Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ || Open Heart, Clear Mind (Ni sư Thubten Chodron - Hoàng Nguyên và Nguyễn Minh Tiến dịch)
6. Thiền định 6. Meditation
Phát triển định và tuệ Developing concentration and insight
Trong ngôn ngữ Tây Tạng, chữ “gom” (có nghĩa là thiền) có cùng gốc động từ với những chữ mang nghĩa “tập luyện cho quen” hay “làm cho quen thuộc với”. Vì thế, trong thiền tập chúng ta nỗ lực để tự mình làm quen với những cách nhìn đúng đắn về thế giới. Ta cũng cố gắng làm quen với một quan điểm chân xác về thực tại để đoạn trừ mọi quan niệm sai lầm và những tâm hành phiền não. In Tibetan, the word “meditation” comes from the same verbal root as “to habituate” or “to familiarize.” Thus, in meditation we endeavor to habituate ourselves to valuable ways of viewing the world. We also seek to familiarize ourselves with an accurate view of reality, so that we can eliminate all wrong conceptions and disturbing attitudes.
Thiền không phải là xua đuổi mọi tư tưởng ra khỏi đầu óc và an trú trong trạng thái trống rỗng. Một đầu óc trống rỗng chẳng có gì đáng nói cả. Những tư tưởng được định hướng khéo léo có thể hữu ích cho ta, nhất là trong những giai đoạn tu tập thiền định ban đầu. Cuối cùng rồi thì chúng ta cũng cần phải vượt qua những giới hạn của các khái niệm. Nhưng điều đó không có nghĩa là rơi vào một trạng thái trống không vô cảm, mà chính là sự trực nhận thật sáng suốt về thực tại. Meditation isn’t merely chasing all thoughts out of our minds and abiding in a blank state. There’s nothing spectacular about a blank mind. Skillfully directed thoughts can help us, especially at the initial levels of meditation. Eventually we need to transcend the limitations of concepts. However, doing so doesn’t mean entering a lethargic blank state. It means clearly and directly perceiving reality.
Trước hết, chúng ta nhất thiết phải lắng nghe những hướng dẫn về phương pháp thiền định và các đề mục thiền quán. Thiền không chỉ là ngồi bắt tréo chân và nhắm mắt lại. Thiền là hướng tâm đến một đối tượng tích cực và nuôi dưỡng những khuynh hướng lợi lạc. Chúng ta cần phải lắng nghe những chỉ dẫn từ một vị thầy có kinh nghiệm để biết cách thực hành sao cho thích hợp. First, we must listen to instructions on how to meditate and what to meditate on. Meditation isn’t just sitting with crossed legs and dosed eyes. It’s directing our minds to a positive object and cultivating beneficial attitudes. We need to listen to instructions from an experienced teacher in order to know how to do this properly.
Tiếp đến, chúng ta suy ngẫm về những chỉ dẫn đó: ta nhất thiết phải hiểu được một đề mục trước khi có thể tự mình quen thuộc với nó. Sự suy ngẫm này có thể được thực hiện qua thảo luận với các bạn đồng tu và với các vị thầy. Hoặc ta cũng có thể ngồi thiền và tự mình suy ngẫm. Second, we think about the instructions: we must understand a subject before we can habituate ourselves to it. This reflection can be done by discussing the teachings with our Dharma friends and teachers. It can also be done alone, seated in meditation position.
Khi đã có được một phần hiểu biết về đề mục quán chiếu, ta hợp nhất hợp nhất đề mục ấy với tâm thức mình thông qua thiền định. Nhờ rèn luyện tâm thức trở nên quen thuộc với những khuynh hướng và quan điểm nhất định nào đó - chẳng hạn như tâm từ vô phân biệt hay trí tuệ nhận thức thực tại - nên những phẩm tính đó dần dần trở thành những khuynh hướng tự nhiên trong ta. When we have some intellectual understanding of the subject, then we integrate it into our minds through meditation. Through familiarizing our minds with certain attitudes and views - such as impartial love or the wisdom realizing reality they gradually become spontaneous in us.
