Đức Phật và chúng đệ tử || The Buddha and His Disciples (Bhante Dhammika - Thích Trung Thành Việt dịch)
Tăng chúng và Ni chúng The Order Of Monks And Nuns
Suốt nhiều thế kỷ, tôn giáo ở Ấn Độ đã bị chia rẽ giữa hai phong trào đối lập, truyền thống Brahmin chính thống và truyền thống không chính thống (samana) (sa-môn). Các Brahmin dạy rằng, một người sẽ được cứu rỗi nếu anh ta là một người con và người cha tốt, cùng với việc chí thành thực hiện một số lễ nghi nhất định. Bản thân những Brahmin đó là những người đã lập gia đình và thường là có nhiều vợ. Họ là những người thông thạo những kiến thức về thần học cũng như thế tục, nuôi sống bản thân cùng gia đình nhờ vào các khoản thù lao họ nhận được, qua việc thực hiện các nghi lễ được xem là cần thiết cho sự thịnh vượng của kiếp sống này và sanh thiên sau khi mãn phần. Trong khi đó, truyền thống samana lại hướng dẫn rằng sự cứu rỗi, chỉ có thể đạt được bằng cách thấu hiểu và chuyển hóa tâm thức. Để hỗ trợ cho quá trình này thì việc từ bỏ trách nhiệm gia đình và xã hội được coi là hữu ích, vì điều đó giúp giải phóng người ấy khỏi những phiền nhiễu không cần thiết. Trải nghiệm nhiều cách thực tập yoga và thiền định khác nhau, cùng với việc hành xác đều rất phổ biến trong truyền thống ấy. Đại diện cho truyền thống này là những hành giả khổ hạnh (samana, paribbajaka, muni, tapasa, v.v.) những người sống một mình hay thành các nhóm nhỏ, ở sâu trong rừng rậm và các hang động trên núi cao, cách xa xã hội cùng những quy ước của nó. Trong khi một số hành giả đi về hướng lõa thể thì hầu hết chọn cách mặc những y phục đơn giản mà thường được nhuộm vàng, một màu sắc giúp biểu hiện người mặc là những người đã từ bỏ thế tục. Ở Ấn Độ, màu vàng tượng trưng cho cái chết hoặc sự từ bỏ, bởi vì trước khi một chiếc lá sẽ ngả vàng trước khi nó lìa cành. Khi Thái tử Siddhartha từ bỏ thế tục, Ngài dường như đã mặc định cho rằng con đường khổ hạnh sẽ dẫn Ngài ấy đến chân lý hơn là con đường của các Brahmin. 1. For centuries, religion in India had been divided between two contrasting movements, the orthodox Brahmin tradition and the unorthodox (samana) tradition. The Brahmins taught that salvation could be achieved by being a good son and father and by faithfully performing certain rituals. The Brahmins themselves were married, usually to several wives, well educated in sacred and secular knowledge, and supported themselves and their families with the fees they received by performing the rituals that were believed to be essential for prosperity in this life and heaven in the next. The samana tradition on the other hand taught that salvation could only be achieved by understanding and transforming the mind. To facilitate this, renouncing family and social responsibility was considered helpful as it freed one from unnecessary distractions. Experimentation with various yogic and meditative exercises and also the practice of self-mortification were also common in this movement. This tradition was epitomised by the ascetic (samana, paribbajaka, muni, tapasa, etc.) who lived alone, or in small bands in the jungle, or in mountain caves, shunning society and its conventions. While some ascetics went naked, most wore simple clothing, usually dyed yellow, a colour that identified them as world-renouncers. In India, yellow was the colour of death or renunciation because before a leaf drops from a tree it turns yellow. When Prince Siddhattha renounced the world, it seems that he automatically assumed that the path of the ascetic rather than the path of the Brahmin would lead him to truth.
