Nghệ thuật chết || The Art of Dying (Việt dịch: Một nhóm thiền sinh Vipassana)
Nghiệp - Sự thừa kế đích thực Kamma—the Real Inheritance
Tuệ giác thể nghiệm từ thiền tập khẳng định rằng, mỗi chúng ta là người duy nhất chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc ta là ai, là người như thế nào. Chúng ta không thể trốn chạy quy luật tự nhiên này. Sự hiểu biết như vậy củng cố ý nguyện tu tập và phục vụ Chánh pháp của chúng ta. Nó cũng tạo ra động lực mạnh mẽ hỗ trợ ta trong những giây phút hôn ám khi thiền tập hay những lúc quá mệt mỏi và cuộc sống xô bồ như muốn đè bẹp ta. Experiential wisdom that comes from meditation practice confirms that we alone are solely responsible for who and what we are. We cannot escape this law of nature. This understanding strengthens our desire to practice and serve Dhamma. It has a strong driving power that supports us in the dark moments of meditation or at times when we are tired and the mundane world seems to be winning us over.
Giống như cây mọc lên từ những hạt mầm, rồi cuối cùng sẽ cho ra thêm những hạt mầm cùng loại trong tương lai, những ý nghĩ, lời nói, việc làm thoáng qua của chúng ta trong đời sống hằng ngày, sớm muộn gì cũng sẽ mang lại những kết quả tương ứng. Tương lai đó có thể tươi sáng hay đen tối. Nếu trong hiện tại ta tinh tấn hướng đến sự hiền thiện, tỉnh thức và an định, tương lai ta sẽ tươi sáng hơn. Nếu vì vô minh, ta phản ứng với tham lam và sân hận, tương lai ta sẽ chìm trong tăm tối. As plants from sprouted seeds eventually bear more such seeds in future, in our daily lives momentary thoughts, words, and deeds sooner or later give their results accordingly. That future might be bright or dark. If in the present we make right efforts toward wholesomeness, awareness, and equanimity, the future becomes brighter. If through ignorance we react with craving and aversion, the future will be fraught with darkness.
Giáo pháp của đức Phật dạy ta phương pháp phát triển sự tỉnh giác về vô thường (anicca) và rèn luyện mô thức thói quen luôn bình tâm trước những cảm giác dễ chịu cũng như khó chịu. Tuệ giác tối thượng là rõ biết được rằng phương pháp này và chỉ có phương pháp này mới làm tan rã được những mô thức thói quen lâu đời đã làm cho cuộc sống trở nên quá khó khăn cho ta và những người quanh ta. Phương pháp này đưa ta thoát khỏi khổ đau và hướng đến Niết-bàn (nibbāna). Chính vì vậy mà chúng ta tu tập. Nếu trong hiện tại, chúng ta luôn tỉnh giác, cẩn trọng và chuyên cần, ta sẽ làm cho tương lai mình thay đổi sâu sắc theo hướng tốt đẹp hơn. The teachings of the Buddha show us how to develop the awareness of anicca and the habit pattern of equanimity in the face of both pleasant and unpleasant sensations. Knowing that this and only this is what dissolves the old habit patterns that make life so hard for us and for those around us is a supreme wisdom. This is what draws us out of misery and towards nibbāna. This is why we practice. If in the present we are watchful, prudent and diligent, we can bring to our futures a profound change for the better.
Trong pháp thoại cuối cùng của tất cả các khóa tu Vipassana dài ngày, Goenkaji giảng giải chi tiết phần giáo pháp sau đây của Đức Phật. Bài này được trích ra từ pháp thoại nói trên, đã in trong Vipassana Newsletter số tháng Sáu năm 1995. During the final discourse given in all long Vipassana courses, Goenkaji elaborates on the following exhortation of the Buddha. This article, excerpted from that discourse, was published in the June 1995 Vipassana Newsletter.
Kammassakā, bhikkhave,
sattā kammadāyādā kammayonī
kammabandhū kammapaṭisaraṇā.
yaṃ kammaṃ karonti—kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā—
tassa dāyādā bhāvanti.
—Aṅguttara Nikāya 10. 216
Kammassakā, bhikkhave,
sattā kammadāyādā kammayonī kammabandhū kammapaṭisaraṇā.
yaṃ kammaṃ karonti—kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā—tassa dāyādā bhāvanti.
Này các thiền giả,
Chúng sinh là chủ nhân hành nghiệp của mình,
là người thừa kế hành nghiệp của mình,
sinh ra từ hành nghiệp của mình,
là thân quyến hành nghiệp của mình.
Hành nghiệp là nơi nương náu của họ.
Vì thế, bất kỳ hành động nào chúng sinh đã làm,
dù thiện hay ác,
cũng sẽ là di sản mà họ thừa kế.