Tư thế ngồi thiền truyền thống là hai chân bắt tréo nhau trên một bồ đoàn, phần mông hơi cao hơn chân một chút. Hai vai ngang bằng, lưng giữ thẳng, như thể ta đang được một lực kéo thẳng lên từ đỉnh đầu. Hai bàn tay được đặt vào trong lòng, ngay bên dưới rốn. Bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, hai ngón tay cái chạm vào nhau. Hai cánh tay không ép sát vào thân mình, cũng không tách xa ra, chỉ để thật tự nhiên thoải mái. Đầu hơi nghiêng về phía trước, miệng ngậm lại, lưỡi cong chạm lên vòm họng. There is a classic meditation position: we sit cross-legged on a cushion, with the backside higher than the legs. The shoulders are level and the back is straight, as if we were being pulled up from the crown of the head. The hands are placed in the lap, just below the navel. The right hand is on top of the left, with the thumbs touching. The arms are neither pressed against the body nor sticking out, but in a comfortable position. The head is slightly inclined, the mouth closed, with the tongue against the upper palate.
Mắt hơi mở hé để tránh rơi vào hôn trầm, nhưng không nhìn gì cả. Nói đúng hơn là hơi nhìn xuống, nhẹ nhàng tập trung vào chóp mũi hay [một điểm dưới] mặt đất phía trước mặt. Thiền được thực hành với toàn bộ tâm thức chứ không chỉ riêng nhãn thức. Ta không nên cố gắng để “nhìn thấy” bất cứ điều gì bằng mắt trong khi thiền tập. The eyes are slightly open in order to prevent drowsiness, but they aren’t looking at anything. Rather, they’re gazing downward, loosely focused at the tip of the nose or on the ground in front. Meditation is done entirely with the mental consciousness, not with the visual consciousness. We shouldn’t try to “see” anything with our eyes during meditation.
Thiền tập vào buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc là rất tốt vì lúc đó tâm thức ta sáng suốt, tỉnh táo hơn. Nhờ việc định tâm vào những khuynh hướng hiền thiện trong thiền tập buổi sáng sớm nên suốt trong ngày ta sẽ có được sự tỉnh giác và điềm tỉnh hơn. Thiền tập vào buổi tối cũng giúp ta làm an định tâm thức và “chuyển hóa” được những gì xảy ra trong ngày trước khi đi vào giấc ngủ. It’s good to meditate in the morning before beginning the day’s activities as the mind is fresher then. By focusing on beneficial attitudes in our morning meditation, we’ll be more alert and calmer during the day. Meditation in the evening also helps to settle the mind, and “digest” what happened during the day before going to sleep.
Ban đầu, mỗi lần thiền tập không nên kéo dài quá lâu. Nên chọn thời gian phù hợp với khả năng và thời biểu của bạn. Điều quan trọng là phải thực hành đều đặn, vì sự lặp lại đều đặn rất cần thiết để tự mình trở nên quen thuộc dần với những khuynh hướng tốt đẹp. Thiền tập mười lăm phút [đều đặn] mỗi ngày sẽ lợi lạc hơn so với việc thiền tập ba tiếng đồng hồ trong một ngày rồi mê ngủ suốt những ngày còn lại trong tuần. Meditation sessions shouldn’t be too long at first. Choose a time that’s reasonable for your capacity and your schedule. It’s important to be regular in meditation practice because regular repetition is necessary to familiarize ourselves with beneficial attitudes. Meditating fifteen minutes every day is more beneficial than meditating three hours one day and then sleeping in the rest of the week.
Vì động cơ hành động của ta sẽ quyết định hành động của ta có mang lại lợi lạc hay không, nên việc phát khởi một động cơ hiền thiện trước khi thiền tập là cực kỳ quan trọng. Nếu ta khởi đầu mỗi buổi thiền tập với một động cơ mạnh mẽ, việc định tâm sẽ dễ dàng hơn. Do vậy, trước khi nhiếp tâm vào đề mục thiền quán, ta nên dành ít phút để nghĩ đến những ích lợi của thiền tập cho bản thân ta và người khác. Because our motivation determines whether what we do is beneficial or not, it’s extremely important to cultivate a good motivation before meditating. If we begin each meditation session with a strong motivation, it’ll be easier to concentrate. Thus, for a few minutes prior to putting our attention on the object of meditation, we should think of the benefits of meditation for ourselves and others.