Sau khi thành đạo, Đức Phật nhận thấy cần phải có một hội chúng các vị đồng phạm hạnh, với chí nguyện giúp chúng sanh cùng giác ngộ, và cũng để trao truyền chánh Pháp xuyên suốt không gian và thời gian. Do đó, cũng giống như các vị Đạo sư khác, Ngài đã thành lập một cộng đồng các Thầy Tỳ Khưu (bhikkhu sangha), một đoàn thể lý tự trị hợp pháp với các điều luật và quy định riêng. Đức Phật đã thay đổi cách tổ chức và các điều luật của Tăng đoàn khi các tình huống mới xuất hiện và chúng ta thấy được một bức tranh về sự dần phát triển này trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật). Trải qua nhiều thế kỷ, trong khi nhiều đế chế vĩ đại đến và đi, Tăng đoàn vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, giữ vai trò như là một nhân chứng thầm lặng cho cách mà Giáo Pháp cần được thực hành, và cũng như là một phương tiện giúp truyền bá nền văn minh khắp Châu Á. 2. After he became the Buddha, he saw the need for a fraternity of ascetics devoted to helping others attain enlightenment and to transmit the Dhamma throughout space and time. Consequently, like other teachers, he founded a community of monks (bhikkhu sangha), an autonomous legal body with its own rules and regulations. The Buddha changed the structure and rules of the Sangha as new situations arose and in the Vinaya Pitaka we get a picture of this gradual evolution. Over the centuries, while great empires have come and gone, the Sangha has survived and flourished, acting as a quiet witness to how the Dhamma should be lived and as a medium for the spread of civilisation throughout Asia.
Để trở thành một Sa-di (samanera) trong đoàn thể Tỳ Khưu, tất cả những gì người ấy cần làm, là tới trước một vị Thầy ít nhất mười tuổi hạ, để thỉnh cầu được chấp thuận. Thường thì nhận thức đưa đến quyết định từ bỏ cuộc sống thế tục là kết quả phát xuất từ việc nghe được những lời dạy của Đức Phật, đã được diễn tả như sau: 3. To become a novice (samanera) in the Bhikkhu Sangha, all that was needed was to approach a monk of at least ten years standing and ask to be accepted. The realisation that led to the decision to renounce the world often came as a result of hearing the Buddha’s teaching and was usually expressed like this:
“Đời sống gia đình bị trói buộc và đầy những bụi bặm, rời khỏi chúng là sự tự do phóng khoáng. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình, có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình và sống đời sống không nhà.”1 “The household life is confined and dusty, going forth from it is freeing. It is not easy for one who lives in the home to live the holy life perfectly complete, perfectly pure and polished like a conch shell. Suppose that I cut off my hair and beard, put on the yellow robe and go forth from home into homelessness?”1
Sau khi vị Giới tử được xuống tóc và khoác lên mình tấm y, thì chú ấy phải sống và gìn giữ mười giới. Đức Phật đã cho phép ngay đến những chú bé nhỏ tuổi, cũng có thể xuất gia làm Sa di, và vị Sa di ấy sau khi được hướng dẫn đầy đủ và ít nhất 20 tuổi, chú ấy có thể thọ nhận giới Cụ túc (upasampada) và trở thành một vị Tỳ Khưu (Bhikkhu). Để thực hiện việc này, chú Sa di sẽ phải đến trước một hội đồng, gồm ít nhất mười vị Tỳ Khưu đủ mười tuổi hạ trở lên, với sự hiểu biết và giới hạnh của họ được mọi người kính trọng. Giới tử sau đó sẽ được hỏi mười một câu hỏi, để qua đó xác định sự phù hợp, động cơ và sự sẵn sàng của người ấy. After the candidate had shaved his head and put on his robe, he had to live by the Ten Precepts. The Buddha allowed even small boys to be ordained as novices. After a novice had received sufficient training and was at least 20 years of age, he could take his full ordination (upasampadà) and become a monk (bhikkhu). To do this, he would have to approach an assembly of ten monks or more of at least ten years standing who were respected for their learning and virtue. The candidate would then be asked eleven questions to determine his suitability, his motives and his readiness.
1. Chú có phải không mang trong mình các bệnh tật? (1) Are you free from disease?
2. Chú có phải là loài người không? (2) Are you a human being?
3. Chú có phải là người nam không? (3) Are you a man?
4. Chú có phải là người tự do không? (4) Are you a free man?
5. Chú có phải đang không mang nợ? (5) Are you free from debt?
6. Chú có đang mang nghĩa vụ gì đối với nhà vua không? (6) Do you have any obligations to the king?
7. Chú có được sự cho phép của bố mẹ không? (7) Do you have your parents’ permission?
8. Chú có đủ ít nhất hai mươi tuổi chưa? (8) Are you at least twenty years of age?
9. Chú có y và bát không? (9) Do you have your bowl and robe?
10. Tên chú là gì? (10) What is your name?
11. Tên của Thầy chú là gì? (11) What is your teacher’s name?
Nếu Giới tử trả lời thỏa đáng những câu hỏi trên và sau khi thỉnh cầu được phép thọ giới lớn ba lần mà không có Thầy nào phản đối thì vị ấy sẽ được xem là một Thầy Tỳ Khưu. If the candidate answered these questions satisfactorily, he then requested higher ordination three times and if no one raised any objections, he was considered a monk.