—Tăng Chi Bộ Kinh, 10. 216
O meditators,
beings are the owners of their deeds,
the heirs of their deeds,
born of their deeds,
kin to their deeds;
their deeds are their refuge.
Whatever actions they perform,
whether good or evil,
such will be their inheritance.
—Aṅguttara Nikāya 10.216

Kammassakā: Này các thiền giả, chúng sinh là chủ nhân hành nghiệp của mình.
Kammassakā: O meditators, beings are the owners of their deeds.
Luật Duyên sinh (paṭicca samuppāda) là luật phổ quát về nhân quả: Nhân thế nào thì quả sẽ thế ấy. Tác ý là động cơ thúc đẩy hành động, bằng lời nói hay việc làm. Nếu động cơ [tác ý] này là bất thiện thì lời nói và việc làm sẽ là bất thiện. Nếu hạt giống là bất thiện thì chắc chắn quả sẽ là bất thiện. Nhưng nếu động cơ [tác ý] này là hiền thiện thì kết quả của những hành động này sẽ là hiền thiện. Đối với một thiền sinh Vipassana đã phát triển khả năng quan sát quy luật này bằng kinh nghiệm trực tiếp, câu hỏi “Tôi là ai?” trở nên rõ ràng. Bạn không là gì khác hơn toàn bộ những kamma (nghiệp), những saṅkhāra (hành vi tác ý) của bạn. Tất cả các hành động tích tụ của bạn hợp lại thành một cái “tôi” trên bình diện quy ước. The law of paṭicca samuppāda (dependent origination) is the universal law of cause and effect: As the action is, so the result will be. Mental volition is the driving force for action, vocal or physical. If this driving force is unwholesome, the vocal and physical actions will be unwholesome; if the seeds are unwholesome, then the fruits are bound to be unwholesome. But if this driving force is wholesome, then the results of the actions are bound to be wholesome. For a Vipassana student who develops the ability to observe this law at the level of direct experience, the answer to the question “Who am I?” becomes clear. You are nothing but the sum total of your kamma, your saṅkhāras. All your accumulated actions together equal “I” at the conventional level.
Kamma dāyādā: là người thừa kế hành nghiệp của mình. Kamma dāyādā: heirs of their deeds.
Theo ý nghĩa quy ước trong thế gian, khi ta nói: “Tôi nhận được di sản này từ cha tôi, mẹ tôi, các bậc tiền bối của tôi” thì quả đúng vậy, ở mức độ những gì nhìn thấy được. Nhưng cái gì thực sự là di sản ta được thừa kế? Kamma dāyādā. Ta thừa kế nghiệp, kết quả của những nghiệp nhân do chính ta tạo ra. Bất kể bạn là người như thế nào lúc này, thực thể cơ cấu thân tâm trong hiện tại này không gì khác hơn là kết quả, là sự tổng hợp tất cả những nghiệp của bạn đã tích lũy từ trong quá khứ. Sự trải nghiệm trong khoảnh khắc hiện tại này là tổng hợp của tất cả những gì đã tích tụ, được thừa kế - kamma dāyādā. In the worldly, conventional sense one says, “I received this inheritance from my mother or my father or my elders,” and yes, at the apparent level this is true. But what is one’s real inheritance? Kamma dāyādā. One inherits one’s own kamma, the results, the fruits of one’s own kamma. Whatever you are now, the present reality of this mind-matter structure is nothing but the result, the sum total, of your own accumulated past kamma. The experience of the present moment is the sum total of all that is acquired, inherited—kamma dāyādā.
Kammayonī: Sinh ra từ hành nghiệp của mình. Kammayonī: born of their deeds.
Người ta nói: “Tôi là sản phẩm của một cái tử cung, tôi được sinh ra từ bào thai mẹ.” – Nhưng đó chỉ là một sự thật bề ngoài. Thực ra, sự sinh ra của bạn là do nghiệp nhân trong quá khứ của bạn. Bạn được sinh ra từ bào thai các nghiệp nhân của chính bạn. Khi bạn bắt đầu hiểu và thể nghiệm được Giáo pháp một cách sâu xa hơn, bạn chứng thực sự thật này. Đây là kammayonī, cái bào thai trong từng khoảnh khắc sản sinh ra nghiệp quả của những nghiệp nhân đã tích tụ. One says, “I am the product of a womb; I have come out of the womb of my mother”—but this is only apparent truth. Actually, your birth is because of your past kamma. You come from the womb of your own kamma. As you start understanding Dhamma in a deeper and more experiential manner, you realize this. This is kammayonī, the womb that every moment produces the fruit of accumulated kamma.
Kammabandhū: là thân quyến hành nghiệp của mình. Kammabandhū: kin to their deeds.