Những tâm nguyện vị tha như thế này là rất hữu ích: “Sẽ tuyệt vời biết bao nếu tất cả chúng sinh đều được an vui hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau! Tôi mong muốn thực hiện điều này bằng cách chỉ bày cho người khác con đường tiến đến giác ngộ. Nhưng khi tâm thức tôi vẫn còn mê tối, tôi không thể tự cứu chính mình, nói gì đến người khác. Vì thế, tôi muốn hoàn thiện bản thân - đoạn trừ mọi chướng ngại và phát triển những tiềm năng tốt đẹp của mình - để có thể phụng sự tốt hơn cho hết thảy chúng sinh. Với tâm nguyện như thế, tôi sẽ thực hành buổi thiền tập này để tiến thêm một bước nữa trên con đường tu tập.” It’s very worthwhile to generate the altruistic intention thus: “How wonderful it would be if all beings had happiness and were free of all difficulties! I would like to make this possible by showing others the path to enlightenment. But, as long as my own mind is unclear, I can’t help myself let alone others. Therefore, I want to improve myself-to eliminate my obscurations and develop my potentials - so that I can be of better act service to all others. For this reason, I’m going to do this meditation session, which will be one step more along the path.”
Nhưng trong đạo Phật giáo có nhiều pháp thiền. Về cơ bản có thể chia thành hai nhóm: một nhóm nhằm đạt đến samatha (chỉ) hay sự an định, và một loại có công năng làm tăng trưởng vipassana (quán) hay tuệ giác. But within Buddhism, there are many meditations. Basically, they’re divided into two categories: those to gain samatha or can calm abiding, and those to develop vipassana or special insight.
Trong kinh Hiển bày Thánh ý, đức Phật nhấn mạnh về hai loại thiền này: The Buddha said in the sutra Revealing the Thought of Buddha:
“Các ông nên biết rằng, cho dù ta đã dạy nhiều khía cạnh khác nhau của các trạng thái thiền Thanh văn (những vị đang tu tiến đến quả vị A la-hán), Bồ Tát và Như Lai (chư Phật), nhưng tất cả những khía cạnh đó đều bao hàm trong hai pháp tu tập về định (thiền chỉ) và tuệ (thiền quán). You should know that although I have taught many different aspects of the meditative states of hearers (those on the path to arhatship), bodhisattvas and tathagatas (Buddhas), these can all be included in the mist two practices of calm abiding and special insight.
Định Calm abiding
Định là khả năng chú tâm vào một đối tượng thiền quán với sự sáng suốt và ổn định trong khoảng thời gian kéo dài tùy theo ý muốn. Với trạng thái định, tâm chúng ta trở nên cực kỳ nhu nhuyến, giúp ta có thể tùy ý hướng tâm vào bất kỳ chủ đề hiền thiện nào mà ta muốn. Mặc dù chỉ riêng việc định tâm không thể đoạn trừ được gốc rễ của phiền não, nhưng nó làm cho sức mạnh của phiền não suy yếu đi rất nhiều. Những [tâm niệm] thô của sân hận, tham lam và ghen tỵ không còn sinh khởi và nhờ đó nên ta cảm thấy hòa hợp hơn với môi trường quanh ta. Calm abiding is the ability to hold our minds on the object of meditation with clarity and stability for as long as we wish. With calm abiding, our minds become extremely flexible, giving us the liberty to focus on whatever virtuous object we wish. Although calm abiding alone can’t cut the root of the disturbing attitudes, it drastically reduces their power. Gross anger, attachment and jealousy don’t arise and consequently one feels more in harmony with the world.
Để tâm có thể an trú trong trạng thái định, chúng ta nhất thiết phải buông bỏ mọi buồn phiền, dự tưởng, lo âu và xao nhãng. Vì thế, để phát triển trạng thái định, ta thực hành thiền chỉ, nhằm rèn luyện tâm thức tập trung vào đề mục thiền tập. For the mind to abide in a calm state, we must free it from all worries, preconceptions, anxieties, and distractions. Thus, for the development of calm abiding, we do stabilizing meditation in which we train our minds to concentrate on the object of meditation.
Đức Phật có dạy về rất nhiều đề mục để ta có thể chú tâm vào nhằm phát triển sự nhất tâm. Trong các đề mục này bao gồm pháp quán niệm tâm từ để đối trị sân hận và quán bất tịnh để đối trị tham luyến. Ta cũng có thể quán niệm về bản chất trong sáng và tỉnh giác của tâm. Hình tượng đức Phật cũng có thể là một đề mục cho thiền định, trong đó chúng ta hình dung đức Phật bằng thị kiến trong tâm thức và duy trì sự chú tâm vào đó. Một trong những đề mục chính thường được dùng để phát triển sự định tâm là hơi thở. The Buddha gave a variety of objects upon which we can focus to develop single-pointed concentration. These include meditating on love as the antidote to anger and on ugliness as the antidote to attachment. We could also meditate on the clear and aware nature of the mind. The image of the Buddha could be our meditation object, in which case we visualize the Buddha in our minds’ eye and hold our concentration on this. One of the principal objects used to develop calm abiding is the breath.