Các Tu sĩ Phật Giáo, tự mình cũng như được mọi người xem là những người con trai dòng họ Thích Ca (Sakyaputta). Mỗi vị Tỳ Khưu đều có thể dùng những vật dụng chung của đại chúng, nhưng cá nhân vị ấy thì chỉ có thể sở hữu tám vật dụng cần thiết (atthapirika). Tám món ấy là: 4. Buddhist monks called themselves and were known by others as The Sons of the Sakyan (Sakyaputta). A monk could use property belonging jointly to the monastic community, but he himself could only own eight requisites (atthapirika). They were
1. Một tấm y ngoài (civara), (1) an outer robe (cãvara),
2. Một tấm y trong, (2) an inner robe,
3. Một tấm y dày cho mùa Đông, (3) a thick robe for the winter,
4. Một bình bát dùng khi đi khất thực, (4) an alms bowl with which he gathered his food,
5. Một đồ cạo râu, (5) a razor,
6. Một cây kim cùng chỉ, (6) a needle and thread,
7. Một sợi dây lưng, (7) a belt, and
8. Một dụng cụ dùng để lọc nước cũng như loại bỏ các sinh vật nhỏ bé trong đó. (8) a water strainer to purify water and remove tiny creatures from it.
Một vị Tỳ Khưu sẽ luôn mang theo những vật trên trong những chuyến du hành của họ, cũng như “con chim bay đến nơi nào cũng mang theo hai cánh.”2 A monk was expected to take everything he owned with him whenever he went on a journey “just as a bird takes only its wings with it whenever it goes”.2
Nếu có người muốn cúng dường đến một vị Tỳ Khưu, thì Thầy ấy chỉ có thể nhận lấy thức ăn hoặc những thứ nằm trong tám vật dụng ở trên, còn những thứ khác như đất đai, nhà cửa, vải vóc hoặc ngũ cốc, v.v… chỉ có thể được chấp nhận trên danh nghĩa đại diện cho đại chúng, và những vật ấy do vậy sẽ trở thành tài sản chung. Một khi đã trở thành một vị Tỳ Khưu thì người ấy buộc phải tuân theo Patimokkha (Giới Bổn), gồm hai trăm hai mươi bảy điều giới quy định sự kỷ luật và hoạt động của Tăng đoàn. Các điều giới được chia thành tám nhóm dựa theo những hình phạt cần thiết khi giới bị vi phạm. Nhóm quan trọng nhất chính là bốn giới Parajika (Ba-la-di) mà nếu một vị Tỳ Khưu phạm phải thì tự khắc người ấy sẽ bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn và không thể xuất gia lại được. Bốn điều ấy là: 5. If people wished to give a gift to a monk, he could accept only food or any of those eight requisites, anything else – land, a building, cloth or grain, etc – could only be accepted on behalf of the whole community and thus became the property of all. On becoming a monk, one was obliged to follow the Patimokkha, the two hundred and twenty-seven rules, which governed the discipline and functioning of the Sangha. The rules were divided into eight categories according to the punishment required if they were infringed. The most important rules were the four Parajika which, if a monk broke, he was automatically expelled from the Sangha and could not be ordained again in the future. They were
1. Hành dâm, (1) sexual intercourse,
2. Trộm cắp, (2) theft,
3. Giết hại, (3) murder, and
4. Nói dối rằng mình có thần thông hoặc chứng đắc các quả thánh. (4) falsely claiming to have psychic powers or spiritual attainments.