Không ai khác là người thân thích của bạn – không phải cha, mẹ, anh, chị, em của bạn. Trong thế gian này, ta thường nói: “ Đây là anh tôi, đây là người bà con tôi, đây là người thân thiết của tôi, họ vô cùng gần gũi với tôi.” Thật ra, không ai gần gũi với bạn, không ai có thể đồng hành hay giúp đỡ bạn khi thời khắc đến. Khi bạn chết, không ai đi cùng bạn, ngoài nghiệp của bạn. Những người bạn gọi là người thân, tất cả đều ở lại nơi này, chỉ có nghiệp của bạn tiếp tục đi theo bạn từ đời này sang đời khác. Bạn không sở hữu được bất cứ điều gì ngoài nghiệp riêng của bạn. Nghiệp là thân quyến và là bạn đồng hành duy nhất của bạn. No one else is your relative—not your father, your mother, your brother, nor your sister. In the worldly way we say, “This is my brother, my relative, or my near or dear one; they are so close to me.” Actually, no one is close to you; no one can accompany you or help you when the time comes. When you die, nothing accompanies you but your kamma. Those whom you call your relatives remain here, but your kamma continues to follow you from one life to another. You are not in possession of anything but your own kamma. It is your only kin and companion.
Kamma paṭisaraṅā: Hành nghiệp là nơi nương náu của họ. Kamma paṭisaraṅā: their deeds are their refuge
Chỉ có sự nương náu nơi hành nghiệp của riêng mình. Nghiệp hiền thiện cho ta một nơi nương náu, nghiệp bất thiện tạo thêm nhiều khổ đau. Không một ai khác có thể làm chỗ nương náu cho bạn. Khi bạn thệ nguyện: “Buddhaṃ saraṅaṃ gacchāmi.” (Con về nương tựa Phật), bạn hiểu rất rõ là con người có tên Gotama (Cồ-đàm), người đã thành Phật Thích-ca, không thể cho bạn một chỗ nương náu. Chính nghiệp của bạn mới cho bạn chỗ nương náu. Không ai có thể bảo vệ bạn, ngay cả một vị Phật. Quy y Phật có nghĩa là nương tựa vào phẩm tánh của Phật: sự giác ngộ, Giáo pháp do ngài giảng dạy. Nương theo Giáo pháp, bạn có thể phát triển sự giác ngộ trong chính mình. Và sự giác ngộ bạn phát triển nơi tự thân chính là thiện nghiệp của bạn. Chỉ có nghiệp này cho bạn chỗ nương náu, chỉ có nghiệp này cho bạn sự bảo hộ. Refuge is only in one’s own kamma. Wholesome kamma provides a refuge; unwholesome kamma produces more suffering. No other being can give you refuge. When you say “Buddhaṃ saraṅaṃ gacchāmi” (I take refuge in the Buddha), you understand fully well that a person by the name of Gotama, who became the Buddha, cannot give you refuge. Your own kamma gives you refuge. Nobody can protect you, not even a buddha. Refuge in the Buddha is refuge in the quality of the Buddha: the enlightenment, the teaching that he gave. By following the teaching, you can develop enlightenment within you. And the enlightenment that you develop within you, that is your wholesome kamma. This alone will give you refuge; this alone will give you protection.
Yaṃ kammaṃ karonti—kalyāṇam vā pāpakaṃ vā tassa— dāyādā bhāvanti: Vì vậy, bất kỳ hành động nào chúng sinh đã làm, dù thiện hay ác, cũng sẽ là di sản mà họ thừa kế. Yaṃ kammaṃ karonti—kalyāṇam vā pāpakaṃ vā tassa— dāyādā bhāvanti: whatever actions they perform, whether good or evil, such will be their inheritance.
Điều này hẳn phải trở nên rõ ràng đối với những ai đang hành trì Chánh pháp. Quy luật tự nhiên này phải trở nên hết sức rõ ràng. Và rồi bạn sẽ sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm đối với nghiệp của mình. Luôn tỉnh giác và trong mỗi phút giây luôn phòng hộ để mọi hành vi, việc làm hay ý nghĩ, đều hiền thiện. Bạn sẽ không hoàn hảo, nhưng cứ tiếp tục cố gắng. Bạn có thể vấp ngã, nhưng hãy xem bạn lại đứng dậy nhanh chóng như thế nào. Với quyết tâm mới, với cảm hứng mới, với dũng khí mới, hãy đứng dậy và cố gắng lần nữa. Đây là cách thức để bạn trở nên mạnh mẽ trong Chánh pháp. This should become clear to one who is on the path. This law of nature should become very clear. Then you will become inspired to take responsibility for your own kamma. Remain alert and on guard each moment so that every action, physical or mental, is wholesome. You will not be perfect, but keep trying. You may fall down, but see how quickly you can get up. With renewed determination, renewed inspiration, and renewed courage, get up and try again. This is how you become strong in Dhamma.