Để quán niệm hơi thở, chúng ta ngồi trong tư thế thật thoải mái và hít thở tự nhiên. Đừng thở sâu hay thúc ép hơi thở theo bất kỳ cách nào. Hãy thở như bình thường, chỉ có điều là giờ đây ta theo dõi và cảm nhận trọn vẹn hơi thở. Chú tâm vào chóp mũi và theo dõi sự cảm nhận hơi thở khi ta hít vào, thở ra. To meditate on the breath, sit comfortably and breathe normally. Don’t do deep breathing or force the breath in any way. Breathe as usual, only now observe and experience the breath fully. Focusing the attention at the tip of the nose, observe the sensation of the breath as you inhale and exhale.
Hầu hết chúng ta đều ngạc nhiên và thậm chí là sợ hãi khi mới bắt đầu tập thiền. Dường như tâm thức ta tương tự một đường phố náo nhiệt ở trung tâm New York - có quá nhiều sự huyên náo, quá nhiều tư tưởng, quá nhiều sự thúc ép, lôi kéo. Không phải thiền làm cho tâm ta trở nên hỗn loạn như thế. Thực ra, tâm thức ta vốn đã luôn vọng động, nhưng vì sự tỉnh giác nội quán của ta yếu ớt nên không nhận biết được. Tuy nhiên, sự hỗn loạn trong nội tâm này không phải là một tình trạng tuyệt vọng. Thông qua sự thực hành [thiền tập] đều đặn, tâm ta sẽ có khả năng tập trung tốt hơn và sự hỗn loạn sẽ suy giảm. Most of us are surprised and even alarmed when we start to meditate. It seems as if our minds resemble a street in downtown New York - there is so much noise, so many thoughts, so much push and pull. Meditation isn’t causing our minds to be this cluttered. Actually, our minds are already racing around, but because our introspective awareness is weak, we aren’t aware of it. This internal chatter isn’t a hopeless situation, however. Through regular practice, our minds will be able to concentrate better and the distractions will diminish.
Hôn trầm và trạo cử là hai chướng ngại chính của sự phát triển định lực. Hôn trầm xảy ra khi tâm thức thiếu sự sinh động, và nếu không đối trị hôn trầm, ta có thể sẽ rơi vào giấc ngủ. Khi tâm thức trở nên uể oải, lờ đờ, chúng ta cần áp dụng những pháp đối trị thích hợp để khơi dậy sự tỉnh giác. Ta có thể tạm thời ngưng việc quán niệm hơi thở để chuyển sang một đề mục nào đó có thể giúp tâm hưng phấn hơn, chẳng hạn như việc ta có được thân người hoàn hảo hiện nay, hay về khả năng thành Phật của mình. Quán tưởng căn phòng tràn ngập ánh sáng hay ánh sáng tràn ngập vào bên trong thân thể cũng là những đề mục hữu ích. Những pháp quán tưởng như vậy sẽ giúp tâm trở nên sinh động và xua tan trạng thái hôn trầm. Khi ấy, ta sẽ quay lại với việc quán niệm hơi thở. Laxity and agitation are the two principal hindrances to developing concentration. Laxity occurs when the mind is dull, and if it’s not counteracted we can fall asleep. When the mind is sluggish, we should apply the proper antidotes to uplift it. We can temporarily stop focusing on the breath as the object of meditation and think about something that will raise our spirits, such as our perfect human rebirth or our potential to become a Buddha. It’s also helpful to visualize clear light filling the room or bright light flooding into the body. This will enliven the mind and dispel the laxity. Then return to meditating on the breath.
Đối với những ai cảm thấy buồn ngủ khi thiền tập, nên rửa mặt bằng nước lạnh trước khi ngồi thiền. Trong khoảng nghỉ giữa hai thời thiền tập, việc phóng tầm mắt nhìn ra xa cũng giúp tâm trải rộng và sinh động hơn. For beginners who get sleepy when meditating, it’s helpful to splash cold water on the face before sitting down. Between meditation sessions, looking long distances helps expand and invigorate the mind.
