Rộng mở tâm hồn || An Open Heart (Đạt lai Lạt ma)
Chương 12: Chín giai đoạn thiền định Chapter 12: The nine stages of calm abiding meditation
Cho dù đối tượng thiền quán của bạn là gì, là bản chất của tâm thức bạn hay hình tượng đức Phật, bạn cũng sẽ trải qua chín giai đoạn của sự phát triển tâm an định. Whatever your object of meditation, whether it be the nature of your mind or the image of the Buddha, you go through nine stages in the development of calm abiding.
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN THE FIRST STAGE
Giai đoạn đầu tiên là việc hướng tâm vào đối tượng của sự tập trung. Giai đoạn này gọi là hướng tâm. Trong giai đoạn này, bạn rất khó duy trì sự tập trung lâu hơn một giây phút ngắn ngủi và cảm thấy nhự sự xao lãng tinh thần đã gia tăng. Bạn thường bị lôi cuốn ra khỏi đối tượng thiền quán, đôi khi hoàn toàn quên bẵng đi. Thời gian thiền quán của bạn bị cuốn theo những tư tưởng khác nhiều hơn và bạn phải nỗ lực rất lớn để hướng tâm quay về với đối tượng thiền quán. The first stage involves placing the mind on its object of concentration. This stage is called placement. At this stage you have difficulty remaining concentrated for more than a brief moment and feel that your mental distractions have increased. You often drift away from the object, sometimes forgetting it completely. You spend more time on other thoughts and have to devote great effort to bringing your mind back to the object.
GIAI ĐOẠN THỨ HAI THE SECOND STAGE
Khi có thể kéo dài thời gian duy trì sự chú tâm vào đối tượng đã chọn đến khoảng vài ba phút, bạn đạt đến giai đoạn thứ hai. Giai đoạn này gọi là tương tục hướng tâm. Khoảng thời gian bị xao lãng vẫn còn nhiều hơn so với thời gian định tâm, nhưng bạn thực sự kinh nghiệm được những giây phút ngắn ngủi của sự định tĩnh tinh thần. When you are able to increase the length of time that you remain focused on your chosen object to a few minutes, you have attained the second stage. This stage is called continual placement. Your periods of distraction are still greater than your periods of concentration, but you do experience fleeting moments of focused mental stillness.
GIAI ĐOẠN THỨ BA THE THIRD STAGE
Cuối cùng rồi bạn cũng đạt đến khả năng nhận biết ngay lập tức khi tâm thức bị xao lãng và tái lập sự chú tâm. Đây là giai đoạn tu tập thứ ba, gọi là trùng hướng tâm. Eventually you become able to immediately catch your mind as it becomes distracted and reestablish its focus. This is the third stage of practice, re-placement.
GIAI ĐOẠN THỨ TƯ THE FOURTH STAGE
Vào giai đoạn thứ tư, gọi là kiên định hướng tâm, bạn đã phát triển chánh niệm đến mức độ không còn để mất sự chú tâm vào đối tượng. Tuy nhiên, đây chính là lúc bạn rất dễ rơi vào sự hôn trầm hay phấn khích mạnh mẽ. Phương pháp chủ yếu để đối trị là sự nhận biết bạn đang trải qua những tâm thái đó. Khi bạn đủ khả năng để áp dụng phương pháp đối trị với những biểu hiện rõ ràng hơn của sự hôn trầm hay phấn khích, những dạng thức vi tế hơn của sự hôn trầm sẽ có nguy cơ khởi sinh. By the fourth stage, called close placement, you have developed mindfulness to the extent that you do not lose focus of your object of concentration. However, this is when you become vulnerable to intervals of intense laxity and excitement. The main antidote is the awareness that you are experiencing them. As you are able to apply antidotes to the more obvious manifestations of laxity and excitement, there is the danger of subtler forms of laxity arising.
GIAI ĐOẠN THỨ NĂM THE FIFTH STAGE
Giai đoạn thứ năm là rèn luyện. Trong giai đoạn này, sự quán xét nội tâm được vận dụng để nhận dạng sự hôn trầm vi tế và áp dụng phương pháp đối trị. Xin nhắc lại, phương pháp đối trị chính là sự nhận biết của bạn về dạng hôn trầm vi tế này. The fifth stage is disciplining. In this stage introspection is used to identify subtle laxity and to apply its antidote. Again, the antidote is your awareness of this subtle laxity.