—S.N. Goenka —S.N. Goenka

Na santi puttā tāṇāya,
na pitā nāpi bandhavā;
antakenādhipannassa,
natthi ñātīsu tāṇatā.
Etamatthavasaṃ ñatvā,
paṇḍito sīlasaṃvuto
nibbānagamanaṃ maggaṃ,
khippameva visodhaye.
—Dhammapada 20.288-289
Na santi puttā tāṇāya,
na pitā nāpi bandhavā;
antakenādhipannassa,
natthi ñātīsu tāṇatā.
Etamatthavasaṃ ñatvā,
paṇḍito sīlasaṃvuto nibbānagamanaṃ maggaṃ,
khippameva visodhaye.
Con cái cũng như cha mẹ và quyến thuộc,
khi tử thần đến bắt, không ai cứu được ai.
Thấy rõ sự thật này,
bậc thức giả và biết tự chế,
nhanh chóng vượt con đường
thẳng đến bờ Giác ngộ.
—Kinh Pháp Cú, phẩm 20, kệ số.288-289
Sons are no protection,
neither father nor kinsfolk;
when assailed by death,
there’s no protection among kin.
Perceiving thus,
the wise and self-restrained quickly clear the path that leads to nibbāna.
—Dhammapada 20.288-289
Một khi tử thần đến,
Không có con che chở,
Không cha, không bà con,
Không thân thích che chở.
Biết rõ ý nghĩa này,
Bậc trí lo trì giới,
Mau lẹ làm thanh tịnh,
Con đường đến Niết-Bàn.
Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu
Atītaṃ nānvāgameyya, nappaṭikaṅkhe anāgataṃ;
yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ, appattañca anāgataṃ.
Paccuppannañca yo dhammaṃ, tattha tattha vipassati;
asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ, taṃ vidvāmanubrūhaye.
Ajjeva kiccamātappaṃ ko jaññā maraṇaṃ suve;
Na hi no saṅgaraṃ tena mahāsenena maccunā.
Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ;
taṃ ve bhaddekaratto’ti
santo ācikkhate muni.
— Bhaddekarattasuttaṃ, Majjhimanikāya,
Uparipaṇṇāsapāḷi, Vibhaṅgavaggo
Atītaṃ nānvāgameyya,
nappaṭikaṅkhe anāgataṃ;
yadatītaṃ pahīnaṃ taṃ,
appattañca anāgataṃ.
Paccuppannañca yo dhammaṃ,
tattha tattha vipassati;
asaṃhīraṃ asaṃkuppaṃ,
taṃ vidvāmanubrūhaye.
Ajjeva kiccamātappaṃ ko jaññā maraṇaṃ suve;
Na hi no saṅgaraṃ tena mahāsenena maccunā.
Evaṃ vihāriṃ ātāpiṃ, ahorattamatanditaṃ;
taṃ ve bhaddekaratto’ti santo ācikkhate muni.
Các vị đừng bám víu quá khứ,
cũng đừng ngóng trông những gì chưa tới.
Quá khứ đã bỏ lại sau lưng, tương lai không nắm bắt được.
Nhưng trong khoảnh khắc hiện tại, người có trí quán sát với tuệ giác mỗi một hiện tượng, không dời đổi, không dao động. Những bậc trí hãy hành trì như thế.
Ngày hôm nay, hãy tinh tấn tu tập,
Ngày mai cái chết có thể đến, ai biết được?
Chúng ta không thể xin trì hoãn với thần chết và đội binh dũng mãnh của ông ta.
Vì thế hãy hành trì tinh tấn, ngày đêm không mệt mỏi;
đối với bậc tu hành như thế, ngay cả một đêm cũng đến gần được đạo quả,
bậc Thánh Tịch tịnh đã nói như vậy.
— Kinh Nhất dạ hiền giả - Trung Bộ Kinh,
Phẩm Phân biệt, Tập 3 (50 kinh cuối cùng)
One should not linger on the past nor yearn for what is yet to come.
The past is left behind, the future out of reach.
But in the present he observes with insight each phenomenon, immovable, unshakable.
Let the wise practice this.
Today, strive at the task. Tomorrow death may come—who knows?
We can have no truce with death and his mighty horde.
Thus practicing ardently, tireless by day and night;
for such a person, even one night is auspicious,
says the Tranquil Sage.
— Bhaddekarattasuttaṃ, Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsapāḷi, Vibhaṅgavaggo
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển.
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu


Nội dung phần Nghiệp - Sự thừa kế đích thực (song ngữ Anh-Việt) trong sách Nghệ thuật chếtđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.