Trạo cử là một chướng ngại lớn khác nữa trong việc phát triển sự định tâm. Trạo cử xuất hiện khi tâm ta bị lôi cuốn theo những gì ta bám chấp. Chẳng hạn, ta chú tâm vào hơi thở được khoảng ba mươi giây, và rồi ta chẳng biết vì sao lại chuyển sang suy tưởng về thức ăn. Và rồi ta nghĩ đến những người ta thương yêu, sau đó là nghĩ đến nơi mình sẽ đi chơi vào cuối tuần. Những trường hợp như thế là trạo cử. Agitation is the other chief obstacle to developing calm abiding. It occurs when the mind is attracted towards something we’re attached to. For example, we focus on the breath for thirty seconds, and then, unbeknownst to us, our concentration strays to food. Then we think about our loved ones, and after that where we’ll go on the weekend. These are all instances of agitation.
Trạo cử khác với sự xao nhãng, phóng tâm. Trạo cử là hướng tâm vào những đối tượng ta tham luyến, trong khi phóng tâm là chú ý đến cả những điều khác nữa. Chẳng hạn, ta nghĩ đến những lời xúc phạm của ai đó cách đây 5 năm, đó là một trường hợp phóng tâm. Cũng vậy, khi ta nghĩ lan man đến những phẩm tính hiền thiện của đức Phật trong khi đang quán niệm hơi thở thì đó cũng là phóng tâm. Agitation is different from distraction. The former is directed towards attractive objects that we’re attached to, while the latter takes our attention to other things as well. For example, thinking about the insulting words someone snarled at us five years ago is an example of distraction. So is straying to thoughts of the Buddha’s good qualities when we’re supposed to be concentrating on the breath.
Trạo cử hàm nghĩa là tâm thức quá phấn khích, hứng khởi. Vì vậy, pháp đối trị với nó là nghĩ về điều gì đó ảm đạm, buồn thảm. Ta có thể tạm thời quán chiếu về sự vô thường, về những khía cạnh bất tịnh của bất kỳ điều gì mà ta đang tham luyến, hoặc về những khổ đau trong vòng luân hồi. Sau khi đã làm cho tâm trở nên nghiêm túc hơn, chúng ta quay lại với việc quán chiếu hơi thở. Agitation indicates that the mind is too high and excited. Thus, the antidote is to think about something somber. We can temporarily reflect on impermanence, the ugly aspects of whatever we’re attached to or the suffering of cyclic existence. Having made our minds more serious, we then return to meditating on the breath.
Chánh niệm và sự tỉnh giác nội quán là hai yếu tố tâm thức giúp ta ngăn ngừa và đối trị với sự phóng tâm, hôn trầm và trạo cử. Với chánh niệm, chúng ta luôn nhớ đến đối tượng thiền tập là hơi thở. Sự nghĩ nhớ hay chánh niệm về hơi thở của ta quá mạnh mẽ đến nỗi các vọng niệm không thể xâm nhập. Mindfulness and introspective alertness are two mental factors enabling us to prevent and counteract distraction, laxity then and agitation. With mindfulness, we remember the object of meditation: the breath. Our memory or mindfulness of the breath is so strong that other distracting thoughts can’t enter.
Muốn chắc chắn rằng tâm thức không rơi vào sự phóng tâm, hôn trầm hay trạo cử, ta phải dùng đến sự tỉnh giác nội quán để xác định xem liệu tâm thức ta có đang duy trì sự tập trung vào đối tượng thiền định hay không. Sự tỉnh giác nội quán giống như một chàng do thám - cứ thỉnh thoảng xuất hiện và lặng lẽ theo dõi xem ta có tiếp tục chú tâm vào hơi thở hay đã tản mạn sang nơi khác. Sự tỉnh giác nội quán cũng cảnh báo ta khi sự chú tâm bị buông lỏng và không chú tâm một cách sáng suốt vào hơi thở. To ensure that we haven’t become distracted, lax or agitated, introspective alertness is used to check whether or not we’re still focused on the object of meditation. Introspective alertness is like a spy - it occasionally arises and quietly observes whether our mindfulness is still on the breath or whether it has strayed elsewhere. Introspective alertness also notices if our concentration is lax and not clearly focused on the breath.
Nếu sự tỉnh giác nội quán nhận thấy tâm ta vẫn duy trì định tâm, ta sẽ tiếp tục công phu. Nếu phát hiện có sự phóng tâm, hôn trầm hay trạo cử, ta sẽ khôi phục lại chánh niệm và hướng tâm trở về với đối tượng thiền định. Hoặc ta áp dụng các phương pháp đối trị với hôn trầm và trạo cử như được trình bày ở trên. If introspective alertness finds that we’re still concentrating, we continue doing so. If it discovers we’re distracted, lax or agitated, we then renew our mindfulness, bringing the mind back to the object of meditation. Or, we apply the antidotes to laxity and agitation described above.