Từ parajika mang nghĩa đen là “thất bại” chỉ cho người phá vỡ bất kỳ học giới nào trong nhóm này chính là đã bị đánh bại bởi tham dục, sân hận hoặc niềm kiêu hãnh của người ấy. Các điều giới quan trọng khác đó là mười ba giới Sanghadisesa (Tăng-Già-Bà-Thi-Sa), nếu vi phạm, cần phải phát lộ và Nissaggiya Pacittiya (Ni-Tát-Kỳ Ba-Dật-Đề); ba mươi giới liên quan đến việc sở hữu, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt bằng cách tịch thu những vật ấy. Những giới khác quy định về những uy nghi, giải quyết các tranh cãi và cách vận hành Tăng đoàn. Bởi vì tất cả những điều giới hiện được ghi lại trong Vinaya Pitaka này, có mục đích nhằm duy trì tính kỷ luật và giải quyết các vấn đề vốn luôn phát sinh khi mọi người sống với nhau, nên chúng không phải là tuyệt đối. Đức Phật dạy rằng chúng có thể được thay thế hoặc sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Trước khi nhập đại Niết Bàn, Ngài dạy các Thầy Tỳ Khưu rằng: “Nếu các thầy muốn, chúng Tăng có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết sau khi ta diệt độ.”3 The word parajika literally means ‘defeat’ and means that the person who has broken any of these rules has been defeated by his desire, hatred or pride. Other important rules were the thirteen Sanghadisesa, which if infringed, required confession, and Nissaggiya Pacittiya, thirty rules concerning possessions, which if infringed, were punished by confiscation of the possessions. Other rules governed etiquette, settlement of disputes and administration. Because these rules, all of which are now recorded in the Vinaya Pitaka, were meant to be ways of maintaining discipline and solving the problems that always arise when people live together, they are not absolutes. The Buddha said that they could be changed or modified according to circumstances. Before he attained final Nirvana, he said to the monks, “If they wish, the Sangha may abolish the minor rules after my passing.”3
Giống như tất cả những hành giả khổ hạnh thời đó, các tu sĩ Phật Giáo dành phần nhiều thời gian để du hành từ nơi này sang nơi khác. Việc này đã cho các vị ấy có dịp gặp gỡ và chia sẻ Giáo Pháp với nhiều người cũng như đảm bảo rằng các Thầy sẽ không thể tích lũy tài sản. Tuy nhiên một trong những điều luật của các Thầy Tỳ Khưu đó, là họ phải an cư tại một địa điểm trong ba tháng của mùa mưa (vassa). Khoảng thời gian an cư này là rất cần thiết, bởi ngoài sự thật rằng việc đi lại trong mùa mưa khá khó khăn, thì các Thầy Tỳ Khưu đã tận dụng chúng như một cơ hội cho việc chuyên chú thực tập thiền định. Số lần trải qua những kỳ tu tập miên mật như vậy sẽ đánh dấu sự trưởng thành và kinh nghiệm của vị ấy và vì lẽ đó, ngày nay khi các Thầy gặp mặt họ sẽ hỏi nhau: “Thầy đã trải qua bao nhiêu mùa mưa (vassa) rồi?” 6. Like all ascetics of the time, Buddhist monks spent most of the year wandering from place to place. This mobility gave the monks the opportunity to meet with large numbers of people to whom they could teach the Dhamma and it also guaranteed that they could not accumulate property. However, one of the rules for monks was that they had to settle down and stay at one location for the three months of the rainy session (vassa). This period of staying put was necessitated by the fact that any travel was difficult during the rainy season, but the monks used it as an opportunity for intensified meditation. The number of such periods of meditation retreat a monk had had was a mark of his maturity and experience and then, as now, when monks met each other they would ask each other: “How many rains (vassa) have you had?”
Để duy trì kỷ luật và khuyến khích các giá trị chung của Tăng đoàn, thì việc sinh hoạt tập thể với sự tham dự của tất cả mọi người, là yếu tố cần thiết đối với các Thầy Tỳ Khưu. Một số khu vực được gọi là giới trường (sima) với ranh giới đã được phân định, và tất cả các Thầy sống trong khu vực đó sẽ tụ tập với nhau hai lần mỗi tháng, cuộc gặp mặt này được gọi là Uposatha (Bố-tát-trai-giới). Trong Uposatha, Patimokkha sẽ được tụng đọc, những lỗi phạm giới sẽ được phát lộ và những hình phạt tương xứng sẽ được đưa ra. Bên cạnh việc thảo luận các vấn đề mà đại chúng đã cũng như đang gặp phải, thì cố nhiên quý Thầy cũng sẽ bàn luận về Giáo Pháp nữa. Nếu cần phải đưa ra những quyết định, thì mỗi Thầy Tỳ Khưu đều có thể nói lên ý kiến của mình và có quyền biểu quyết cho các quyết định ấy. Lễ uposatha đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tái khẳng định sự hòa hợp thống nhất của Tăng già, thắt chặt tình huynh đệ và nhất là trong việc gìn giữ và trao truyền chánh Pháp. 7. To maintain discipline and strengthen common values in the Sangha, it was necessary for the monks to have a communal life in which everyone participated. Certain areas called constituencies (sima) were demarcated and all monks living within that area would come together twice a month, the meeting being called the Uposatha. During the Uposatha, the Patimokkha would be recited, breaches of discipline were confessed and punishment meted out, matters concerning the community were dealt with and of course the Dhamma was discussed. If decisions had to be made, each monk could voice his opinion and had the right to vote on the decisions. The Uposatha had an important role to play in reaffirming the Sangha’s identity, strengthening fellowship, and in particular, in preserving and transmitting the Dhamma.