GIAI ĐOẠN THỨ SÁU THE SIXTH STAGE
Trong giai đoạn thứ sáu, giai đoạn bình tâm, sự hôn trầm vi tế không còn sinh khởi nữa. Vì vậy, điểm trọng yếu vào lúc này là vận dụng phương pháp đối trị với sự phấn khích vi tế. Năng lực nội quán của bạn nhất thiết phải mạnh mẽ hơn, vì chướng ngại này vi tế hơn. By the sixth stage, pacification, subtle laxity no longer arises. Emphasis is thus placed on applying the antidote to subtle excitement. Your introspection must be more powerful, as the obstacle is more subtle.
GIAI ĐOẠN THỨ BẢY THE SEVENTH STAGE
Khi bạn đã có thể ngăn không cho những dạng thức vi tế của sự hôn trầm và phấn khích sinh khởi nhờ vào những nỗ lực liên tục và phối hợp [nhiều phương pháp], thì tâm thức bạn không còn cần thiết phải được phòng hộ quá nghiêm ngặt nữa. Bạn đã đạt đến giai đoạn thứ bảy, gọi là hoàn toàn bình tâm. When, through continual and concerted effort, you have managed to keep subtle forms of laxity and excitement from arising, your mind does not need to be overly vigilant. The seventh stage, thorough pacification, has been attained.
GIAI ĐOẠN THỨ TÁM THE EIGHTH STAGE
Khi bạn có thể hướng tâm vào đối tượng ngay sau một nỗ lực ban đầu và có thể duy trì sự chú tâm mà không trải qua bất kì sự hôn trầm hay phấn khích nào dù là nhỏ nhất, bạn đã đạt đến giai đoạn thứ tám. Ta gọi đây là sự nhất tâm. When, with some initial exertion, you can place your mind on its object and are able to remain focused without the slightest experience of laxity or excitement, you have attained the eighth stage. We call this single-pointed.
GIAI ĐOẠN THỨ CHÍN THE NINTH STAGE
Giai đoạn thứ chín, hướng tâm an định, đạt đến khi bạn duy trì được sự chú tâm vào đối tượng mà không cần phải nỗ lực, và có thể kéo dài thời gian [định tâm] tùy ý. Sự an định thật sự sẽ đạt được sau khi đến giai đoạn thứ chín, nhờ quán chiếu liên tục với sự nhất tâm, cho đến khi bạn trải nghiệm một sự nhu nhuyễn hỷ lạc của cả thân và tâm. The ninth stage, balanced placement, is attained when your mind remains placed on its object effortlessly, for as long as you wish. True calm abiding is achieved after attaining the ninth stage, by continuing to meditate with single-pointed concentration until you experience a blissful pliancy of body and mind.
*** ***
Điều quan trọng là phải duy trì một sự cân bằng khéo léo trong sự tu tập hằng ngày, giữa sự vận dụng pháp thiền hướng đến nhất tâm (thiền chỉ) và pháp thiền quán xét (thiền quán). Nếu bạn chú ý quá nhiều vào việc hoàn thiện pháp thiền chỉ, khả năng quán xét của bạn có thể bị giảm đi. Ngược lại, nếu bạn quá quan tâm đến pháp thiền quán, bạn có thể giảm khả năng nuôi dưỡng sự an định để duy trì tập trung chú ý trong một khoảng thời gian dài. Bạn nhất thiết phải nỗ lực để tìm ra một sự cân bằng giữa việc áp dụng thiền chỉ và thiền quán. It is important to maintain a skillful balance in your daily practice between the application of single-pointed concentration and analysis. If you focus too much on perfecting your single-pointed concentration, your analytic ability may be undermined. On the other hand, if you are too concerned with analyzing, you may undermine your ability to cultivate steadiness, to remain focused for a prolonged period of time. You must work at finding an equilibrium between the application of calm abiding and analysis.



Nội dung phần Chương 12: Chín giai đoạn thiền định (song ngữ Anh-Việt) trong sách Rộng mở tâm hồnđược tải về từ website Rộng mở tâm hồn: http://rongmotamhon.net
Việc sử dụng nội dung này vào mục đích khai thác lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm đạo đức và pháp luật.
Chúng tôi khuyến khích việc phổ biến vì mục đích lợi tha. Xin vui lòng ghi rõ nguồn thông tin trích dẫn và không tùy tiện sửa chữa, thêm bớt vào nội dung hiện có.