Nhẫn nhục là một phẩm tính thiết yếu khác để phát triển sự an định. Chúng ta phải chấp nhận bản thân mình như vốn có, cũng như phải có sự tự tin và nhiệt thành muốn làm cho tâm thức an bình hơn. Nếu ta tự thúc ép mình và mong đợi những kết quả ngay tức khắc thì khuynh hướng đó tự nó sẽ cản trở ta. Ngược lại, nếu ta lười nhác giải đãi thì sẽ không có sự tiến bộ. Chúng ta cần phải phát triển sự nỗ lực không căng thẳng. Patience is another necessary quality for the development of calm abiding. We need to accept ourselves the way we are, and to have the confidence and enthusiasm to make our minds more peaceful. If we push ourselves and expect to receive immediate results, that attitude itself hinders us. On the other hand, if we’re lazy, no progress is made. We need to cultivate relaxed effort.
Phát triển định lực là một tiến trình tuần tự cần có thời gian. Chúng ta không nên mong đợi có thể đạt đến sự nhất tâm qua vài ba lần thiền tập. Tuy nhiên, nếu ta có được sự hướng dẫn thiền tập đúng đắn và tu tập dưới sự dẫn dắt của một vị thầy, và nếu chúng ta kiên trì với sự vui thích và không mong đợi kết quả, cuối cùng ta sẽ đạt đến sự an định. Developing calm abiding is a gradual process that takes time. We shouldn’t expect to meditate a few times and have single-pointed concentration. However, if we receive proper meditation instructions and follow them under the guidance of a teacher, and if we persist with joy and without expectation, we’ll attain calm abiding.
Tuệ giác Special insight
Tuệ giác là nhận thức đúng thật về đối tượng thiền quán kết hợp với sự nhất tâm của tâm an định. Để tu tập tuệ giác, ta cần phải phát triển khả năng phân tích đối tượng thiền quán. Thiền chỉ nhấn mạnh sự phát triển tâm an định, trong khi thiền quán là phương tiện để đạt được tuệ giác. Tuy nhiên, thiền quán cũng có thể được vận dụng để phát triển tâm an định và thiền chỉ có thể giúp ta đạt được tuệ giác. Trên thực tế, tuệ giác là sự kết hợp giữa thiền quán và tâm an định. Special insight is the correct discernment of the object of meditation coupled with the single-pointed concentration of calm abiding. To train in it, we need to develop the ability to analyze the meditation object. While stabilizing meditation is emphasized in the development of calm abiding, analytical meditation is instrumental to gain special insight. However, analytical meditation may also be used in the development of calm abiding, and stabilizing meditation contributes to special insight. In fact, special insight is a combination of analytical meditation and calm abiding.
Thiền quán chiếu hay nhận thức không có nghĩa là ta liên tục tư duy khái niệm, để rồi lạc lối trong một tâm thức hỗn loạn. Thay vì vậy, nhờ nhận hiểu rõ về đối tượng thiền định, ta sẽ có khả năng trải nghiệm đối tượng ấy một cách trọn vẹn. Trong thiền quán, ta không cần thiết phải sử dụng tư duy biện luận. Ta có thể dùng đến niệm tưởng tinh tế hơn để nhận thức đúng về đối tượng. Sau đó, ta chú tâm vào những gì đã nhận thức được để làm cho nhận thức ấy vững chãi hơn và hòa nhập vào tâm ta. Cuối cùng, tri thức khái niệm của ta sẽ chuyển thành sự thể nghiệm trực tiếp, hay trực giác. Vì vậy, kết quả cuối cùng của thiền quán là sự thể nghiệm vượt ngoài khái niệm. Trong kinh Ca-diếp thỉnh vấn, đức Phật dạy: Analytical or discerning meditation doesn’t mean that we’re constantly conceptualizing, thus getting lost in mental chatter. Rather, by understanding the object of meditation well, we’ll be able to experience it fully. We aren’t necessarily involved in discursive thought during analytical meditation. We may use more subtle thought to help us correctly discern the object. Then we concentrate on what we’ve discerned to make it firm and to integrate it with our minds. Eventually, our conceptual understanding will turn into direct experience. Thus the end product of analysis is non-conceptual experience. In The Sutra Requested by Kasyapa, the Buddha said:
“Này Ca-diếp! Cũng giống như lửa phát sinh từ hai miếng gỗ cọ xát nhau, tuệ quán sinh khởi từ trạng thái tư duy khái niệm. Và cũng giống như lửa cháy bùng lên thiêu rụi hai miếng gỗ đó, tuệ quán tăng tưởng sẽ quét sạch mọi tư duy khái niệm.” O Kasyapa, just as fire arises when two pieces of wood are rubbed against each other, so analytical wisdom arises from the conceptual state. And just as the fire increases and burns away all the wood, analytical wisdom increases and burns away all conceptual states.