Tăng đoàn ban đầu chưa có Ni chúng, nhưng khi Giáo Pháp trở nên phổ biến rộng rãi hơn, thì phụ nữ cũng dần mong muốn được sống đời sống xuất sĩ. Trong một lần Đức Phật viếng thăm Kapilavatthu, ngay sau khi vua cha Ngài băng hà, bà Maha Pajapati Gotami-mẹ nuôi của Ngài đã đến trước Thế Tôn và xin được xuất gia. Đức Phật lúc ấy đã từ chối và bà Maha Pajapati Gotami rời đi trong nước mắt. Sau khi Đức Phật đi khỏi Kapilavatthu để đến Vesali, bà đã tự cạo tóc, khoác lên mình tấm y vàng và lên đường hướng tới Vesali. Bà đến nơi với thân mình lấm lem bụi đất, đôi chân sưng phù đầy vết đá cắt và những giọt nước mắt lăn dài trên má. Bà xin Tôn giả Ananda cho bà gặp Đức Phật để một lần nữa xin được phép xuất gia và một lần nữa Thế Tôn lại từ chối. Thầy thị giả khi ấy thấy thương cảm và quyết định cầu xin giúp cho bà. Thoạt tiên Thầy ấy hỏi Đức Phật rằng liệu người nữ có khả năng tâm linh như người nam không. Đức Phật trả lời: 8. At first there were no nuns, but as the Dhamma became more popular and widespread, women gradually became more interested in leading the monastic life. During one of the Buddha’s visits to Kapilavatthu, just after his father had died, Maha Pajapati Gotami, his foster mother, approached him and asked if she could be ordained. The Buddha refused and Maha Pajapati Gotami went away in tears. After the Buddha left Kapilavatthu for Vesali, she shaved off her hair, put on a yellow robe and set out for Vesali also. She arrived covered with dust, with her feet cut and swollen, and with tears streaming down her cheeks. She asked Ananda to approach the Buddha and ask him once again if she could be ordained. And again he refused. Ananda felt sorry for Maha Pajapati Gotami and decided to intercede on her behalf. First he asked the Buddha if women had the same spiritual potential as men. The Buddha replied:
“Người nữ từ bỏ gia đình, sống đời sống không nhà, theo khuôn khổ Giáo Pháp và giới luật mà đức Như Lai tuyên thuyết, có khả năng đạt được Thánh quả Tu-đà-hoàn (Sotapanna), Tư-đà-hàm (Sakadagami), A-na-hàm (Anagami) và A-la-hán (Arahant).” “Women, having gone forth from home into homelessness in the Dhamma and discipline taught by the Tathagata, are able to realise the fruits of Stream-Winning, of Once-Returning, of Non-Returning and of Arahantship.”
Sau đó, Thầy Ananda thỉnh cầu Đức Phật xem xét việc người mẹ nuôi đã hết lòng quan tâm chăm sóc Ngài. Then Ananda asked the Buddha to consider how helpful his foster mother had been to him.
