nắng, nên phát khởi tâm an ổn. Trí chẳng phải như quáng nắng không khác với như quáng nắng, nghĩa là thể của chẳng phải như quáng nắng tức thể như quáng nắng. Vì sao? - Vì thể như quáng nắng tức thể chẳng phải như quáng nắng. Thể chẳng phải như quáng nắng tức thể như quáng nắng. Vì thể chẳng phải như quáng nắng tức thể như quáng nắng, nương vào trí như quáng nắng và thể chẳng phải như quáng nắng kia nên tất cả pháp như quáng nắng. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tà kiến không khác với không tà kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tà kiến không khác với không tà kiến, nên phát khởi tâm an ổn. Trí tà kiến không khác với không tà kiến, nghĩa là thể của tà kiến tức thể của không tà kiến. Vì sao? - Vì thể không tà kiến chẳng khác thể tà kiến. Thể tà kiến chẳng khác thể không tà kiến. Tức thể tà kiến nên không tà kiến, nương vào trí không tà kiến và thể của tà kiến kia nên tất cả pháp không tà kiến. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này, có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được nhiều an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi trí vô minh không khác với minh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí vô minh không khác với minh, nên phát khởi tâm an ổn. Trí vô minh không khác với minh, nghĩa là thể của vô minh tức thể của minh. Vì sao? - Vì thể của minh chẳng khác thể vô minh. Thể vô minh chẳng khác thể minh. Tức thể vô minh là minh, nương vào trí của minh và thể của vô minh kia nên tất cả pháp minh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tham không khác với không tham nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tham không khác với không tham, nên phát khởi tâm an ổn. Trí tham không khác với không tham, nghĩa là thể của tham tức thể của không tham. Vì sao? - Vì thể không tham chẳng khác thể tham. Thể tham chẳng khác thể không tham. Tức thể tham là không tham, nương vào trí của không tham và thể tham kia nên tất cả pháp không tham. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sân không khác với không sân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí sân không khác với không sân, nên phát khởi tâm an ổn. Trí sân không khác với không sân, nghĩa là thể của sân tức thể của không sân. Vì sao? - Vì thể của không sân chẳng khác thể sân. Thể sân chẳng khác thể không sân. Tức thể sân là không sân, nương vào trí không sân và thể sân kia nên tất cả pháp không sân. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi si không khác với không si nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí si không khác với không si, nên phát khởi tâm an ổn. Trí si không khác với không si, nghĩa là thể của si tức thể của không si. Vì sao? - Vì thể của không si chẳng khác thể si. Thể si chẳng khác thể không si. Tức thể si là không si, nương vào trí của không si và thể si kia nên tất cả pháp không si. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi y cứ không khác với không y cứ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí y cứ không khác với không y cứ, nên phát khởi tâm an ổn. Trí y cứ không khác với không y cứ, nghĩa là thể của y cứ tức thể của không y cứ. Vì sao? - Vì thể không y cứ chẳng khác thể y cứ. Thể y cứ chẳng khác thể không y cứ. Tức thể y cứ vì không y cứ, nương vào trí của không y cứ và thể y cứ kia nên tất cả pháp không y cứ. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh ịtnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi bố thí và thực hành nhiếp thọ sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí bố thí và thực hành nhiếp thọ sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí bố thí và thực hành nhiếp thọ sự nghĩa là bố thí và hồi hướng. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi ái ngữ và thực hành nhiếp thọ sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí ái ngữ và thực hành nhiếp thọ sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí ái ngữ và thực hành nhiếp thọ sự nghĩa là trực tâm để tu hành. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi lợi ích thực hành nhiếp thọ sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí lợi ích thực hành nhiếp thọ sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí lợi ích thực hành nhiếp thọ sự nghĩa là đại từ đại bi. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi đồng sự thực hành nhiếp thọ sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí đồng sự thực hành nhiếp thọ sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí đồng sự thực hành nhiếp thọ sự nghĩa là phương tiện và trí tuệ. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi phát tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí phát tâm nên phát khởi tâm an ổn. Trí phát tâm nghĩa là trực tâm và tu hành. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm ly tham nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi tâm ly tham nên phát khởi tâm an ổn. Tâm ly tham nghĩa là không chấp trước tất cả pháp. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm ly sân nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi tâm ly sân nên phát khởi tâm an ổn. Tâm ly sân nghĩa là không sanh tâm hiềm hận đối với tất cả những chúng sanh khác. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi thân nghiệp không tạo những hành động ác nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi thân nghiệp không tạo các hành động ác nên phát khởi tâm an ổn. Thân nghiệp không tạo những hành động ác nghĩa là xa lìa ba loại thân hành ác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi khẩu nghiệp không tạo những hành ác nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi khẩu nghiệp không tạo những hành ác nên phát khởi tâm an ổn. Khẩu nghiệp không tạo những hành ác nghĩa là xa lìa bốn thứ lỗi của khẩu nghiệp. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi ý nghiệp không tạo những thói ác nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi ý nghiệp không tạo những thói ác nên phát khởi tâm an ổn. Ý nghiệp không tạo những thói ác nghĩa là xa lìa những thói ác: tham, sân, si. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào đượcnăm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm Phật nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm Phật nghĩa là nghĩ về hạnh thanh tịnh của Phật. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về Pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về Pháp nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về Pháp nghĩa là thấy Pháp thanh tịnh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm Tăng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm Tăng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm Tăng nghĩa là được vào địa vị Bồ tát. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về xả nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về xả nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về xả nghĩa là buông bỏ tất cả những chấp chặt. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về giới nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về giới nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về giới nghĩa là được vào tất cả pháp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh ịtnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi quán vô thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quán vô thường nên phát khởi tâm an ổn. Quán vô thường nghĩa là vượt qua tham dục, tham sắc, tham vô sắc. 2- Bồ tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi quán vô ngã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quán vô ngã nên phát khởi tâm an ổn. Quán vô ngã nghĩa là không đắm trước tất cả sự quán. 3- Bồ tát suy nghũ thế này: Ta đã được trụ nơi pháp chắc thật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp chắc thật nên phát khởi tâm an ổn. Pháp chắc thật nghĩa là không dối gạt chư thiên và loài người. 4- Bồ tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi pháp thật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp thật nên phát khởi tâm an ổn. Pháp thật nghĩa là không lừa dối chư thiên và chính mình. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi các pháp hành nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi các pháp hành nên phát khởi tâm an ổn. Các pháp hành nghĩa là nương tựa vào tất cả các pháp hành, Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới kiên cố nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới kiên cố nên phát khởi tâm an ổn. Giới kiên cố nghĩa là không phạm cho dù một giới rất nhỏ, không làm một tội nhỏ nhặt nào. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới trọn vẹn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới trọn vẹn nên phát khởi tâm an ổn. Không khuyết giới nghĩa là không mong cầu những thừa khác. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới hoàn thiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới hoàn toàn nên phát khởi tâm an ổn. Giới hoàn thiện nghĩa là xa lìa tất cả những hành động xấu ác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không vẩn đục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không vẩn đục nên phát khởi tâm an ổn. Giới không vẩn đục nghĩa là bảo hộ tất cả Bồ tát. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới khéo hộ trì nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới khéo hộ trì nên phát khởi tâm an ổn. Giới khéo hộ trì nghĩa là sanh lòng tôn kính đối với tất cả các Bồ tát. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này, có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không còn sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không còn sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới khéo nghiêm mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới khéo nghiêm mật nên phát khởi tâm an ổn. Giới khéo nghiêm mật nghĩa là khéo giữ gìn tất cả các căn. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới danh xưng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới danh xưng nên phát khởi tâm an ổn. Giới danh xưng nghĩa là nhập vào pháp giới các pháp không sai biệt, vì trí bất nhị không chướng ngại. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới tri túc nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tri túc nên phát khởi tâm an ổn. Giới tri túc nghĩa là xa lìa tất cả tham. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Giới sai biệt nghĩa là thân vắng lặng. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới chỗ A-lan-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới chỗ A-lan-nhã nên phát khởi tâm an ổn. Giới chỗ A-lan-nhã nghĩa là nhập vào các pháp không thiên lệch. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn, không sợ hãi. 5Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tinh hoan hỷ địa và được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại từ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm đại từ nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại từ nghĩa là cứu giúp sự khổ não của tất cả chúng sanh. Nghĩa là thân tâm tu tập tất cả các công đức. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại bi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm đại bi nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại bi nghĩa là giáo hóa các chúng sanh không còn các khổ mà không chấp thủ, không có lạc nào mà không buông xả. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại hỷ nên sanh tâm an ổn, làm cho các chúng sanh trụ nơi tâm đại hỷ nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại hỷ nghĩa là được nghe đại sự của chư Phật nên sanh tâm hoan hỷ. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm đại xả nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm đại xả nên phát khởi tâm an ổn. Tâm đại xả nghĩa là Bồ tát xa lìa tâm ái. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi phương tiện luận nghĩa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi phương tiện luận nghĩa nên phát khởi tâm an ổn. Phương tiện luận nghĩa, nghĩa là nhập vào các pháp ngôn ngữ. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn không sợ hãi. Đí là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới nhẫn nhục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới nhẫn nhục nên phát khởi tâm an ổn. Giới nhẫn nhục nghĩa là không sanh tâm sân hận đối với tất cả chúng sanh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới tinh tấn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tinh tấn nên phát khởi tâm an ổn. Giới tinh tấn nghĩa là Bồ tát làm cho chúng sanh trụ nơi pháp không lui sụt. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới thiền định tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới thiền định nên phát khởi tâm an ổn. Giới thiền định nghĩa là Bồ tát làm cho các chúng sanh trụ nơi thiền chi. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới bát nhã nên phát khởi tâm an ổn. Giới bát-nhã nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh trụ nơi các thiện căn. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không thô ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không thô ác nên phát khởi tâm an ổn. Giới không thô ác nghĩa là tâm nhu hòa đối với tất cả pháp Phật. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được nhiều an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không hối nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không hối nên phát khởi tâm an ổn. Giới không hối nghĩa là khéo làm những nghiệp đã làm. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không kiêu mạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không kiêu mạn nên phát khởi tâm an ổn. Giới không kiêu mạn nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh, giúp đỡ nghiệp tạo tác cho tất cả chúng sanh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới thiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới thiện nên phát khởi tâm an ổn. Giới thiện nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh có thể nhẫn chịu sự sân hận, mắng chửi, nhục mạ của chúng sanh. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới tiếp nhận pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tiếp nhận pháp nên phát khởi tâm an ổn. Giới tiếp nhận pháp nghĩa là tin các pháp KHÔNG giải thoát. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới Phật tam muội nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới Phật tam muội nên phát khởi tâm an ổn. Giới Phật tam muội nghĩa là có tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Khổ đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Khổ đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Khổ đế nghĩa là trí biết các ấm không sanh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Tập đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Tập đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Tập đế nghĩa là trí đoạn trừ các ái. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Diệt đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Diệt đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Diệt đế nghĩa là trí không sanh các nghiệp vô minh sử. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí Đạo đế nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Đạo đế nên phát khởi tâm an ổn. Trí Đạo đế nghĩa là trí được các pháp bình đẳng không điên đảo. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi quán sát lỗi tự thân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác quán sát lỗi tự thân nên phát khởi tâm an ổn. Quán sát lỗi tự thân nghĩa là quán sát tự giới, tự tâm vắng lặng. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm hộ người khác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm hộ người khác nên phát khởi tâm an ổn. Tâm hộ người khác nghĩa là thấy lỗi của người không sanh sân hận. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm thuần thục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm thuần thục nên phát khởi tâm an ổn. Tâm thuần thục nghĩa là giáo hóa chúng sanh không mệt mỏi. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm không sân hận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không sân hận nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân hận nghĩa là đối với tất cả chúng sanh không sanh tâm ác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi quán sát tự thân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quán sát tự thân nên phát khởi tâm an ổn. Quán sát tự thân nghĩa là quán vô ngã. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi không còn một mảy may phiền não nào, nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không còn một mảy may phiền não nào nên phát khởi tâm an ổn. Không còn một mảy may phiền não nghĩa là thân nghiệp vắng lặng một cách hoàn hảo. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi vô sanh pháp nhẫn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô sanh pháp nhẫn nên phát khởi tâm an ổn. Vô sanh pháp nhẫn nghĩa là chứng tịch diệt. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi vô diệt pháp nhẫn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô diệt pháp nhẫn nên phát khởi tâm an ổn. Vô diệt pháp nhẫn nghĩa là chứng vô sanh pháp nhẫn. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm thân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm thân nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm thân nghĩa là xa lìa thân tâm. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm thọ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm thọ nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm thọ nghĩa là chấm dứt tất cả thọ. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm tâm nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm tâm nghĩa là quán tâm giống như huyễn. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí niệm pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí niệm pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trí niệm pháp nghĩa là như thật biết tất cả các pháp. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tín căn nên nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tín căn nên phát khởi tâm an ổn. Tín căn nghĩa là không nương tựa vào tất cả những pháp khác. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tinh tấn căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn căn nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn căn nghĩa là như thật biết tất cả các pháp. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi niệm căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi niệm căn nên phát khởi tâm an ổn. Niệm căn nghĩa là khéo làm những việc đã làm. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi định căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi định căn nên phát khởi tâm an ổn. Định căn nghĩa là được tâm giải thoát. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tuệ căn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tuệ căn nên phát khởi tâm an ổn. Tuệ căn nghĩa là hiện biết tất cả pháp. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tín lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tín lực nên phát khởi tâm an ổn. Tín lực nghĩa là vượt qua tất cả những nghiệp ma. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí lực nên phát khởi tâm an ổn. Trí lực nghĩa là xa lìa vô trí. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tinh tấn lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn lực nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn lực nghĩa là thành tựu pháp bất thối. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi niệm lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi niệm lực nên phát khởi tâm an ổn. Niệm lực nghĩa là nắm giữ tất cả pháp Phật. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tam muội lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tam muội lực nên phát khởi tâm an ổn. Tam muội lực nghĩa là viễn ly tất cả giác quán. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi bát-nhã lực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã lực nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã lực nghĩa là trí tuệ không thể bị người khác chinh phục được. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi niệm giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi niệm giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Niệm giác phần nghĩa là như thật biết từng phần suy tư và hiểu biết các pháp. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trạch pháp giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trạch pháp giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Trạch pháp giác phần nghĩa là soi sáng biết tất cả pháp. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tinh tấn giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn giác phần nghĩa là như thật biết tất cả pháp Phật. Văn Thù Sư Lợi! Đó là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi hỷ giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hỷ giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Hỷ giác phần nghĩa là Tam muội Tam ma bạt đề. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi ỷ giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ỷ giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Ỷ giác phần nghĩa là khéo làm những việc đã làm đối với tất cả pháp Phật. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi định giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi định giác nên phát khởi tâm an ổn. Định giác phần nghĩa là biết tất cả pháp một cách bình đẳng. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi xả giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xả giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Xả giác phần nghĩa là không có tâm ưa thích đắm trước trong các thánh pháp và không có tâm nhàm chán, xem thường chẳng phải thánh pháp. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Chánh kiến nghĩa là nhập định vị. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh giác phần nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh giác phần nên phát khởi tâm an ổn. Chánh giác phần nghĩa là xa lìa phân biệt rộng, phân biệt khác và các sự phân biệt. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh ngữ tâm nên phát khởi tâm an ổn. Chánh ngữ nghĩa là không sanh các tướng đối với tất cả danh tự, âm thanh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Chánh nghiệp nghĩa là nhập quả báo nghiệp vào tất cả pháp. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh mạng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh mạng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh mạng nghĩa là xa lìa những sự mong cầu. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi chánh tu hành nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Chánh tu hành nghĩa là bỏ bờ bên này để đến bờ bên kia. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bố thí ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bố thí ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Bố thí ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh bỏ tâm tham lam ganh ghét. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giới ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Giới ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh không hủy giới cấm. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhẫn nhục ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhẫn nhục ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Nhẫn nhục ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa tâm sân hận của chúng sanh. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tinh tấn ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa sự lười biếng của chúng sanh. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thiền ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thiền ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Thiền ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh khỏi tâm tán loạn. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát-nhã ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã ba la mật nghĩa là khéo giáo hóa chúng sanh hết ngu si. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giới tiếp nhận chánh pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tiếp nhận chánh pháp nên phát khởi tâm an ổn. Giới tiếp nhận chánh pháp nghĩa là hộ trì các Bồ tát. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi các công đức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi các công đức nên phát khởi tâm an ổn. Các công đức nghĩa là cúng dường các đại Bồ tát, ca ngợi tên của các Bồ tát trong mười phương. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi trí công đức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí công đức nên phát khởi tâm an ổn. Trí công đức nghĩa là cho các Bồ tát trí tăng thượng và cho y phục, thực phẩm, ngọa cụ, thuốc thang. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Công đức vắng lặng nghĩa là thâm nhập các pháp bình đẳng, không sanh tâm cao thấp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức chánh kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Công đức chánh kiến nghĩa là thâm nhập tất cả pháp không có đầu, giữa và sau cùng. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bố thí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bố thí nên phát khởi tâm an ổn. Tâm bố thí nghĩa là xả bỏ tất cả pháp. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giữ giới nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giữ giới nên phát khởi tâm an ổn. Giữ giới nghĩa là không tạo ra tất cả điều ác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhẫn nhục nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhẫn nhục nên phát khởi tâm an ổn. Nhẫn nhục nghĩa là tin các nghiệp. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tinh tấn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn nghĩa là thâm nhập tất cả công đức không mỏi mệt. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thiền định nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thiền định nên phát khởi tâm an ổn. Thiền định nghĩa là không trú nơi một niệm nào. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã nghĩa là hiện tiền thấy các pháp. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhiếp thủ tất cả pháp của Như Lai nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhiếp thủ tất cả pháp của Như Lai nên phát khởi tâm an ổn. Nhiếp thủ tất cả pháp của Như Lai nghĩa là trực tâm nhiếp thủ tâm Bồ-đề. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi như pháp thuyết nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi như pháp thuyết nên phát khởi tâm an ổn. Như pháp thuyết nghĩa là trí theo ngôn ngữ của Như Lai. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh niệm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm nghĩa là thâm nhập các pháp, nhớ mãi không quên. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm ý nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm ý nên phát khởi tâm an ổn. Tâm ý nghĩa là như thật biết ý trình tự của các pháp. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm vững bền nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm vững bền nên phát khởi tâm an ổn. Tâm vững bền nghĩa là thành tựu hạnh oai nghi. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khứ tâm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khứ tâm nên phát khởi tâm an ổn. Khứ tâm nghĩa là thâm nhập nghĩa. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giải thoát chân chánh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giải thoát chân chánh nên phát khởi tâm an ổn. Giải thoát chân chánh nghĩa là chứng pháp vi diệu. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa rời tâm phiền não nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác xa rời tâm phiền não nên phát khởi tâm an ổn. Xa rời tâm phiền não nghĩa là hối hận lỗi phiền não đã phát khởi và không tạo tác những phiền não mới, nên sanh thiện pháp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi như hạnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi như hạnh nên phát khởi tâm an ổn. Như hạnh nghĩa là trụ nơi thành tựu hạnh Bồ tát. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi làm những điều đáng làm nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi làm những điều đáng làm nên phát khởi tâm an ổn. Làm những điều đáng làm nghĩa là tin không, giải thoát nên tin các nghiệp. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi viễn ly sự mong cầu bằng tâm ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác viễn ly sự mong cầu bằng tâm ác nên phát khởi tâm an ổn. Viễn ly sự mong cầu bằng tâm ác nghĩa là không tạo các việc ác để mong cầu những sự cung kính cúng dường. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không ca ngợi chính mình mà chê bai người nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không ca ngợi chính mình mà chê bai người nên phát khởi tâm an ổn. Không ca ngợi chính mình mà chê bai người nghĩa là tự thân không sanh tưởng công đức chân thật và không chê bai hay che dấu công đức chân thật của người khác. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp chân thật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp chân thật nên phát khởi tâm an ổn. Pháp chân thật nghĩa là không phát khởi tướng và không chấp trước tướng đối với các pháp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi đoạn trừ vô minh tập khí phiền não nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi đoạn trừ vô minh tập khí phiền não nên phát khởi tâm an ổn. Đoạn trừ vô minh tập khí phiền não nghĩa là không nhàm chán căn bản phàm phu ngu si nên không nghĩ đến địa vị Thanh văn, Bích Chi Phật. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bất tùy ái nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bất tùy ái nên phát khởi tâm an ổn. Bất tùy ái nghĩa là các pháp ác bất thiện chưa sanh làm cho không sanh, các thiện pháp đã sanh làm cho không mất đi. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí hiển hiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí hiển hiện nên phát khởi tâm an ổn. Trí hiển hiện nghĩa là chứng Thánh đế. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm chánh trực nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm chánh trực nên phát khởi tâm an ổn. Tâm chánh trực nghĩa là không phân biệt Thánh đạo. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không sanh thân tướng khác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không sanh thân tướng khác nên phát khởi tâm an ổn. Không sanh thân tướng khác nghĩa là xa lìa sự tăng pháp ác. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ý ngữ trước nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ý ngữ trước nên phát khởi tâm an ổn. Ý ngữ trước nghĩa là trước đã phát ra ngôn ngữ thiện cho đến những lời an ủi, phủ dụ và không hề mỏi mệt với những tai nạn, bệnh tật. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là tự nhiên biết tất cả luận nghị, kỹ thuật và nghiệp của xuất thế gian hay nghiệp của thế gian nơi tất cả thế giới mười phương. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí vô ngại trong các nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí vô ngại trong các nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Trí vô ngại trong các nghiệp nghĩa là đoạn trừ chấp thường và chấp đoạn. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không ngôn ngữ để nói ngôn ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không ngôn ngữ để nói ngôn ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Không ngôn ngữ đế nói ngôn ngữ nghĩa là xa lìa khái niệm tâm ý và ý thức. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí pháp giới nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí pháp giới nên phát khởi tâm an ổn. Trí pháp giới nghĩa là không lìa trí bất nhị của pháp giới đối với tất cả các pháp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viễn ly nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viễn ly nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viễn ly nghĩa là vô tướng đối với các quán sát không có tướng chấp trước. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là trí thanh tịnh đối với hữu biên hay vô biên. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ý của thuyết ngôn ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ý của thuyết ngôn ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Ý của thuyết ngôn ngữ nghĩa là nương vào nguyện lực thù thắng của các thiện căn để hồi hướng. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nhu hòa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nhu hòa nên phát khởi tâm an ổn. Pháp nhu hòa nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh tin việc thiện. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi rời bỏ các nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi rời bỏ các nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Rời bỏ các nghiệp nghĩa là biết các kiến chấp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Phật nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Phật nghĩa là không hủy phạm giới Như Lai. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Pháp nghĩa là không hủy báng Pháp. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Tăng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Tăng nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Tăng nghĩa là quán sát giới. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không kiêu mạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không kiêu mạn nên phát khởi tâm an ổn. Không kiêu mạn nghĩa là sanh tâm tôn trọng đối với tất cả chúng sanh. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân hận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không sân hận nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân hận nghĩa là từ bỏ tâm nóng như lửa. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không dua nịnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không dua nịnh nên phát khởi tâm an ổn. Không dua nịnh nghĩa là xa lìa những sự cúng dường, ăn uống... vì làm ơn cho người khác. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa vọng ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa vọng ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa vọng ngữ nghĩa là giáo hóa chúng sanh không thủ không xả. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không vì lợi dưỡng mà nói nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không vì lợi dưỡng mà nói nên phát khởi tâm an ổn. Không vì lợi dưỡng mà nói nghĩa là tiếp nối dòng Thánh nên thành tựu viên mãn các công đức hạnh đầu đà. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh mạng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh mạng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh mạng nghĩa là thâm nhập giáo pháp nên không có khổ nào mà không thọ và không có lạc nào mà không xả. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi độc hành không đồng bạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi độc hành không đồng bạn nên phát khởi tâm an ổn. Trụ nơi độc hành không đồng bạn nghĩa là xa lìa sự nói năng. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp lạc nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp lạc nên phát khởi tâm an ổn. Pháp lạc nghĩa là sợ khổ nơi ba cõi và không mất tâm Bồ-đề. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa cửu chủng sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa cửu chủng sự nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa cửu chủng sự nghĩa là xa lìa chín trú xứ của chúng sanh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Tâm vắng lặng nghĩa là tâm không hối tiếc. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức tu hạnh xa-ma-tha nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức tu hạnh xa-ma-tha nên phát khởi tâm an ổn. Công đức tu hạnh xa-ma-tha nghĩa là tâm an lạc. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không buông lung nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không buông lung nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không buông lung nghĩa là không buông lung giới nên thực hành về giới, nhưng vượt qua tất cả những kiến chấp về giới. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không dối gạt trời người nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không dối gạt trời người nên phát khởi tâm an ổn. Không dối gạt trời người nghĩa là không xả bỏ tâm Bồ-đề. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tu hành nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Tu hành nghĩa là ban hạnh phúc an vui cho các chúng sanh nên lấy sự bình an là tối thượng. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không có hành động xấu ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không có hành động xấu ác nên phát khởi tâm an ổn. Không có hành động xấu ác nghĩa là khéo điều phục tâm. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nghĩa là làm đệ tử cho tất cả chúng sanh, cho nên họ có làm gì đều nên giúp họ. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn; làm cho người khác trụ nơi tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nghĩa là không có tâm kiêu mạn đối với phước điền. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi cầu pháp thành tựu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi cầu pháp thành tựu nên phát khởi tâm an ổn. Cầu pháp thành tựu nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh không mỏi mệt và được ở cõi nước Phật thanh tịnh nên có thể tăng thượng. Thường cầu giới, nghe pháp nhưng không thủ bố thí, không xả tham ganh, không thủ giữ giới, không xả phá giới, không thủ nhẫn nhục, không xả sân hận, không thủ tinh tấn, không xả giải đãi, không thủ thiền định, không xả giác quán, không thủ bát nhã, không xả ngu si, không thủ thiện căn, không xả bất thiện căn. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm tôn trọng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm tôn trọng nên phát khởi tâm an ổn. Tâm tôn trọng nghĩa là đối với pháp như thật tu hành. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm tôn trọng đối với pháp sư nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác có tâm tôn trọng đối với pháp sư nên phát khởi tâm an ổn. Tâm tôn trọng đối với pháp sư nghĩa là đối với pháp sư tưởng như Phật. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không ác khẩu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không ác khẩu nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không ác khẩu nghĩa là nói những lời giáo hóa điều phục chúng sanh. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác có tâm không sân nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân nghĩa là nhập vào các nghiệp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. 5Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bố thí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bố thí nên phát khởi tâm an ổn. Bố thí nghĩa là thuyết đúng như pháp đã nghe. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ái ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ái ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Ái ngữ nghĩa là tâm không vì sự ăn uống mà thuyết pháp. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi lợi ích nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi lợi ích nên phát khởi tâm an ổn. Lợi ích nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh làm cho họ thọ trì đọc tụng không mệt mỏi. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi đồng sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi đồng sự nên phát khởi tâm an ổn. Đồng sự nghĩa là bố thí làm cho các chúng sanh trụ nơi đại thừa. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi Bồ-đề nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm Bồ-đề nên phát khởi tâm an ổn. Tâm Bồ-đề nghĩa là làm cho giáo pháp mãi mãi thường trụ, không bị đoạn diệt, nên tâm mong muốn phát tâm tinh tấn và tâm nhiếp thủ, tâm tu hành chân chánh. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nghĩa vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nghĩa vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Nghĩa vô ngại nghĩa là thâm nhập pháp như thật. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Pháp vô ngại nghĩa là trí thâm nhập tất cả pháp Phật. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi từ vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi từ vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Từ vô ngại nghĩa là trí thâm nhập tất cả những âm thanh, văn tự. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhạo thuyết vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhạo thuyết vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Nhạo thuyết vô ngại nghĩa là trí thâm nhập tất cả pháp và phương tiện văn cú khác nhau. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là trí thuyết tất cả pháp Phật không ngừng nghỉ. Giữ một câu pháp tồn tại trong vô biên kiếp để giảng nói mà không phát khởi tâm. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giáo hóa tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Giáo hóa tất cả chúng sanh nghĩa là có thể nhẫn thọ tất cả những phiền não nhiễm ô của chúng sanh. Phiền não nhiễm ô nghĩa là cả thân và tâm đều bị bức rức khó chịu. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không bị những mất mát nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không bị những mất mát nên phát khởi tâm an ổn. Không bị những mất mát nghĩa là không mất các thiện căn. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không tương xúc nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không tương xúc nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không tương xúc nghĩa là không mất các thiện căn. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tinh tấn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn nghĩa là thành tựu viên mãn các thiện pháp nên viễn ly tất cả pháp bất thiện. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm từ quán sát các chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm từ quán sát các chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Tâm từ quán sát các chúng sanh nghĩa là tâm bình đẳng với tất cả các chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm bất hại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm bất hại nên phát khởi tâm an ổn. Tâm bất hại nghĩa là che chở tất cả các chúng sanh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viễn ly nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viễn ly nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viễn ly nghĩa là vào tất cả các pháp trong ba đời đều bình đẳng. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nhớ nghĩ tâm từ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nhớ nghĩ tâm từ nên phát khởi tâm an ổn. Pháp nhớ nghĩ tâm từ nghĩa là không thấy tất cả pháp mà không chấp trước nên không thấy pháp. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức ban đầu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức ban đầu nên phát khởi tâm an ổn. Công đức ban đầu nghĩa là không xả bỏ tâm Bồ-đề; tùy thuận tất cả hạnh Bồ tát nghĩa là tâm đại từ bình đẳng bao trùm tất cả chúng sanh. Hóa giải tất cả tâm tham ganh của họ, xa lìa tất cả những sự phá giới, xa lìa tất cả tâm sân hận, xa lìa tất cả tâm lười biếng, không sống với những tâm tán loạn, xa lìa tất cả tâm ngu si. Có bốn nhiếp pháp để che chở giáo hóa các chúng sanh. Đối với các chúng sanh đều bằng tâm bình đẳng như mặt đất bao la không nhớ đến tâm tiểu thừa hạ liệt, tùy thuận các hạnh lành của tất cả chúng sanh đã làm. Đầy đủ trọn vẹn tâm đại bi, bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và bát-nhã. Lãnh hội các pháp vi diệu thù thắng của chư Phật, học các thiện nghiệp căn bản của bát-nhã nên luôn luôn hành hai hạnh trang nghiêm: công đức và trí tuệ. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tướng hy hữu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tướng hy hữu nên phát khởi tâm an ổn. Tướng hy hữu nghĩa là tất cả pháp có tướng bất nhị, nên đối với tất cả hạnh sanh tướng tự hành. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhẫn nhục nhu hòa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhẫn nhục nhu hòa nên phát khởi tâm an ổn. Nhẫn nhục nhu hòa nghĩa là khi bị người khác dùng lời ác khẩu mắng nhiếc và những lời chê bai bất thiện vẫn không sanh tâm sân hận. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhan sắc tươi vui nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhan sắc tươi vui nên phát khởi tâm an ổn. Nhan sắc tươi vui nghĩa là không nói lỗi của người khác. 3-Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô sự nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô sự nghĩa là tất cả chỉ là danh từ. Vì sao? - Vì thể của vô sự chẳng khác thể sự và thể sự chẳng khác thể vô sự; tức thể sự là vô sự. Trí vô sự nương vào thể sự kia nên tất cả pháp vô sự. 4-Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp trụ trì nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp trụ trì nên phát khởi tâm an ổn. Pháp trụ trì nghĩa là tất cả pháp bất động. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trụ nơi pháp nghĩa là vô sai biệt không y trú. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhập phi trí tuệ đoạn phiền não và phi bất trí tuệ đoạn phiền não nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhập phi trí tuệ đoạn phiền não và phi bất trí tuệ đoạn phiền não nên phát khởi tâm an ổn. Nhập phi trí tuệ đoạn phiền não và phi bất trí tuệ đoạn phiền não nghĩa là thể của trí tuệ tức thể của phiền não. Vì sao? - Vì thể trí tuệ chẳng khác thể phiền não và thể phiền não chẳng khác thể trí tuệ; tức thể trí tuệ là thể phiền não, tức thể phiền não là thể trí tuệ. Do nghĩa này, chẳng phải trí tuệ có thể đoạn được phiền não. Ví như đầu ngón tay không thể tự xúc chạm được. Đây cũng như vậy, chẳng phải trí tuệ có thể đoạn được phiền não. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ vào Như Lai chẳng thường, chẳng bất thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ vào Như Lai chẳng thường, chẳng bất thường nên phát khởi tâm an ổn. Nhập Như Lai chẳng thường, chẳng bất thường nghĩa là không chấp tướng thể. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nhập trí bất tư nghì của Như Lai nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nhập trí bất tư nghì của Như Lai nên phát khởi tâm an ổn. Nhập trí bất tư nghì của Như Lai nghĩa là tùy tâm chúng sanh có thể hóa độ thế nào thì thuyết pháp như vậy chứ không thể nói hơn. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ vào vô sắc tướng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ vào vô sắc tướng nên phát khởi tâm an ổn. Vì sao? - Vì thể vô sắc tướng chẳng khác thể sắc tướng và thể sắc tướng chẳng khác thể vô sắc tướng; tức thể sắc tướng là vô sắc tướng, nương vào thể sắc tướng và trí vô sắc tướng kia nên tất cả pháp vô sắc tướng. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi phương tiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi phương tiện nên phát khởi tâm an ổn. Phương tiện nghĩa là tiếp nhận tất cả pháp. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức không cùng tận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức không cùng nên phát khởi tâm an ổn. Công đức không cùng tận nghĩa là đem các thiện căn hướng về giác ngộ. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí công đức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí công đức nên phát khởi tâm an ổn. Trí công đức nghĩa là tin tất cả pháp là KHÔNG. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp bát-nhã căn bản thiện nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp bát-nhã căn bản thiện nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Pháp bát-nhã căn bản thiện nghiệp nghĩa là tự thân trụ nơi bạch pháp. Pháp bát-nhã căn bản thiện nghiệp nghĩa là làm cho người khác trụ nơi bạch pháp bát-nhã. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tam muội nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tam muội nên phát khởi tâm an ổn. Tam muội nghĩa là thiền định vắng lặng tam muội. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viên mãn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viên mãn nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viên mãn nghĩa là nhập vào tất cả các việc làm. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí trung đạo nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí trung đạo nên phát khởi tâm an ổn. Trí trung đạo nghĩa là trí cứu cánh thanh tịnh. Vì sao? - Vì thể trung đạo chẳng khác thể một bên và thể một bên chẳng khác thể trung đạo, tức thể một bên là thể trung đạo. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô thường nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô thường nghĩa là các pháp có giữa, có bên ngoài, thế nên các pháp có giữa, có bên ngoài. Vì sao? - Vì thể hữu vi không khác thể có giữa có bên ngoài và thể có giữa có bên ngoài không khác thể hữu vi. Thể hữu vi không khác thể có giữa có bên ngoài. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp là thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp là thường nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp là thường nghĩa là các pháp không giữa không ngoài, cho nên các pháp không giữa không ngoài. Vì sao? - Vì thể vô vi không khác thể không giữa không ngoài; thể không giữa không ngoài chẳng khác thể vô vi; thể vô vi chẳng khác thể không giữa không ngoài. Không giữa không ngoài nghĩa là luôn luôn tịnh, không thay đổi. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thù thắng cúng dường Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thù thắng cúng dường Phật nên phát khởi tâm an ổn. Thù thắng cúng dường Phật nghĩa là cúng dường Phật hiện tại, tin giáo pháp đại thừa. Các Bồ tát khéo cung kính cúng dường, thỉnh hỏi, luận bàn, nghe pháp và các thực phẩm, ngọa cụ... dâng cúng, cấp cho tùy theo khả năng, sức lực, làm cho họ trụ nơi đại thừa. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô vi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô vi nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô vi nghĩa là khái niệm hữu vi vậy. Vì sao? - Vì thể vô vi chẳng khác thể hữu vi, thể hữu vi chẳng khác thể vô vi; tức thể hữu vi là vô vi, nương vào thể hữu vi và trí vô vi nên tất cả pháp vô vi. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khó thấy tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khó thấy tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Khó thấy tất cả pháp nghĩa là thể nhân duyên của tất cả pháp. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khó biết tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khó biết tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Khó biết tất cả pháp nghĩa là quán tâm niệm không thật thể. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khó hiểu tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khó hiểu tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Khó hiểu tất cả pháp nghĩa là hiểu tất cả pháp theo sự hiểu biết bình đẳng. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không vẩn đục tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không vẩn đục tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Không vẩn đục tất cả pháp nghĩa là thường thanh tịnh vậy. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp không cùng tận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp không cùng tận nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp không cùng tận nghĩa là không có THỂ thí dụ. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp không hoại diệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp không hoại diệt nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp không hoại diệt nghĩa là nhập các pháp bình đẳng ba đời. Vì tất cả pháp không xa lìa pháp nên pháp không sai biệt. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bốn Thánh đế không sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bốn Thánh đế không sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Bốn Thánh đế không sai biệt nghĩa là bốn Thánh đế không sai biệt. Còn gọi bốn Thánh đế không sai biệt bởi vì thường thanh tịnh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi vô minh duyên hành không sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô minh duyên hành không sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Vô minh duyên hành không sai biệt nghĩa là vô minh tức là duyên hành. Vì sao? - Vì chẳng phải nhân vô minh nên có duyên hành. Nếu chẳng phải nhân vô minh mà có duyên hành thì phải không có nhân mà có các hành. Do nghĩa này mà chẳng phải nhân vô minh mà có các hành quả. Như vậy, nghĩa nhân quả thành vì do bản lai thanh tịnh. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp thường nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp thường nghĩa là thể vô thường tức là thể thường. Vì sao? - Vì thể thường chẳng khác thể vô thường, thể vô thường chẳng khác thể thường, tức thể vô thường là thể thường. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi Như Lai không sanh không diệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi Như Lai không sanh không diệt nên phát khởi tâm an ổn. Như Lai không sanh không diệt nghĩa là vì không có pháp đối trị. Ví như hư không không sanh không diệt, vì hư không không ở giữa, không có bờ bến. Nhưng dựa vào nhân quán sát mà thấy có thượng - trung - hạ, đây là hư không của lỗ kim, đây là hư không của lỗ bình, đây là hư không của lỗ vô lượng. Nhưng hư không không có thượng - trung - hạ, vì nó không sanh không diệt, vô phân biệt. Hư không tự nhiên vô phân biệt. Tất cả những sự kiện như vậy thấy hiện tiền vì không tương ứng cùng pháp. Văn Thù Sư Lợi! Như thế Như Lai Ứng Chánh Biến Tri không sanh, không diệt, không chính giữa, không bên ngoài mà nương vào tất cả chúng sanh thấy có thượng - trung - hạ, dựa vào tâm không chính giữa, không bên ngoài mà thấy các sự kiện như vậy. Đây là Thanh văn thừa và đây là Phật thừa. Tất cả chúng sanh có thể thọ, có thể dụng, nhưng Như Lai không phân biệt, lìa phân biệt và tự nhiên vô phân biệt. Những sự tạo tác như vậy do không tương ưng cùng pháp. Văn Thù Sư Lợi! Ví như ánh sáng mặt trời nương vào trú xứ mà trông thấy có nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng ánh sáng mặt trời không phân biệt và xa lìa sự phân biệt, vì không tương ưng cùng pháp. Văn Thù Sư Lợi! Thế nên Như Lai Ứng Chánh Biến Tri nương vào tâm chúng sanh quán thấy vô số trí sai biệt, nhưng Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên không phân biệt. Hiện thấy tất cả những sự kiện như vậy vì không tương ưng cùng pháp và không có các thừa cho đến đại thừa. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa các phiền não vì tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa các phiền não vì tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa các phiền não vì tất cả chúng sanh nghĩa là pháp môn sáng suốt khắp thân tâm. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát-nhã môn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát-nhã môn nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã môn nghĩa là tên của bốn pháp, đó là: tín, bất phóng dật, trực tâm và tăng thượng tâm. Các Bồ tát được thành tựu pháp minh môn bát-nhã và nương vào pháp minh môn bát-nhã nên các đại Bồ tát xa lìa những con đường ác. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí minh môn bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí minh môn bát-nhã nên phát khởi tâm an ổn. Trí minh môn bát-nhã là tên của bốn pháp, đó là: công đức, tín không, giải thoát, làm cho chúng sanh trụ nơi tâm Bồ-đề. Các Bồ tát... được thành tựu trí minh môn bát-nhã, nương vào trí minh môn đó, các đại Bồ tát đoạn trừ các nghiệp ma. 4-Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm bố thí không cùng tận, tu hành bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm bố thí không cùng tận tu hành bát nhã nên phát khởi tâm an ổn. Tâm bố thí không cùng tận tu hành bát-nhã nghĩa là có thể giáo hóa chúng sanh thành tựu không còn tâm lý tham lam ganh ghét. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm giới không cùng tận tu hành bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm giới không cùng tận tu hành bát-nhã nên phát khởi tâm an ổn. Tâm giới không cùng tận tu hành bát-nhã nghĩa là giáo hóa chúng sanh phá giới, làm cho họ được thanh tịnh. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Vắng lặng nghĩa là xa lìa thân tâm, phát khởi tất cả thiện căn không khiếp nhược. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp hữu vi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp hữu vi nên phát khởi tâm an ổn. Pháp hữu vi nghĩa là tất cả pháp chẳng phải KHÔNG, chẳng phải BẤT KHÔNG; chẳng phải điên đảo, chẳng phải không điên đảo; chẳng phải tăng thượng, chẳng phải không tăng thượng; chẳng phải sự, chẳng phải bất sự; chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi; chẳng phải tướng, chẳng phải bất tướng; chẳng phải nương tựa, chẳng phải không nương tựa; chẳng phải nhị, chẳng phải bất nhị; chẳng phải diệt, chẳng phải bất diệt; chẳng phải thủ, chẳng phải bất thủ. Vào được như vậy mới gọi đó là thể của pháp hữu vi. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp vô vi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp vô vi nên phát khởi tâm an ổn. Pháp vô vi nghĩa là các pháp này không sai biệt, không sanh, tâm không điên đảo, không phân biệt và xa lìa sự phân biệt. Đó gọi là thể của pháp vô vi. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh kiến nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Chánh kiến nghĩa là nhập tướng nhị hoặc bất nhị. Vì sao? - Vì thể bất nhị chẳng khác thể nhị và thể nhị chẳng khác thể bất nhị, tức thể nhị là bất nhị. Nếu có thể nhập tướng nhị hoặc bất nhị này, gọi là chánh kiến. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân hận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không sân hận nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân hận nghĩa là an ổn sự nên vào được nghiệp của tất cả chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ vào đạo ba la mật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ vào đạo ba la mật nên phát khởi tâm an ổn. Nhập đạo ba la mật nghĩa là phương tiện tiếp nhận trí tuệ. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi sanh trong nhà chư Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi sanh trong nhà chư Phật nên phát khởi tâm an ổn. Sanh trong nhà chư Phật nghĩa là trang nghiêm công đức và trang nghiêm trí tuệ. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi phát tâm Bồ-đề nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi phát tâm Bồ-đề nên phát khởi tâm an ổn. Phát tâm Bồ-đề nghĩa là an trú nơi tâm đại từ đại bi. Vì sao? - Vì được vào nơi tất cả pháp. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát-nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát nhã nên phát khởi tâm an ổn. Bát-nhã nghĩa là pháp hữu vi và vô vi không sai biệt. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi phương tiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi phương tiện nên phát khởi tâm an ổn. Phương tiện nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh có chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh có chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh có chướng ngại nghĩa là năm ba la mật. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh không chướng ngại nghĩa là bát-nhã ba la mật. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh hữu lậu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh hữu lậu nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh hữu lậu nghĩa là thấy các pháp hạnh. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh vô lậu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh vô lậu nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh vô lậu nghĩa là không thấy các pháp hạnh. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh hữu lượng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh hữu lượng nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh hữu lượng nghĩa là có những tâm trụ nơi tướng. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh vô lượng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh vô lượng nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh vô lượng nghĩa là không có những tâm hạnh tướng. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí hữu lượng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí hữu lượng nên phát khởi tâm an ổn. Trí hữu lượng nghĩa là quán sát ấm giới nhập tích tập bởi nhân duyên là xứ, là phi xứ và quán sát tướng trí phương tiện. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi vô lượng tác trí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô lượng tác trí nên phát khởi tâm an ổn. Vô lượng tác trí nghĩa là chỗ hành xứ của tâm vô tác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hữu biên nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hữu biên nên phát khởi tâm an ổn. Hữu biên nghĩa là năm ba la mật. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi vô biên nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô biên nên phát khởi tâm an ổn. Vô biên nghĩa là bát-nhã ba la mật. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tự thân có khả năng tịch tĩnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tự thân có khả năng tịch tĩnh nên phát khởi tâm an ổn. Tự thân có khả năng tịch tĩnh nghĩa là quán sát pháp vô ngã. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thân tâm vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thân tâm vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Thân tâm vắng lặng nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh không mỏi mệt. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trực tâm thanh tịnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trực tâm thanh tịnh nên phát khởi tâm an ổn. Trực tâm thanh tịnh nghĩa là quán sát tất cả chúng sanh. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi quán sát tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quán sát tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Quán sát tất cả chúng sanh nghĩa là quán sát tất cả chúng sanh. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức bình đẳng đối với tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức bình đẳng đối với tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Công đức bình đẳng đối với tất cả chúng sanh nghĩa là năm công đức ba la mật. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khắc phục tâm bỏn sẻn, ganh ghét nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm khắc phục bỏn sẻn, ganh ghét nên phát khởi tâm an ổn. Khắc phục tâm bỏn sẻn ganh ghét nghĩa là buông xả tất cả vật bên trong hay ngoài. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không nói quanh co nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không nói quanh co nên phát khởi tâm an ổn. Không nói quanh co nghĩa là có tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi cúng dường Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi cúng dường Phật nên phát khởi tâm an ổn. Cúng dường Phật nghĩa là y chỉ, cúng dường, nắm giữ, có khả năng sanh ra pháp xuất thế của chư Phật, và có thể thành tựu pháp thuyết pháp để cúng dường chư Phật, Bồ tát kia. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi cúng dường trí hạnh Như Lai nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi cúng dường trí hạnh Như Lai nên phát khởi tâm an ổn. Cúng dường trí hạnh Như Lai nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh an trú nơi pháp không lui sụt. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm khẩu hạnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm khẩu hạnh nên phát khởi tâm an ổn. Tâm khẩu hạnh nghĩa là làm cho chúng sanh từ bỏ lỗi về tâm, khẩu để được thanh tịnh. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không thấy nghiệp ma mà trụ nơi nghiệp Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không thấy nghiệp ma mà trụ nơi nghiệp Phật nên phát khởi tâm an ổn. Không thấy nghiệp ma, trụ nơi nghiệp Phật nghĩa là không thấy nghiệp ma để giáo hóa chúng sanh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tin chư Phật Như Lai là thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tin Phật Như Lai là thường nên phát khởi tâm an ổn. Tin chư Phật Như Lai là thường nghĩa là chư Phật thường dùng vô sai biệt. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tin chư Phật Như Lai là hằng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tin chư Phật Như Lai là hằng nên phát khởi tâm an ổn. Tin chư Phật Như Lai là hằng nghĩa là tin chư Phật Như Lai luôn luôn thực hiện những hạnh Phật không ngưng nghỉ. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tin chư Phật Như Lai tịnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tin chư Phật Như Lai tịnh nên phát khởi tâm an ổn. Tin chư Phật Như Lai tịnh nghĩa là không thấy, nghe, nghĩ vu vơ. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tin chư Phật Như Lai là ngã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tin chư Phật Như Lai là ngã nên phát khởi tâm an ổn. Tin chư Phật Như Lai là ngã nghĩa là tin thân chư Như Lai vô biên. Thân vô biên nghĩa là nói thân Như Lai vô biên. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi an ổn sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi an ổn sự nên phát khởi tâm an ổn. An ổn sự nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh được bảo vệ khỏi sự bức bách thân tâm chính họ. Không có một pháp nhỏ nào có thể sanh ra khổ mà không thọ và không có một pháp nhỏ nào có thể sanh ra lạc mà không xả. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô tướng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô tướng nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô tướng nghĩa là thể vô tướng. Vì sao? - Vì không chấp thể vô tướng vậy. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi quay về nương tựa Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quay về nương tựa Phật nên phát khởi tâm an ổn. Quay về nương tựa Phật nghĩa là không làm tất cả hành độc ác. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi quay về nương tựa Pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quay về nương tựa Pháp nên phát khởi tâm an ổn. Quay về nương tựa Pháp nghĩa là quay về nương tựa Pháp để tích tập nhân duyên. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi quay về nương tựa Tăng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quay về nương tựa Tăng nên phát khởi tâm an ổn. Quay về nương tựa Tăng nghĩa là xa lìa tâm yêu ghét. Bồ tát phát tâm thế này: ta đã trụ nơi tâm Bồ đề nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm Bồ-đề nên phát sanh tâm an ổn. Tâm Bồ-đề nghĩa là phát khởi trí bất khả tư nghì. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thân vô sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thân vô sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Thân vô sai biệt nghĩa là vượt qua tất cả các pháp tướng. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tín vô sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tín vô sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Tín vô sai biệt nghĩa là tin các nghiệp và quả báo. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí Tam ma bạt đề nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí Tam ma bạt đề nên phát khởi tâm an ổn. Trí Tam ma bạt đề nghĩa là trí quán sát nhập thể, 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp vô sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp vô sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Pháp vô sai biệt nghĩa là pháp tu hành. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thiện tri thức vô sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thiện tri thức vô sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Thiện tri thức vô sai biệt nghĩa là không lừa dối các thiện tri thức. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp tùy thuận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp tùy thuận nên phát khởi tâm an ổn. Pháp tùy thuận nghĩa là đối với các pháp như thật tu hành. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi hạnh tàm quý nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi hạnh tàm quý nên phát khởi tâm an ổn. Hạnh tàm quý nghĩa là tu hạnh lành về nghiệp thân, miệng, ý. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa tâm ái nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác xa lìa tâm ái nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa tâm ái nghĩa là pháp lành chưa sanh có thể làm cho sanh. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa tâm sân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác xa lìa tâm sân nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa tâm sân nghĩa là không đánh mất pháp lành đã sanh. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thiện căn phòng hộ tự thân và người khác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thiện căn phòng hộ tự thân và người khác nên phát khởi tâm an ổn. Thiện căn phòng hộ tự thân nghĩa là phòng hộ hành động đưa đến nghiệp. Thiện căn phòng hộ người khác nghĩa là hộ trì làm cho họ an trú nơi đại từ đại bi. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Này Văn Thù Sư Lợi! Các đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là: 1- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí giải thoát không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí giải thoát không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí giải thoát không chướng ngại nghĩa là phi nhị thanh tịnh. 2- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tin các pháp do nhân duyên sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tin các pháp do nhân duyên sanh nên phát khởi tâm an ổn. Tin các pháp do nhân duyên sanh nghĩa là thấy các thể pháp nhân duyên không sanh. 3- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi các pháp không có trú xứ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi các pháp không có trú xứ nên phát khởi tâm an ổn. Các pháp không có trú xứ nghĩa là tất cả pháp không có chỗ sai biệt trong cõi mười phương. 4- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chư Phật Như Lai như hư không nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chư Phật Như Lai như hư không nên phát khởi tâm an ổn. Chư Phật Như Lai như hư không nghĩa là Phật không sai biệt và không nương tựa. 5- Bồ tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chư Phật Như Lai xa lìa tâm ý và ý thức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chư Phật Như Lai xa lìa tâm ý và ý thức nên phát khởi tâm an ổn. Chư Phật Như Lai xa lìa tâm ý và ý thức nghĩa là chư Phật đạt đến trí tự nhiên, do đó được trí không chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi. 5Bấy giờ, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử biết đức Như Lai thuyết pháp xong, nên hỏi đại Bồ tát Phổ Hiền: - Phật tử! Thế nào là trí không chướng ngại của chư Phật Như Lai? Thế nào là sức giáo hóa chúng sanh của chư Phật Như Lai? Thế nào là trí tự nhiên hiện hữu khắp nơi của chư Phật Như Lai? Thế nào là trí bất khả tư nghì thanh tịnh cõi nước của chư Phật Như Lai? Thế nào là thân vô biên hiện khắp mọi nơi của chư Phật Như Lai? Thế nào là cảnh giới bất khả tư nghì của chư Phật Như Lai? Thế nào là trí không sai biệt, không nương tựa của chư Phật Như Lai? Thế nào là thân không chướng ngại của chư Phật Như Lai? Đại Bồ tát Phổ Hiền nói với Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử: - Văn Thù Sư Lợi! Pháp môn này khó thấy khó biết, chẳng phải cảnh giới giác hay cảnh giới vô giác, khó có thể tin được. Văn Thù Sư Lợi! Người nào tin được pháp môn này, phải biết người đó đã từng cúng dường vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na-do-tha đức Phật. Văn Thù Sư Lợi! Tôi vì tất cả chúng sanh mù tối nên nói pháp môn này để làm ngọn đèn soi sáng. Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử thưa: - Đúng thế! Đúng thế! Phật tử! Các chúng sanh đó đã từng tu tập vô lượng vô biên công đức trí tuệ, thế nên tôi vì những chúng sanh đó mà hỏi. Các chúng sanh đó có vô lượng vô số nghiệp, phải vào địa ngục, ngã quỷ và súc sanh, nên tôi hiện thân làm cho nghiệp chướng của họ được tiêu trừ. Thế nên tôi vì những chúng sanh đó mà hỏi. Vì những chúng sanh nào không thấy nghe suông mà cúng dường. Đó là những chúng sanh kia. Thế nên tôi hỏi. Phật tử! Người nào không tin pháp môn này thì không bao giờ có thể đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Phật tử! Vì số đông chúng sanh mong được an ổn nên cho vô lượng chúng sanh niềm vui. Vì tất cả lòng thương xót các thế gian nên làm cho nhiều người được lợi ích. Vì sự an ổn khoái lạc của số đông trời người nên nói pháp môn này. Đại Bồ tát Phổ Hiền trả lời Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử: - Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là trí không chướng ngại của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Đó là chư Phật Như Lai ở mười phương thế giới, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một tứ thiên hạ có thể hóa độ trời người và các Bồ tát. Nếu người đáng hiện thân sắc vàng ròng thì chư Phật Như Lai liền vì họ mà thị hiện, làm cho những chúng sanh đó được thấy thân sắc vàng ròng của Như Lai không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh nếu người đáng hiện thân màu Hỏa quang minh diệm như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Hỏa quang minh diệm như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Điện quang minh diệm như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Điện quang minh diệm như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Nhật nguyệt đăng minh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Nhật nguyệt đăng minh của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Tập nhất thiết quang minh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Tập nhất thiết quang minh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Tự tại vương như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Tự tại vương như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Sư tử vương như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Sư tử vương như ý bảo vương của chư Phật Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Sư tử tràng như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Sư tử tràng như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Đế thích vương anh lạc như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Đế thích vương anh lạc như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Nhất thiết chư thiên quang minh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Nhất thiết chư thiên quang minh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Kim cang như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Kim cang như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Ba đầu ma hoa như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Ba đầu ma hoa như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Tùy tâm tư duy như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Tùy tâm tư duy như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Đại lưu ly như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Đại lưu ly như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Đế thích vương đại thanh lưu ly như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Đế thích vương đại thanh lưu ly như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Mã não như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Mã não như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Công đức tạng như ý bảo vương thù thắng thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Công đức tạng như ý bảo vương thù thắng của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Thanh tịnh trang nghiêm như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Thanh tịnh trang nghiêm như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Vô chướng ngại như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Vô chướng ngại như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Bạch chân châu như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Bạch chân châu như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Thanh chân châu như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Thanh chân châu như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Tạp chân châu như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Tạp chân châu như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Hư không quang minh chân châu như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Hư không quang minh chân châu như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ công đức trang nghiêm đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ công đức trang nghiêm đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ trí công đức trang nghiêm đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ trí công đức trang nghiêm đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ ba la mật đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ ba la mật đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ trụ địa đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ trụ địa đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ đà la ni đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ đà la ni đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ tam muội đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ tam muội đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ giải thoát đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ giải thoát đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ vô ngại nhạo thuyết biện tài đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ vô ngại nhạo thuyết biện tài đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ thần thông đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ thần thông đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ đại nguyện đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ đại nguyện đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ phát động tinh tấn đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ phát động tinh tấn đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ đắc an ổn đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ đắc an ổn đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập Bồ tát hạnh đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập Bồ tát hạnh đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập Như Lai đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập Như Lai đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập tùy thuận chúng sanh tâm hạnh đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập tùy thuận chúng sanh tâm hạnh đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập kiếp đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập kiếp đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập thế giới đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập thế giới đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập tam thế thuyết đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập tam thế thuyết đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập tam thế đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập tam thế đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập bất bì quyện tâm đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập bất bì quyện tâm đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Có thể hóa độ chúng sanh, nếu người đáng hiện thân màu Xuất a tăngkỳ làm cho nhập vô sai biệt trí đại hải âm thinh như ý bảo vương thì chư Phật Như Lai liền vì họ thị hiện, làm cho chúng sanh đó được thấy thân màu Xuất a tăng kỳ làm cho nhập vô sai biệt trí đại hải âm thinh như ý bảo vương của Như Lai, không có chướng ngại. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất vọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Như đại lưu ly như ý bảo vương bị quấn trong vải dơ, dựa theo tấm vải dơ cho nên hiện ra nhiều sự kiện, nhưng đại lưu ly như ý bảo vương không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt và xa lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy hiện ra nhiều sự kiện. Vì sao? - Vì tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Như thế chư Phật Như Lai Ứng Chánh biến tri nương vào pháp bất cọng có thể hóa độ chúng sanh, thị hiện các loại sắc hạnh như vậy mà chư Phật Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy. Không phân biệt và xa lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy có thể thấy các sự kiện nhiều loại khác nhau. Vì sao? - Vì được ương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là trí không chướng ngại của chư Phật Như Lai. Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai ở mười phương thế giới, tất cả chủng loại thế giới khác nhau. Mỗi một thế giới hay thế giới nhiều như bụi trần nhập vào trí biển lớn thế giới nhiều như bụi trần như vậy không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Tất cả thế giới chủng loại khác nhau, mỗi một thế giới, mỗi một tứ thiên hạ, công đức tất cả thế giới nhiều như bụi trần khác nhau, mỗi một công đức trang nghiêm biển lớn. Trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau trí nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, biển lớn công đức trang nghiêm. Trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy thế giới chủng loại khác nhau, biển lớn ba la mật số nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn trụ địa nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn đà la ni nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn tam muội nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn giải thoát nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn biện tài nhạo thuyết vô ngại nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn thần thông nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn đại nguyện nhiều như bụi trần trong tất cả cõi Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn phát tâm chuyên cần tinh tấn nhiều như bụi trần trong tất cả cõi Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn đạt an ổn nhiều như bụi trần trong tất cả cõi Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho vào hạnh Bồ tát nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho thâm nhập Như Lai nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho nhập vào tâm hạnh tùy thuận chúng sanh nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho nhập kiếp nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho nhập vào thế giới nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho nhập vào tam thế thuyết nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, biển lớn làm cho nhập vào ba đời nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, tất cả biển lớn làm cho nhập vào tâm không nhọc mệt nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Như vậy, chủng loại thế giới khác nhau, tất cả biển lớn làm cho nhập vào trí không sai biệt nhiều như bụi trần trong tất cả cõi nước Phật, trong khoảng mỗi một niệm có vô số trí thuyết khác nhau, không có chướng ngại. Vì sao? - Vì đã được trí tự nhiên. Văn Thù Sư Lợi! Ví như trong núi, sông, hang sâu... nghe có tiếng vang. Nương vào âm thanh khác nhau, danh tự khác nhau mà phát ra những loại âm thanh khác nhau; nhưng núi, hang... không có phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy; không khởi tâm phân biệt, lìa sự phân biệt, nhiều loại âm thanh như vậy tự nhiên xuất hiện. Vì sao? - Vì tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Âm thanh thuyết pháp của chư Phật Như Lai tùy theo tâm chúng sanh cũng như vậy. Tùy theo những chúng sanh nào có thể hóa độ, chư Phật dùng vô số pháp môn, nghe những loại âm thanh và nhiều thứ ngôn từ, nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt. Tự nhiên như vậy, không phân biệt và xa lìa sự phân biệt. Tự nhiên như vậy mà xuất hiện nhiều loại âm thanh. Vì sao? - Vì chư Phật đã đạt sự tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt trí không chướng ngại của chư Phật Như Lai. Nếu như nói rộng thì cùng tận đời vị lai cho đến vô số kiếp cũng không thể nói hết. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là sức giáo hóa chúng sanh của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nhục kế của chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, nơi từng thế giới hay mỗi một Diêm Phù Đề đều không có chướng ngại, không có sai khác. Nhục kế ấy bao phủ tất cả pháp giới hư không, tất cả thế gian, giáo hóa chúng sanh, trọn đời vị lai cho đến khắp cả vô biên thế giới trong vô số kiếp không có ngừng nghỉ. Văn Thù Sư Lợi! Thế nên trong ba mươi hai tướng của Như Lai, nơi mỗi một tướng hiện khắp mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, mỗi một thế giới hay mỗi một Diêm Phù Đề đều không bị chướng ngại, không có sai khác. Tướng ấy bao phủ tất cả pháp giới hư không, tất cả thế gian, giáo hóa chúng sanh tận đời vị lai cho đến khắp vô biên thế giới trong vô số kiếp không có ngừng nghỉ. Văn Thù Sư Lợi! Tám mươi vẻ đẹp của Như Lai cũng như vậy, cứ mỗi một vẻ đẹp hiện khắp mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, nơi mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề không có chướng ngại, không có sự sai khác. Vẻ đẹp ấy bao phủ tất cả pháp giới hư không và tất cả thế gian để giáo hóa chúng sanh trọn đời vị lai cho đến khắp vô biên thế giới trong vô số kiếp không có ngừng nghỉ. Văn Thù Sư Lợi! Tất cả lỗ chân lông của Như Lai cũng như vậy, nơi mỗi một lỗ chân lông hiện khắp mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, nơi mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề đều không bị chướng ngại, không có sự sai khác. Tất cả lỗ chân lông ấy bao phủ tất cả pháp giới hư không và tất cả thế gian, giáo hóa chúng sanh trọn đời vị lai cho đến khắp vô biên thế giới trong vô số kiếp không có ngừng nghỉ. Văn Thù Sư Lợi! Tất cả của cải của Như Lai hiện khắp mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, nơi mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề đều không bị chướng ngại, không có sự sai khác. Tất cả của cải ấy bao phủ khắp pháp giới hư không và tất cả thế gian, giáo hóa chúng sanh trọn đời vị lai cho đến khắp vô biên thế giới trong vô số kiếp không có ngừng nghỉ. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Tương ưng với pháp bất cọng nghĩa là nương vào sức bổn nguyện đó có sức sống mãi với các chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt về sức giáo hóa chúng sanh của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là chư Phật Như Lai hiện hữu khắp nơi? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề, mỗi một hạt bụi. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha tất cả thế giới nhiều như bụi trần, mỗi một thế giới nhiều như bụi trần có nhiều loại biển lớn Bồ tát sai khác nhau. Nhiều trú xứ như vậy mà không bị chướng ngại. Tất cả chúng sanh ở nơi bốn thiên hạ các núi Tu Di, núi Đại Tu Di, núi Chất Ca La, núi Ma Ha Chất Ca La, thành ấp, xóm làng, các cõi nước..., sông to, hồ rộng không có sự chướng ngại, vẫn như vậy, không có sự khác nhau mà có sự thể này. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Tùy theo tâm của chúng sanh, tùy theo chúng sanh nào có thể hóa độ, cho nên trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Đế thích, Phạm thiên, người và phi nhân, các Bồ tát,.v.v... mỗi loại đều thấy chư Phật Như Lai hiện hữu trước mặt họ. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Ví như giữa đêm rằm, trong Diêm Phù Đề, hoặc người nam, người nữ, thiếu nam, thiếu nữ... tất cả đều thấy trăng tròn hiển hiện, nhưng trăng tròn đó không có phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Tất cả đều thấy thật là tự nhiên mà trăng không phân biệt và xa lìa sự phân biệt. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai cũng như vậy. Mười phương thế giới, tất cả thế giới, nơi trú xứ của chúng sanh, tùy theo tâm của họ, tùy chúng sanh nào có thể hóa độ mà mỗi loài đều thấy chư Phật Như Lai hiển hiện trước mặt. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt nên tự nhiên như vậy. Tất cả đều thấy tự nhiên như vậy mà Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Đây là nói tóm tắt về sự hiện hữu khắp nơi của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là thanh tịnh cõi Phật của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, nhiều nơi trú xứ, mỗi một thế giới, trong mỗi một bụi trần nhập tất cả thế giới biển lớn công đức trang nghiêm vào biển thế giới nhiều như bụi trần, có vô số trí thuyết khác nhau có thể thanh tịnh cõi Phật. Hoặc có biển thế giới biển lớn trí công đức trang nghiêm, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Hoặc có biển thế giới biển lớn ba la mật có vô số trí thuyết khác nhau có thể thanh tịnh cõi Phật. Hoặc có biển thế giới biển lớn trụ địa có vô số trí thuyết khác nhau có thể thanh tịnh cõi Phật. Hoặc có biển thế giới biển lớn đà la ni có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Hoặc có biển thế giới biển lớn tam muội có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Hoặc có biển thế giới biển lớn giải thoát có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới biển lớn vô ngại nhạo thuyết biện tài có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới biển lớn thần thông có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới biển lớn đại nguyện có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới biển lớn phát cần tinh tấn có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới đạt biển lớn an ổn có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn hạnh Bồ tát, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn Như Lai có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn tùy thuận tâm hạnh chúng sanh, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn kiếp, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn thế giới, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn thuyết ba đời, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn ba đời, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn tâm không mỏi mệt, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Có biển thế giới làm cho nhập vào biển lớn trí không sai khác, có vô số trí thuyết khác nhau, có thể thanh tịnh cõi Phật. Nhưng chư Phật Như Lai bổn xứ vẫn bất động. Vì sao? - Vì đã đạt được pháp bất động. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt cõi nước của chư Phật Như Lai mà không có sự sợ hãi. Nếu nói rộng thì trọn kiếp số đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là thân vô biên của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một tứ thiên hạ, quá năm mươi thế giới biển lớn bụi trần thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha số nhiều như bụi trần biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát trong đại chúng Bồ tát của chư Phật Như Lai; hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần thế giới số nhiều như bụi trần, có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha số nhiều như bụi trần biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát và đại chúng Bồ tát của chư Phật Như Lai... tất cả đều được vô số biển lớn công đức thù thắng nhiều loại khác nhau để tự trang nghiêm. Vì đã đạt được sức giữ vững công đức thù thắng nhiều loại khác nhau như vậy, tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau. Các biển lớn công đức thù thắng trang nghiêm để tự trang nghiêm vì đã đạt được sức giữ vững công đức thù thắng trang nghiêm chủng loại khác nhau như vậy. Tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha số nhiều như bụi trần đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai, biển lớn đại chúng, tất cả Bồ tát, tất cả đều được biển lớn vô số chủng loại khác nhau các ba la mật thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các ba la mật thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng Bồ tát, tất cả Bồ tát, chư Phật Như Lai nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số biển lớn chủng loại khác nhau các trụ địa thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các trụ địa thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn đà la ni thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các đà la ni thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn tam muội thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các tam muội thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn giải thoát thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các giải thoát thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi mỗi Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn vô ngại nhạo thuyết biện tài thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các vô ngại nhạo thuyết biện tài thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn thần thông thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các thần thông thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiện tiền. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn đại nguyện thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các đại nguyện thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiện tiền. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn công đức trang nghiêm thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các công đức trang nghiêm thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn trí công đức trang nghiêm thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững các trí công đức trang nghiêm thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào Bồ tát hạnh thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào Bồ tát hạnh thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào Như Lai thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào Như Lai thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào tâm hạnh tùy thuận chúng sanh thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào tâm hạnh tùy thuận chúng sanh thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào tam muội thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào tam muội thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào thế giới thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào thế giới thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào tam thế thuyết thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào tam thế thuyết thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào ba đời thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào ba đời thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, có vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào tâm không mỏi mệt thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào tâm không mỏi mệt thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn đại chúng, mỗi một Bồ tát, đại chúng Bồ tát, chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, tất cả đều được vô số chủng loại khác nhau các biển lớn làm cho nhập vào trí vô sai biệt thù thắng để tự trang nghiêm. Vì đạt được sức giữ vững làm cho nhập vào trí vô sai biệt thù thắng chủng loại khác nhau như vậy, nên tất cả đều được thấy số chư Phật Như Lai như vậy hiển hiện. Văn Thù Sư Lợi! Như vậy là nói tóm tắt các tướng hy hữu đạt được những y chỉ như hành thiện tri thức, phát tâm chuyên cần tinh tấn, được tâm an ổn, giáo hóa chúng sanh, thọ ký giới cấm, nhập hạnh Bồ tát, nhập hạnh Như Lai, nhập hạnh chúng sanh, nhập biển thế giới, nhập biển các kiếp, nhập pháp ba đời, nhập tâm phát khởi, không sanh mỏi mệt, các trí sai biệt đà la ni môn, nói về những tâm hiền thiện bao trùm của chư Như Lai, các hạnh Phổ Hiền, các loại pháp tướng của tâm đại bi, nhân duyên tâm Bồ-tát, cung kính thiện tri thức, các hạnh phát tâm, những hạnh tu thanh tịnh, các ba la mật, như thật hiểu biết, được các đường như thật nhập vào các lực, diệu lực bình đẳng, thuyết các pháp Phật, chuyên giữ nói lưu loát, các trí tăng thượng, đạt không chấp trước, tâm được bình đẳng, phát sanh các trí, thể hiện ứng hóa, nắm giữ các pháp, được an ổn lớn, thâm nhập các pháp sâu xa, nương tựa Phật pháp, nương tựa để trụ, được sanh tâm từ, không có tâm khiếp nhược, dứt các lưới nghi, được phát khởi tâm, tâm không thể nghĩ bàn. Dực vào ý nào để nói các loại phương tiện? - Dựa vào các trí phương tiện khác nhau để nói, được các tam mội, được tất cả nhập, được các giải thoát, các thông, các minh. Tất cả được tâm tự tại giải thoát, những ao nước trong lành, những lầu gác tốt đẹp, những trang nghiêm thù thắng, các tâm không lui sụt, không bỏ tâm trụ vào tất cả trực tâm, trí tuệ như biển giống như các châu báu. Bồ tát phát tâm được như Kim cang để phát khởi tâm phát tâm đại thừa, phát tâm bình đẳng, phát tâm cứu cánh, được những tâm tôn trọng không hủy hoại. Thọ ký các pháp hồi hướng các căn lành, được trí tăng thượng, phát tâm bình đẳng vô biên không thiên lệch, được những kho báu, được những giới cấm, được những tự tại, được những nhanh chóng. Tất cả cảnh giới, tất cả các lực, tất cả không sợ hãi, đầy đủ vô lượng pháp bất cọng, giáo hóa tất cả các Bồ tát... Tất cả nghiệp thân, tất cả các thân, được các nghiệp khẩu, phát tâm các tâm, tâm bao trùm khắp tất cả các căn, các tâm ngay thật, các tâm tăng thượng, các hạnh các tín, nhập vào thế giới tín, nhập các huân tập, được nhập các giới, vào hạnh như thật, vào hạnh thành tựu, vào địa vị Bồ tát, các pháp định Bồ tát, các pháp tiến đến con đường đạo, thân cận thiện tri thức, được các thiện tri thức, đạo phi đạo, lượng phi lượng, thành tựu kiến đạo, đầy đủ công đức của đạo, tu hành các đạo, trang nghiêm các đạo. Văn Thù Sư Lợi! Tất cả đều được giảng nói rộng rãi như vậy, nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và xa lìa phân biệt mà tự nhiên như vậy. Chư Phật không phân biệt, xa lìa phân biệt, tự nhiên như vậy mà thị hiện đủ thứ. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thế nên Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ, nơi mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề một thời thị hiện, tùy theo chúng sanh nào có thể hóa độ, tự họ sẽ thấy chư Phật Như Lai. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt, lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Như Lai không phân biệt, lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy mà thị hiện đủ thứ. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng và vì thân Như Lai không có chướng ngại. Văn Thù Sư Lợi! Đây là nói tóm tắt về thân vô biên của chư Phật Như Lai, nếu nói rộng thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là sự thấy biết khắp tất cả của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Ta sẽ nói thí dụ. Vì sao? - Người có trí tuệ dựa vào những thí dụ mà được hiểu nghĩa rõ ràng. Văn Thù Sư Lợi! Như ao rộng năm trăm do-tuần, hoặc ngàn do-tuần, nước ao tràn đầy đến mặt đất. Có hoa và lá sen rất lớn phủ kín mặt ao. Có một người ngồi trong xe sắt chạy trên hoa lá sen ấy. Bánh xe sắt có đủ ngàn căm, xe này do ngựa kéo chạy nhanh vô cùng, hơn cả chim đại bàng. Xe sắt đó chạy nhanh chóng như vậy mà không bị nước làm ướt bánh xe và căm xe, cho đến chân ngựa. Bánh xe và chân ngựa không làm hư hao lá hoa sen. Người trên ao đó chạy xe như vậy. Ngay lúc ấy, trong ao sinh ra con rắn độc lớn. Lúc ấy thế nào? Bánh xe và chân ngựa lúc ấy cùng chuyển theo ý nghĩ kia. Con rắn độc lớn bò quanh xe bảy vòng. Văn Thù Sư Lợi! Lúc ấy thế nào? Rắn độc lớn bò quanh xe một vòng, dựa theo sát-na đó, Tỳ kheo A-Nan thuyết pháp mười lần cho khắp tất cả, và tôn giả còn chỉ dạy ý nghĩa của pháp ấy nữa. Lúc ấy thế nào? Tỳ kheo A-Nan thuyết pháp khắp tất cả, dựa theo sát-na đó Tỳ kheo Xá Lợi Phất thuyết pháp ngàn lần khắp tất cả, làm cho chúng sanh được hiểu biết. Những lúc ấy thế nào? Tỳ kheo Xá Lợi Phất thuyết pháp khắp tất cả, dựa theo sát-na đó, đại Mục Kiền Liên có thể vượt ngoài tám mươi ngàn thế giới. Lúc ấy thế nào? Đại Mục Kiền Liên vượt hơn một thế giới, dựa vào sát-na đó chư Phật Như Lai nơi tất cả thế giới, tất cả trú xứ, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề, nơi tất cả thời gian, không gian lúc trước hay sau, các ngài từ trời Đâu Suất giáng sanh rồi đi xuất gia, thực hành khổ hạnh, ngồi nơi đạo tràng, chinh phục giặc ma, thị hiện chứng thành chánh giác, chuyển bánh xe pháp, thị hiện Niết-bàn, gìn giữ pháp Phật, thị hiện các pháp bị diệt vong. Chư Phật có thể làm cho tất cả ngoại đạo ngay trong các sự tu hành trong bổn sanh của Phật, họ thấy cùng một lúc chứ không có thấy trước hay sau. Vì sao? - Vì không bị chướng ngại; không bị chướng ngại vì không sai biệt; không sai biệt vì không y chỉ. Văn Thù Sư Lợi! Như chiếc áo vô giá bằng ngọc báu đại lưu ly như ý, được quấn trong thân. Dựa vào chiếc áo ấy mà thấy các loại hình tướng, nhưng ngọc báu đại lưu ly như ý không có phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không có phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy mà thấy các loại hình tướng. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai Ứng Chánh biến tri cũng như vậy, có thể hóa độ chúng sanh nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, tất cả trú xứ cùng một thời gian, không có lúc trước sau. Từng ý nghĩ như vậy, các chúng sanh thấy nhiều hiện tượng khác nhau, nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy mà thấy những sự khác nhau. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thí như mặt trăng hay mặt trời có thể hiện rõ ở ngay trong nước sạch đựng trong các vật mà không bị chướng ngại trong Diêm Phù Đề. Nhưng mặt trời hay mặt trăng vẫn không di động. Văn Thù Sư Lợi! Đức Như Lai Ứng Chánh biến tri cũng vậy, ở nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới không bị ngăn ngại cũng như vậy. Những chúng sanh có thể hóa độ, tâm họ thanh tịnh đều được thấy đức Như Lai. Nhưng chư Phật Như Lai ở trời Đâu Suất Đà như như bất động. Như vậy, mười phương tất cả thế giới, tất cả chúng sanh trong tâm phát khởi đều được thấy Phật hiện hữu trước mặt. Vì sao? - Vì Như Lai được trí bất thối. Văn Thù Sư Lợi! Thí như tất cả chúng sanh trong thế gian, dựa theo những quả báo cao - thấp - vừa thì những nghiệp hữu vi cao - thấp - vừa đều được thành tựu. Nhưng nghiệp hữu vi không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt, lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy mà nhiều loại những sự kiện như vậy được thành tựu. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Những chúng sanh đó dựa vào nghiệp quả báo cao - thấp - vừa cho nên thấy chư Phật Như Lai có cao - thấp - vừa. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy mà thấy có cao - thấp - vừa. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thí như một trận mưa - có màu sắc và mùi vị như nhau - rơi xuống Diêm Phù Đề, tùy theo vật chứa nước mưa mà có những loại màu sắc, những mùi vị, những hương thơm khác nhau, nhưng trận mưa lớn không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt, lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy có sắc, hương, vị khác nhau. Vì sao? - Vì tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai pháp giới một vị, tùy chúng sanh nào có thể được hóa độ mà thấy các pháp có nhiều loại khác nhau. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt, lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy thấy các pháp có khác nhau. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thí như nơi nào sanh ra ngọc Tự tại như ý bảo vương thì nơi ấy không có sắt sanh, nơi đó không có những loại đồ vật bằng sắt. Vì sao? - Vì tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Nơi nào phát sanh ánh sáng của chư Phật Như Lai thì nơi ấy không sinh ánh sáng của lửa, sánh sáng của điện, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng; không sinh các loại ánh sáng như ý ma ni bảo vương, không sinh ánh sáng của trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, vua trời Đế Thích, Đại Phạm thiên vương, Hộ thế tứ vương.v.v... Nơi ấy không thi hành sắc lệnh của thiên tử. Nơi ấy không sanh bốn dòng họ khác nhau. Nơi ấy không sanh tám nạn như: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh... Nơi ấy không sanh mười nghiệp đạo ác. Nơi ấy không sanh các thứ hoan lạc. Nơi ấy không sanh những ngoại đạo khác có đời sống xấu ác như Ni-kiền-tử... Văn Thù Sư Lợi! Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Như Lai không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy nên không sanh những sự việc. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt cảnh giới không thể suy tư mô tả của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. 5Đức Phật bảo: - Văn Thù Sư Lợi! Thế nào là trí tự nhiên của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Thí như mười phương đều hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha thế giới nhiều như bụi trần, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề, nơi khoảng từng ý nghĩ thấy sắc thân Phật, tất cả đều thấy cùng một lúc, chẳng phải thấy trước hay thấy sau. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy; cùng một lúc thấy khắp tất cả. Vì sao? -Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Mười phương đều hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha thế giới nhiều như bụi trần, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề, nơi khoảng từng ý nghĩ, trí tự nhiên của chư Phật Như Lai dựa theo thiện căn khác nhau, tu hành khác nhau của các chúng sanh, tất cả nhiều loại kỹ thuật khác nhau mà hiện tự nhiên. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Như Lai không phân biệt, xa lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy hiện các kỹ thuật. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Nơi mười phương thế giới, tất cả biển thế giới, tất cả trú xứ, thế gian và xuất thế gian, tất cả pháp thành tựu, tất cả những sự việc đó đều hiện trước mắt chư Phật Như Lai một cách tự nhiên. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thí như mặt đất nương tựa vào mặt đất, giữ gìn tất cả hạt giống cỏ cây và những rừng cây... Đất có khả năng nuôi dưỡng cây sanh trưởng, cao thấp, lớn nhỏ đều được thành tựu, nhưng mặt đất đó không có phân biệt, lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Đất không phân biệt, lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy mà sanh trưởng cao thấp, lớn nhỏ được thành tựu. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Như thế, dựa vào sự giữ gìn của chư Phật Như Lai nơi cõi biển thế giới mười phương, ngoại đạo Ni-kiền-tử... sự tạo nghiệp của tất cả và những nghiệp thiện căn của các chúng sanh, hoặc nghiệp thế gian và xuất thế gian, sanh trưởng rộng hẹp, lớn nhỏ mà được thành tựu. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Như Lai không phân biệt, lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy, sanh trưởng rộng hẹp, lớn nhỏ đều thành tựu. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thí như có người đến nơi có cây cỏ thuốc trừ được gai độc thì những gai độc ấy đều tự rơi rớt ra, nhưng chỗ đến ấy không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy. Không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy. Những gai độc ấy bị cỏ thuốc đều tự rơi rụng. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Như thế, tất cả các chúng sanh,... cho đến hiểu tận tường chư Phật Như Lai hoặc có người trải qua chút ít thì các chúng sanh đó nhân nơi nhân này mà tất cả quả tham dục, sân hận, ngu si đều được rơi rụng. Nhưng chư Phật Như Lai không phân biệt, lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt, lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy, quả tham sân si đều rơi rụng. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Thí như ngọc như ý bảo vương tùy sự mong cầu của các chúng sanh, đều được ban cho, nhưng ngọc như ý bảo vương không phân biệt và lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy, không phân biệt và lìa sự phân biệt, tự nhiên như vậy, người nào có sự mong cầu đều được ban cho. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Nếu có người, trời hoặc các đại Bồ tát,... đi đến chỗ chư Phật Như Lai muốn được nghe pháp, suy ngẫm ý nghĩa.v.v... thì những vị trời, người,... đó, tất cả đều được nghe pháp như vậy. Nhưng chư Phật Như Lai không không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy. Không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên như vậy, tất cả đều được nghe pháp như thế. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt trí không chướng ngại của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là cảnh giới bất khả tư nghì của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, tất cả bụi trần, mỗi một bụi trần đều nhập vào tất cả biển thế giới, bụi trần thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề cũng như vậy. Văn Thù Sư Lợi! Hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần số thế giới nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na-do-tha biển lớn công đức trang nghiêm nhiều loại khác nhau của chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần, có vô số những loại pháp thuyết khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ, không bị trở ngại, không có sự sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn trí công đức trang nghiêm nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy biển lớn ba la mật nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn trụ địa nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn đà la ni nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn tam muội nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn giải thoát nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn nhạo thuyết biện tài vô ngại nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn được an ổn nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn làm cho nhập vào Bồ tát hạnh nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn trrụ địa nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn làm cho nhập vào Như Lai nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn làm cho nhập vào sự tùy thuận tâm hạnh của chúng sanh nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn làm cho nhập vào thế giới nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Như vậy, biển lớn làm cho nhập kiếp nhiều loại khác nhau, có vô số pháp thuyết khác nhau, nhiều việc khác nhau, thị hiện trong từng ý nghĩ mà không trở ngại, không sai khác, khắp pháp giới hư không, không bờ bến, giữ gìn tận cùng số kiếp đời vị lai. Văn Thù Sư Lợi! Mười phương thế giới, tất cả thế giới, biển lớn thế giới của quá khứ, vị lai, hiện tại, chư Phật Như Lai nơi tất cả chân lông, mỗi một chân lông, nơi tất cả mọi thời không có thời gian trước hay sau đều thị hiện. Vì sao? Vì chư Phật đã đạt đến đời bất nhị. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt cảnh giới bất khả tư nghì của chư Phật Như Lai. Nếu muốn nói rộng thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là sự thấy cùng khắp của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai trong mười phương thế giới, tất cả thế giới thấy các chúng sanh hoặc sanh hoặc diệt, hoặc vào đường lành, hoặc vào đường ác. Như thế, chư Phật Như Lai thấy tướng trên đỉnh của Như Lai, thấy tướng hào quang trắng của Như Lai, thấy tất cả tướng của Như Lai như vậy. Từ một tướng thấy khắp tất cả những tướng tốt đẹp của Như Lai, mỗi một tướng Như Lai thấy khắp tất cả. Thế nên tất cả lỗ chân lông của Như Lai, từ mỗi một lỗ chân lông thấy khắp tất cả, thấy cùng một lúc chứ không thấy trước hay sau. Thấy các chúng sanh nơi tất cả thế giới, hoặc sanh hay diệt, hoặc vào đường lành hay vào đường dữ. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt sự thấy cùng khắp của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là danh xưng của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề, mỗi một bụi trần, tất cả thế giới bụi trần, nhập vào biển tất cả thế giới. Như vậy, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề, nơi từng ý nghĩ, chúng sanh số nhiều như bụi trần trong tất cả thế giới, Như Lai thị hiện một cách nhanh chóng không bị chướng ngại, không sai khác khắp pháp giới hư không, không bờ bến, có thể giáo hóa chúng sanh, giữ gìn cho đến tận cùng số kiếp đời vị lai. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Ở các cõi nước nhanh chóng như vậy, với thân nhanh chóng như vậy, với nguyện nhanh chóng như vậy, với cảnh giới nhanh chóng như vậy, với trí tuệ nhanh chóng như vậy, với thần thông nhanh chóng như vậy, với lực nhanh chóng như vậy, tất cả những sự thể nhanh chóng như vậy, khoảng từng ý nghĩ đều thị hiện nhanh chóng nơi tất cả thế giới nhiều như bụi trần mà không có chướng ngại, không có sai khác, khắp pháp giới hư không, không có bờ bến, có thể giáo hóa chúng sanh giữ gìn cho đến tận cùng kiếp số đời vị lai. Vì sao? - Vì được tương ưng với pháp bất cọng. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt danh xưng của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là không y chỉ và không sai biệt của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai không sai biệt với thế giới này, mà còn không sai biệt với thế giới khác nữa. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không y chỉ thế giới này và cũng không y chỉ thế giới khác. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không sai biệt nơi Diêm Phù Đề này, mà còn không sai biệt nơi Diêm Phù Đề khác nữa. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không y chỉ Diêm Phù Đề này và cũng không y chỉ Diêm Phù Đề khác. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không sai biệt nơi đường súc sanh này mà còn không sai biệt nơi đường súc sanh khác. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không sai biệt nơi đường ngạ quỷ này mà còn không sai biệt nơi đường ngạ quỷ khác. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không y chỉ nơi đường súc sanh này và cũng không y chỉ nơi đường súc sanh khác. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai không sai biệt nơi cõi Dục để y chỉ nơi cõi Sắc. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt về sự không y chỉ, không sai biệt của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là thân chư Phật Như Lai không có chướng ngại? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, biển lớn cõi nước, tất cả trú xứ, vô biên các chúng sanh trong ba đời, tùy theo tâm của họ, tùy theo chúng sanh nào đáng được hóa độ, thì trong khoảng từng ý nghĩ, nơi đảnh tướng của chư Phật Như Lai thị hiện pháp tướng sanh diệt. Chúng sanh nào đáng được thấy, nghe thì chư Phật làm cho họ được thấy, nghe và hiểu. Hư không bao la còn có thể thấy được, nhưng họ không bao giờ có thể thấy được đảnh tướng của Như Lai. Như thế, Như Lai nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, biển lớn cõi nước, tất cả trú xứ, vô biên tất cả chúng sanh trong ba đời, tùy theo tâm của họ, tùy theo chúng sanh nào đáng được hóa độ thì trong khoảng ý nghĩ, tất cả tướng tốt của Như Lai, mỗi mỗi tướng tốt, tất cả lỗ chân lông, mỗi mỗi lỗ chân lông đều được thị hiện pháp tướng sanh diệt. Nếu chúng sanh nào đáng được thấy, nghe thì Như Lai làm cho họ được thấy, nghe và hiểu. Hư không bao la còn có thể thấy, nhưng tướng một lỗ chân lông của chư Phật Như Lai thì không bao giờ thấy được. Có những vị Bồ tát hay trời, người nào, tùy tâm chúng sanh, tùy theo chúng sanh nào có thể hóa độ được, nên nương vào pháp tướng sanh diệt để thuyết pháp cho họ. Nếu họ đã có niềm tin thì hãy làm cho họ thâm nhập trong pháp ấy. Văn Thù Sư Lợi! Nếu có vị Bồ tát hay trời, người nào thấy đảnh tướng Như Lai mà phát vô lượng biển lớn công đức trang nghiêm để nói những pháp khác nhau; biết pháp như vậy rồi, những vị ấy giảng nói cho chúng sanh, làm cho họ được nghe và tin hiểu, thâm nhập trong pháp. Hoặc có chúng sanh biết vô số lời pháp khác nhau về biển lớn trí công đức trang nghiêm, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn ba la mật, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn trụ địa, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn đà la ni, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn tam muội, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn giải thoát, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn nhạo thuyết biện tài vô ngại, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn thần thông, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn phát cần tinh tấn, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn đắc an ổn, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào hạnh Bồ tát, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào Như Lai, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào hạnh tùy thuận tâm chúng sanh, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào thế giới, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào kiếp, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào ba đời, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào thuyết ba đời, Có chúng sanh nghe vô số âm thanh lời pháp thù thắng về biển lớn làm cho nhập vào tâm không mỏi mệt, Hoặc có Bồ tát hay trời người thấy nơi đảnh tướng của Phật phát ra vô số biển lớn trí không sai khác và lời pháp khác nhau... Biết pháp như vậy rồi, họ giảng nói cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được nghe và tin hiểu, thâm nhập trong pháp. Như vậy, từng ý nghĩ nơi tất cả tướng tốt, mỗi một tướng tốt, tất cả lỗ chân lông, mỗi mỗi lỗ chân lông; như vậy nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới, mỗi một thế giới, tùy tâm chúng sanh, tùy theo chúng sanh có thể hóa độ, Bồ tát và trời người thấy tướng một lỗ chân lông của chư Phật Như Lai phát ra vô số biển pháp khác nhau và lời pháp khác nhau. Biết pháp như vậy rồi, các vị ấy giảng nói cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được nghe và tin hiểu, thâm nhập trong pháp. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt về thân không chướng ngại của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là đảnh tướng không thể thấy được của chư Phật Như Lai? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là hơn năm mươi thế giới chư Phật Như Lai số nhiều như bụi trần nơi biển lớn nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na do tha biển lớn chư Phật Như Lai, Bồ tát, đại Bồ tát, đại chúng số nhiều như bụi trần. Văn Thù Sư Lợi! Như vậy hơn năm mươi thế giới biển lớn bụi trần thế giới số nhiều như bụi trần, vô số trăm ngàn vạn ức na do tha biển lớn chư Phật Như Lai, Bồ tát, đại Bồ tát, đại chúng số nhiều như bụi trần. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có Bồ tát thấy thân Như Lai cao một trăm do tuần, Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, một trăm do tuần... Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao một ngàn do tuần, Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, ngàn do tuần, Có Bồ tát ở ngay trong đại chúng thấy thân Như Lai cao ngàn do tuần, Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi ngàn do tuần. Như vậy, hoặc có Bồ tát ở ngay trong đại chúng thấy thân Như Lai cao ngàn do tuần. Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi ngàn do tuần. Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao ức do tuần. Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi bốn mươi ức do tuần. Như vậy hoặc có Bồ tát thấy thân Như Lai cao ngàn ức do tuần. Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi ức do tuần. Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao vạn ức do tuần. Có Bồ tát thấy thân Như Lai cao mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi ngàn ức do tuần. Nơi mười phương thế giới, tất cả vùng biển thế giới, tất cả Diêm Phù Đề cùng một lúc đều thấy Như Lai chứ không thấy trước hoặc sau. Văn Thù Sư Lợi! Thí như có vị đại Bồ tát trụ bất tư nghì giải thoát tam muội, nơi khoảng từng ý nghĩ, thế giới bụi trần trong năm mươi thế giới dùng làm một bước, đi đến thế giới phương Đông, vị ấy bước một bước. Hơn năm mươi thế giới biển lớn thế giới số nhiều như bụi trần, vị ấy đi về phương Đông vì muốn quán sát đảnh tướng Như Lai. Cứ như vậy mà đi, vị ấy trải qua năm mươi thế giới biển lớn số kiếp nhiều như bụi trần và đi đến chỗ ấy để quán sát đảnh tướng Như Lai cao gấp hai lần. Vì sao? - Vì Như Lai được tương ưng với pháp bất cọng vậy. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt đảnh tướng Như Lai không thể quán sát. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Thế nào gọi là chư Phật Như Lai giữ gìn hạnh Bồ tát giáo hóa chúng sanh? Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là chư Phật Như Lai nơi mười phương thế giới, số thế giới nhiều như bụi trần vẫn còn là ít. Chư Phật Như Lai vượt hơn số này nơi tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một bụi trần giáo hóa hành sự. Văn Thù Sư Lợi! Nghĩa là tùy theo số bao nhiêu trong thân Như Lai thì nói về hạnh Bồ tát bấy nhiêu. Như vậy, không thấy đảnh tướng Như Lai. Tất cả các tướng trong mỗi một tướng, tất cả các vẻ đẹp trong mỗi một vẻ đẹp, tất cả chân lông trong mỗi một chân lông,... Như Lai thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng trong tất cả thế giới số nhiều như bụi trần. Hoặc thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng công đức trang nghiêm trong tất cả thế giới số nhiều như bụi trần. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng trí công đức trang nghiêm. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng ba la mật. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng trụ địa. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng đà la ni. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng giải thoát. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng vô ngại nhạo thuyết biện tài. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng đại nguyện. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng đắc an ổn. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng làm cho nhập vào Như Lai. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng làm cho nhập vào tùy thuận tâm hạnh chúng sanh. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng làm cho nhập vào thế giới. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng làm cho nhập vào kiếp. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng làm cho nhập vào thuyết ba đời. Thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng làm cho nhập vào tâm không mỏi mệt. Văn Thù Sư Lợi! Như vậy Như Lai thường phát ra vô số biển lớn ánh sáng, biển lớn trí không sai biệt, không chướng ngại, không sai biệt, khắp pháp giới hư không không có bờ bến, số kiếp giữ gìn giáo hóa chúng sanh mà không có sự sợ hãi. Văn Thù Sư Lợi! Chư Phật Như Lai với những sự không thể nghĩ bàn như vậy. Nơi mười phương thế giới, tất cả biển lớn thế giới, một khi các Ngài nghĩ đến biển lớn chúng sanh là đồng thời giáo hóa. Hoặc có biển chúng sanh, chư Phật dùng vô số biển lớn công đức trang nghiêm khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn trí công đức trang nghiêm khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn ba la mật khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn tam muội khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn giải thoát khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn nhạo thuyết biện tài vô ngại khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn thần thông khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn đại nguyện khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn phát cần tinh tấn khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn đắc an ổn khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn làm cho nhập vào hạnh Bồ tát khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn làm cho nhập vào Như Lai khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn làm cho nhập vào tùy thuận tâm hạnh chúng sanh khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn làm cho nhập vào thế giới khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Có biển chúng sanh chư Phật dùng vô số biển lớn làm cho nhập vào kiếp khác nhau và trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Như vậy, hoặc có biển chúng sanh chư Phật làm cho nhập vào ba đời. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào thuyết ba đời. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào tâm không mỏi mệt. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào trí không sai biệt. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào cõi nước trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào pháp trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào thân trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào nguyện trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào cảnh giới trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào trí trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào thần thông trí nhanh chóng. Có biển chúng sanh làm cho nhập vào trí lực nhanh chóng. Như vậy, chư Phật luôn nhớ nghĩ đến biển lớn chúng sanh, tất cả số bụi trần, tất cả bao nhiêu trí số nhiều như bụi trần, các Ngài dùng vô số trí thuyết khác nhau để giáo hóa họ. Văn Thù Sư Lợi! Đây gọi là nói tóm tắt về sự giáo hóa chúng sanh không sợ hãi của chư Phật Như Lai. Nếu nói rộng hơn thì tận cùng số kiếp đời vị lai cũng không thể nói hết được. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với các chúng sanh số nhiều như bụi trần nơi tất cả thế giới, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm thơm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang cung cấp cúng dường cho họ. Như vậy, trải qua đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cung cấp cúng dường. Văn Thù Sư Lợi! Lại có người thiện nam, thiện nữ nào đối với một Ưu bà tắc hoàn toàn tin Tam bảo, giữ gìn mười thiện nghiệp đạo mà giúp đỡ cho người ấy với ý nghĩ thế này: Người này học Phật và các giới hạnh, cho đến một ngày cúng dường người ấy một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam thiện nữ nào đối với tất cả thế giới số nhiều như bụi trần những Ưu bà tắc hoàn toàn tin Tam bảo, giữ gìn mười thiện nghiệp đạo hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm thơm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang cung cấp cúng dường cho những vị ấy. Như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cung cấp cúng dường cho họ. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người thiện nam thiện nữ nào đối với một Tỳ kheo hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi! Phước này hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam thiện nữ nào đối với tất cả thế giới Tỳ kheo số nhiều như bụi trần, hằng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang hiến dâng cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần mà cúng dường những vị Tỳ kheo. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người thiện nam, thiện nữ đối với một người tùy tín hành hộ trì vị ấy, cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước này hơn phước trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những người tùy tín hành nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những người tùy tín hành. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ đối với một người tùy pháp hành, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường họ một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước này hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những người tùy pháp hành nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp nhiều như bụi trần cúng dường người tùy pháp hành. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ đối với một trong tám hạng người trên, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước này nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với một trong tám hạng người nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp nhiều như bụi trần cúng dường những người đó. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ đối với một vị Tu-đà-hoàn hướng, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn phước trước vô lượng vố số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị Tu-đà-hoàn hướng nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp nhiều như bụi trần cúng dường vị Tu-đà hoàn hướng. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người thiện nam, thiện nữ đối với một vị Tu-đà-hoàn, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, phước đây nhiều hơn phước trước vô lượng vố số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị Tu-đà-hoàn nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp nhiều như bụi trần cúng dường những vị Tu-đà-hoàn. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ đối với một vị Tư-đà-hàm hướng, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn phước trước vô lượng vố số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị Tư-đà-hàm hướng nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị Tư-đà-hàm hướng. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ đối với một vị Tư-đà-hàm, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiên nữ nào đối với những vị Tư-đà-hàm nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị Tư-đà-hàm. Văn Thù Sư Lợi! Có những người thiện nam, thiện nữ đối với một vị A-na-hàm hướng, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị A-na-hàm hướng nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị A-na-hàm hướng. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ đối với một vị A-na-hàm, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị A-na-hàm nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị A-na-hàm. Văn Thù Sư Lợi! Có những người thiện nam, thiện nữ đối với một vị A-la-hán hướng, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị A-la-hán nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị A-la-hán. Văn Thù Sư Lợi! Có những người thiện nam, thiện nữ đối với một vị Bích Chi Phật, hộ trì vị ấy cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những vị Bích Chi Phật nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị Bích Chi Phật. Văn Thù Sư Lợi! Có những người thiện nam, thiện nữ thấy một bức họa tượng Phật trên vách, hay trong hộp đựng kinh, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Huống chi chắp tay hoặc đem một cành hoa dâng cúng tượng Phật. Hoặc dùng một nén hương, hương bột, hương thoa hay đốt một ngọn đèn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với chư Phật Như Lai và Thanh văn Tăng nơi một hằng hà sa số thế giới, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng lên cúng dường, như vậy cho đến vô lượng, vô biên, vô số hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần mà cúng dường các Ngài. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với người được trực tâm đi xe dê, hành Bồ tát đạo, tùy theo một căn lành, có thể nuôi dưỡng hạt giống Phật, mà hộ trì Bồ tát ấy cho đến mỗi một ngày dùng thực phẩm thô để cúng dường vị ấy một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với những người hành Bồ tát đạo đi xe dê ở nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị đó. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ đối với người hành Bồ tát đi xe voi, tùy theo một căn lành có thể nuôi dưỡng hạt giống Phật mà bảo hộ vị ấy, cho đến mỗi ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có thiện nam, thiện nữ nào đối với những người hành Bồ tát đạo đi xe voi ở nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị đó. Văn Thù Sư Lợi! Có những thiện nam, thiện nữ nào đối với những người hành Bồ tát đạo đi xe nhật nguyệt, nuôi dưỡng căn lành hạt giống Phật mà bảo hộ vị ấy, cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn, Văn Thù Sư Lợi, phước này nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với những người hành Bồ tát đạo đi xe nhật nguyệt ở nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị đó. Văn Thù Sư Lợi! Có những thiện nam, thiện nữ đối với một người hành Bồ tát đạo của Thanh văn thừa mà bảo hộ vị ấy, cho đến một ngày cúng dường một bữa ăn. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những người hành Bồ tát đạo của Thanh văn thừa ở nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị đó. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ đối với một người hành Bồ tát đạo bằng thần thông của Như Lai mà bảo hộ người ấy, cho đến mỗi ngày đem một bữa ăn cúng dường, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người thiện nam, thiện nữ nào đối với những người hành Bồ tát đạo bằng thần thông của Như Lai ở nơi tất cả thế giới số nhiều như bụi trần, hàng ngày đem nước cam lộ trời và những thực phẩm ngon, cho đến y phục trời và đồ nằm, thuốc thang dâng hiến cúng dường, như vậy cho đến vô lượng hằng hà sa số thế giới biển kiếp số nhiều như bụi trần cúng dường những vị đó. Văn Thù Sư Lợi! Có những thiện nam, thiện nữ, đối với pháp môn này tự mình biên chép hoặc bảo người khác biên chép, Văn Thù Sư Lợi, phước đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Tội do nghiệp bất thiện Ta cũng nói tương tự như vậy. Hãy nên khéo hiểu biết. Văn Thù Sư Lợi! Như vậy người thực hành bằng xe dê, xe voi, xe nhật nguyệt, thần thông của Thanh văn thừa Bồ tát cho đến ở trong đường súc sanh, làm cho họ đều sanh căn lành. Hoặc ngưòi nam, người nữ khởi lên một chút tâm sân hận, tướng mạo biến đổi, cho đến chướng ngại một thiện căn đối với đường súc sanh. Văn Thù Sư Lợi! Tội này hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nào đối với những chúng sanh nơi mười phương thế giới, tất cả thế giới số nhiều như bụi trần mà móc mắt, cướp đoạt hết tất cả tài sản của họ. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người thiện nam, thiện nữ ở chỗ một Bồ tát phát khởi tâm khinh mạn, mắng nhiếc hủy nhục, Văn Thù Sư Lợi, tội đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nào đối với một vị Bồ tát, vì một nguyên nhân nhỏ nào đó mà đem tâm khinh mạn, mắng nhiếc, hủy nhục; người nam hay nữ này bị đọa trong đại địa ngục Khiếu Hoán, thân hình lớn hoặc nhỏ năm trăm do-tuần, có năm trăm đầu, nơi mỗi một cái đầu có năm trăm miệng, nơi mỗi một cái miệng có năm trăm lưỡi, nơi mỗi một lưỡi có năm trăm cái cày để cày lên lưỡi người đó. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người nam, người nữ nơi tam thiên thế giới có bao nhiêu chúng sanh, họ dùng dao gậy để chặt, đánh, giết những chúng sanh đó và cướp giật tất cả tài sản của cải của họ. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người nam, người nữ ở chỗ Bồ tát sanh tâm khinh mạn, khởi ý sân hận, Văn Thù Sư Lợi, tội này nhiều hơn trước vô lương vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nào phát khởi ác tâm, không sanh tâm an ổn của chúng sanh, ở nơi hằng hà sa số tất cả thế giới, mỗi một thế giới, mỗi một Diêm Phù Đề họ giết sạch hằng hà sa số tất cả những vị A-la-hán, hằng hà sa số chư Phật Như Lai. Họ phá hoại tất cả, làm cho tiêu diệt đến tận cùng những tháp miếu bằng bảy báu, lan can bằng bảy báu và tràng phan bảo cái báu. Văn Thù Sư Lợi! Lại có người nam, người nữ nào đối với đại thừa Bồ tát cho đến vì một chút xíu nguyên nhân gì mà họ sanh tâm khinh mạn, sân hận, mắng nhiếc, Văn Thù Sư Lợi, tội đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Vì sao? - Vì chư Phật sanh ra từ Bồ tát và từ Bồ tát không đoạn mất hạt giống của chư Phật Như Lai. Nếu người nào hủy báng Bồ tát thì gọi người đó là kẻ hủy báng pháp Phật. Vì sao? - Vì Bồ tát chẳng khác Pháp và các Bồ tát tức là Pháp vậy. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nào nơi mười phương thế giới tất cả thế giới, tất cả chúng sanh mà dùng tâm sân hận trói buộc họ vào địa ngục hắc ám. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nổi sân đối với Bồ tát, cho đến quay mình ngoảnh mặt hướng khác, không nhìn họ, Văn Thù Sư Lợi, tội này nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nào ở nơi Diêm Phù Đề cướp đoạt tất cả của cải, tài sản của tất cả chúng sanh. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có người nam, người nữ đem tâm sân hận, mắng nhiếc, hủy nhục đối với một vị Bồ tát dầu tốt hay xấu, Văn Thù Sư Lợi, tội này nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Thí như Tu Di Sơn Vương có ánh sáng rực rỡ hơn những núi khác. Vượt hơn nghĩa là về phương diện cao, thấp, rộng, hẹp. Văn Thù Sư Lợi! Như thế, Bồ tát tin vào pháp môn này, đối với các Bồ tát trong mười phương thế giới, tất cả thế giới số nhiều như bụi trần là tối thượng tối thắng. Vì sao? - Nếu có Bồ tát nào tin pháp môn này, tu hành trong vô số kiếp năm ba la mật, là nơi phát sanh công đức và tất cả căn lành. Người tin pháp môn này, phước ấy là tối thắng. Gọi “thắng” nghĩa là cao đối với thấp, rộng đối với hẹp. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với các vị Bồ tát nơi mười phương thế giới số nhiều như bụi trần, làm cho họ phát tâm Bồ-đề. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào tin pháp môn này là pháp xuất thế gian, Văn Thù Sư Lợi, phước này nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với tất cả chúng sanh tin pháp môn này, làm cho họ phát tâm Bồ-đề. Văn Thù Sư Lợi! Hoặc có thiện nam, thiện nữ nào tin pháp môn này, tin rồi ghi chép, dạy người khác ghi chép. Hoặc tự mình tụng, dạy người khác tụng, cho đến ghi chép kính tin với cái hộp đựng kinh, thọ trì, cúng dường, thắp đèn và dùng hoa thơm, hương bột, hương thoa, vòng hoa để cúng dường pháp môn này, Văn Thù Sư Lợi, phước này nhiều hơn trước vô lượng vô số. Văn Thù Sư Lợi! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với các chúng sanh nơi tất cả thế giới tin nơi Thanh văn đạo. Những chúng sanh đó trụ nơi Thanh văn đạo, tất cả Chuyển luân Thánh vương được trụ nơi thiện căn và tất cả thiện căn thắng diệu được sanh thiên, và làm cho các thiện căn ấy bị tiêu diệt hết. Văn Thù Sư Lợi! Và có người khác đối với một vị đại Bồ tát ngăn chận một thiện căn, Văn Thù Sư Lợi, tội đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Huống gì là sân hận, mắng chửi, hủy nhục. Văn Thù Sư Lợi! Có người nam, người nữ nào phá hoại, thiêu đốt hằng hà sa số tháp miếu của chư Phật. Văn Thù Sư Lợi! Và có người nam, người nữ nào đối với Bồ tát hay chúng sanh có lòng tin đại thừa mà sanh khởi tâm sân hận, mắng nhiếc, hủy nhục, Văn Thù Sư Lợi, tội đây nhiều hơn trước vô lượng vô số. Vì sao? - Vì chư Phật từ Bồ tát sanh và từ chư Phật mới có tháp miếu. Nhân nơi Phật mới có chư thiên và loài người nơi tất cả thế gian. Thế nên sự cúng dường chư Bồ tát tức là cúng dường chư Phật ba đời. Hủy nhục Bồ tát tức là hủy nhục chư Phật ba đời. Văn Thù Sư Lợi! Nếu người thiện nam, thiện nữ nào muốn được cúng dường vô thượng đến chư Phật Như Lai thì nên cúng dường chư Bồ tát. Văn Thù Sư Lợi! Trong thành ấp, xóm làng.... có một ức hoặc ngàn ức, trăm ngàn ức, vô lượng vô biên vô số Bồ tát không sanh lòng tin nơi pháp môn này; những Bồ tát đó gặp rắc rối về vua, rắc rối về nghiệp, hoặc có nạn nước, nạn hiểm nguy, nạn lửa, nạn giặc. Nhưng trong thành ấp, xóm làng đó có một vị Bồ tát tin pháp môn này. Vì thế, tuy những Bồ tát kia có vô số nghiệp tội đều được hoàn toàn xa lìa các nạn. Nhưng Bồ tát này ở trong thành ấp, xóm làng đó không có nạn vua, không có nghiệp nạn, không có nạn nước, không có nạn hiểm nguy, không có nạn lửa, không có nạn giặc, không có nạn chúng sanh ác không tin giáo pháp. Bồ tát nào tin vào pháp môn này thì trong vô số kiếp có bao nhiêu tội đáng lẽ vào địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ thì nay đều tiêu trừ. Và Bồ tát kia có vô số kiếp không thể nói hết tội nghiệp vô cùng nặng nơi địa ngục A-tỳ, hiện thân được tiêu trừ. Tất cả nạn khổ đều được chấm dứt. Hoặc mười, hai mươi, ba mươi kiếp bị nghiệp tội vô cùng nặng nơi địa ngục A-tỳ cũng đều tiêu diệt. Vì sao? - Vì nhờ tích tập nhiều công đức lớn vậy. Văn Thù Sư Lợi! Như cái ao rộng lớn trăm do-tuần, nước trong ao có đủ tám vị. Có người đem một chút chất độc bỏ vào ao, cho đến bỏ cả ngàn cân, nước ao vẫn không bị khí độc. Vì sao? - Vì ao được chứa quá nhiều nước. Văn Thù Sư Lợi! Cũng vậy, tuy có vô lượng vô biên những nghiệp tội ác, đang đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh trọn một kiếp nhưng vẫn được tiêu diệt. Vì sao? - Vì tin pháp môn này nên có công đức lớn vô lượng vô biên. Khi đức Phật dạy pháp môn này xong, nơi mười phương thế giới, các vị đại Bồ tát đến từ khắp nơi và chúng trong đại hội cùng chư thiên, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, a tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già... nghe lời Phật dạy, hoan hỷ kính nhận thực hành. Hết phần nội dung Bản dịch Việt ngữ số 1 của KINH TÍN LỰC NHẬP ẤN PHÁP MÔN. -------------oooo0O0oooo-------------