Có hai loại thiền quán căn bản. Một loại nhằm chuyển hóa khuynh hướng của chúng ta. Chẳng hạn, khi thiền quán về tâm từ, ta sẽ chuyển hóa khuynh hướng sân hận hay vô cảm của mình thành tình thương yêu chân thật. Với loại thiền quán thứ hai, ta quán chiếu đề mục thiền quán để thấu hiểu và cảm nhận. Thiền quán về vô thường và tánh không là những ví dụ. There are two basic types of analytical meditation. In one we aim to transform our attitude. For example, when meditating on love, we change our attitude from anger or apathy into genuine affection. In the second, we analyze the meditation object in order to understand and perceive it. The meditations on impermanence and emptiness are examples.
Trong loại thiền quán thứ nhất, ta nhắm đến chuyển hóa khuynh hướng [tâm thức]. Khi thiền quán về tâm từ thì đối tượng quán chiếu là mọi chúng sinh. Ta suy xét đến lòng tốt của họ đối với ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi tự mình thể nhập vào ý nghĩa sâu xa của sự thật là tất cả mọi người đều mong muốn hạnh phúc và né tránh khổ đau, và sự khát khao này của họ cũng mãnh liệt không khác gì chính bản thân ta. Từ đó ta suy nghĩ: sẽ tốt đẹp biết bao nếu tất cả mọi người đều thực sự đạt được hạnh phúc! In the first type of discerning meditation, we seek to transform our attitude. When meditating on love, the object of meditation is other beings. We consider their kindness towards us in the past, present and future. Letting ourselves absorb the profound implication of the fact that all others want to have happiness and avoid suffering as intensely as we do, we then reflect on how wonderful it would be if they could truly have happiness.
Khi những tư tưởng này trở nên mạnh mẽ, tâm thức ta tràn ngập tình thương yêu sâu sắc và bình đẳng đối với tất cả mọi chúng sinh. Một cảm xúc mạnh mẽ khởi sinh trong ta - tâm nguyện ước mong cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc. Sau khi thực hành thiền quán để phát triển được tình thương yêu rồi, ta tiếp tục duy trì kinh nghiệm thương yêu sâu sắc này bằng cách thực hành thiền chỉ. Một số người có thể tiếp tục thiền quán về tâm từ và phát triển định lực trên đó. When these thoughts become strong our minds are filled with deep and impartial love for all others. A powerful feeling - the wish for others to have happiness - arises inside us. Having developed a loving attitude by using analysis, we then maintain this deep experience of love using stabilizing meditation. Some people may continue to meditate on love and develop calm abiding on it.
Trong pháp thiền về vô thường, sự quán chiếu giúp chúng ta nhận hiểu được tính chất tạm bợ của thế giới quanh ta. Chúng ta có thể chọn đối tượng nào đó mà ta ưa thích, như âm nhạc chẳng hạn, rồi suy ngẫm về tính chất thay đổi của nó. Một giai điệu gồm có phần mở đầu, khoảng giữa và đoạn kết thúc. Giai điệu ấy không tồn tại mãi mãi. Ngay cả trong lúc đang tồn tại, giai điệu ấy cũng liên tục biến đổi. Mỗi nốt nhạc chỉ tồn tại trong một phần chia nhỏ của giây, và ngay cả trong thời gian ngắn ngủi đó, nó cũng thay đổi. In the meditation on impermanence, analysis helps us to understand the transitory nature of our world. We can take something we’re attached to - music, for example - and contemplate its quality of change. A melody has a beginning, middle and end. It doesn’t continue forever. Even while it lasts, it’s continuously changing. Each sound lasts a split second, and even in that short moment, it too changes.