“Bạch Đức Thế Tôn, vì người nữ cũng có khả năng đạt các Thánh quả như người nam và di mẫu Maha Pajapati Gotami đã có công lớn đối với Đức Thế Tôn. Người vừa là dì ruột và vừa là mẹ nuôi. Người đã chăm Đức Thế Tôn bằng chính sữa của mình và nuôi dưỡng Ngài khi Mẫu hậu Ngài qua đời. Thế nên, bạch Đức Thế Tôn, lành thay nếu các người nữ được phép từ bỏ gia đình, sống đời sống không nhà, theo khuôn khổ Giáo Pháp và giới luật mà đức Như Lai tuyên thuyết.” “Lord, if women can realise the same states as men, and as Maha Pajapati Gotami was of great service to you – she is your aunt, your foster mother, your nurse, she gave you her milk and suckled you when your mother died – therefore, it would be good if women would be allowed to go forth from home into homelessness in the Dhamma and discipline taught by the Tathagata.”
Sau cùng, Đức Phật đã đồng ý với điều kiện rằng Ni chúng sẽ phải giữ thêm một vài điều luật. Các điều luật dành riêng cho Ni là: 9. The Buddha finally agreed but stipulated that nuns would have to live by some extra rules. The special rules for nuns were
1. Về mặt tôn trọng và cung kính, một Tỳ Khưu luôn được ưu tiên hơn một Tỳ Khưu Ni. (1) in matters of respect and deference, a monk always had precedence over a nun,
2. Tỳ Khưu Ni không nên an cư mùa mưa tại một trú xứ không có hội chúng Tỳ Khưu.* (2) a nun must spend the rains retreat in a place separated from monks,
3. Tỳ Khưu Ni nên hỏi hội chúng Tỳ Khưu về ngày tiến hành lễ Uposatha và thỉnh cầu được nghe giáo giới. (3) nuns must ask monks for the date to hold the Uposatha and about teaching the Dhamma,
4. Tỳ Khưu Ni phạm lỗi nên phát lộ trước cả hai hội chúng Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni. (4) when a nun did wrong she must confess it before the community of both nuns and monks,
5. Tỳ Khưu Ni vi phạm tội nghiêm trọng nên thực hành hình phạt trước cả hai hội chúng. (5) a nun who broke an important rule must undergo punishment before both the nuns and the monks,
6. Tỳ Khưu Ni phải được thọ giới lớn bởi cả hai hội chúng Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni. (6) a nun must be ordained by both an assembly of nuns and of monks,
7. Tỳ Khưu Ni không được phép gièm pha hay mắng nhiếc Tỳ Khưu. (7) nuns must not abuse or revile a monk, and
8. Tỳ Khưu Ni không được khuyên bảo Tỳ Khưu. (8) a nun must not teach a monk.
Bà Maha Pajapati Gotami chấp nhận các điều luật bổ sung này, và từ đó Ni chúng (bhikkhuni sangha) bắt đầu có mặt.4 Maha Pajapati Gotami accepted these extra rules, and so the Order of Nuns (bhikkhuni sangha) was inaugurated.4
Tuy nhiên, Đức Phật dường như cho rằng khi cả nam và nữ sống cùng nhau, thì việc gìn giữ nếp sống độc thân (brahmacariya), một khía cạnh quan trọng của đời sống xuất gia, sẽ rất khó khăn. Ngài sau đó đã nói rằng, vì bây giờ đã có cả Tăng và Ni, nên giới luật sống độc thân chỉ còn duy trì được 500 năm thôi. Điều thú vị là dự đoán của Ngài đã được chứng minh là khá chính xác. Vào thế kỷ 7 sau Tây lịch, một số nhóm tu sĩ bắt đầu kết hôn, điều đó dần trở thành một xu hướng và cùng với một số hoàn cảnh khác, cuối cùng đã dẫn đến sự suy tàn của Phật Giáo ở Ấn Độ. May mắn thay, ở hầu hết các quốc gia Phật Giáo, Tăng Ni tiếp tục thực hành lối sống không gia đình và duy trì các giá trị ban đầu của đời sống xuất gia.  10. However, the Buddha seems to have thought that with both males and females together, maintaining celibacy (brahmacariya), an important aspect of the monastic life, would be difficult. He later said that now that there were monks and nuns, a celibate order would only last for five hundred years. Interestingly enough, his prediction proved to be fairly accurate. By the 7th century CE, certain groups of monks were beginning to marry, a trend that, along with other circumstances, eventually led to the decline of Buddhism in India. Fortunately, in most Buddhist countries, monks and nuns continue to practise celibacy and uphold the original values of the monastic life.



Nội dung phần Tăng chúng và Ni chúng (song ngữ Anh-Việt) trong sách Đức Phật và chúng đệ tửđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.