Khi quán chiếu sâu sắc về vô thường, ta sẽ hiểu được rằng vũ trụ quanh ta luôn chuyển động. Dù nó có vẻ như kiên cố và vững chắc đối với sự nhận biết [qua giác quan] thông thường của chúng ta, nhưng thực ra nó rất giả tạm. Hiểu được điều này giúp ta tránh được sự tham luyến cùng với những khổ đau và nhận thức mê lầm luôn đi kèm theo nó. Thấu hiểu về vô thường, ta sẽ nhận thức đúng giá trị của mọi sự vật và trải nghiệm trọn vẹn khi chúng còn đang tồn tại. Khi chúng mất đi, ta sẽ không than tiếc. Điều này sẽ tự nhiên làm lắng dịu đi sự khuấy động của tâm thức trong đời sống hằng ngày. When we consider impermanence deeply, we’ll understand that our universe is always in motion. Although it appears firm and stable to our ordinary perception, in fact it’s transient. Understanding this helps us avoid attachment and the pain and confusion which accompany it. Recognizing impermanence, we’ll be able to appreciate things and experience them fully while they last. When they disappear, we won’t mourn them. This automatically soothes mental turmoil in daily life.
Khi thiền định về tánh Không, chúng ta phân tích bản chất rốt ráo của con người và hiện tượng giới. Như đã trình bày ở chương nói về tuệ giác, chúng ta sẽ khảo sát xem những giả định thông thường của ta về cách thức tồn tại của con người và hiện tượng giới có đúng thật hay không. Khi phân tích thật kỹ lưỡng, ta sẽ nhận ra rằng vạn pháp hoàn toàn không có những phóng tưởng sai lầm về sự tồn tại theo tự tính sẵn có. Vào lúc này, ta nhận thức được đúng thật về tánh Không. When meditating on emptiness, we analyze the ultimate nature of people and phenomena. As described in the chapter on wisdom, we investigate whether our ordinary assumptions about how people and phenomena exist are correct. When we analyze carefully, we find that they are empty of all false projections of inherent existence. At this point, we’ve correctly discerned emptiness.
Để đạt được tuệ giác về tánh Không, ta kết hợp sự hiểu biết đúng thật về tánh Không với tâm an định. Điều này cho phép tâm thức ta duy trì sự chú tâm vào tánh Không trong một thời gian lâu dài. Nhờ chú tâm vào thực tại theo cách này, tâm thức ta tịnh hóa được những chướng ngại. To attain special insight on emptiness, we conjoin our correct understanding of emptiness with calm abiding. This allows our minds to remain focused on emptiness for a long time. By concentrating on reality in this way, our minds are purified of obscurations.
Tất cả chủ đề được đề cập trong sách này đều là đề mục để thiền tập. Chúng ta có thể thiền quán về tái sanh và nhân quả để hiểu được cách thức vận hành của chúng. Quán chiếu về lòng tốt của người khác và những tác hại của tâm ích kỷ, ta sẽ phát khởi lòng từ và tâm nguyện tự nhiên muốn làm lợi lạc cho hết thảy chúng sinh. Tóm lại, những gì đức Phật đã dạy đều là chất liệu để nuôi dưỡng thiền tập. All of the topics discussed in this book are topics for meditation. We can do analytical meditation on rebirth and cause and effect to understand how they function. Contemplating the kindness of others and the disadvantages of selfishness, we’ll generate love and the spontaneous wish to benefit others. In short, everything the Buddha taught is food for meditation.
Cả hai loại thiền chỉ và thiền quán đều rất quan trọng. Nếu ta chỉ có khả năng định tâm mà không thể quán chiếu phân tích đúng thật về các đối tượng thiền định như là tánh Không, thì ta không đủ khả năng dứt trừ tận gốc rễ của vô minh. Mặt khác, nếu chúng ta nhận hiểu đúng về tánh Không nhưng không có khả năng duy trì sự chú tâm vào đó, thì sự hiểu biết của ta không có được một tác động sâu xa vào tâm thức và sự vô minh của ta sẽ không bị dứt trừ hoàn toàn. Khi ta kết hợp cả tâm an định và tuệ giác quán chiếu, ta sẽ vững bước chắc chắn trên con đường hướng đến giải thoát. Both calm abiding and analytical meditation are important. If we just have the ability to concentrate, but we can’t correctly analyze meditation objects such as emptiness, then we lack the ability to cut the root of ignorance. On the other hand, if we correctly understand emptiness but are unable to maintain our concentration on it, then our understanding won’t have a deep impact on our minds and our ignorance won’t be totally abolished. When we’ve conjoined calm abiding and special insight, then we’re firmly on the path to freedom.


Nội dung phần 6. Thiền định (song ngữ Anh-Việt) trong sách Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.